Những điểm hạn chế

Một phần của tài liệu xác định cha mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học trong pháp luật việt nam (Trang 41)

Vn đề lưu tr tinh trùng, noãn, phôi

Nghịđịnh 12/2003/NĐ-CP không chỉ quy định việc cho, nhận tinh trùng, cho, nhận noãn mà còn quy định việc cho nhận phôi trong trường hợp phải có sựđồng ý của hai vợ

20

Khoản 5, Điều 4, Thông tư 07/2003/TT-BYT, Thông tư của Bộ Y tế hướng dẫn thi hành Nghịđịnh 12/2003/NĐ- CP

GVHD: Nguyn Th M Linh SVTH: T Th Minh Tuyên

chồng. Cùng với việc quy định về vấn đề cho, nhận tinh trùng, noãn, phôi là việc bảo

đảm lưu giữ và bảo quản tinh trùng, phôi. Khoản 2, Điều 17 Nghị định 12/2003/NĐ-CP quy định: “Tinh trùng, phôi được lưu giữ trong quá trình cặp vợ chồng vô sinh thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản” và khoản 2, Điều 18: “…Trong trường hợp người gửi tinh trùng bị chết, cơ sở lưu giữ tinh trùng phải huỷ số tinh trùng của người đó”. Về vấn đề này người viết cho rằng nếu trong quá trình cặp vợ chồng vô sinh đang thực hiện kỹ thuật hỗ

trợ sinh sản mà người chồng chết và tinh trùng của người chồng đang được lưu giữ thì có nên huỷ tinh trùng của họ không. Theo người viết thì không thể huỷ tinh trùng của người

đó nếu không có sự đồng ý của người vợ trong cặp vợ chồng vô sinh vì trước đó cả hai vợ chồng đã thể hiện sự tự nguyện mong muốn thực hiện việc sinh con theo phương pháp khoa học.

Tuy nhiên, vấn đề này có liên quan đến quy định: “con sinh ra trong vòng 300

ngày, kể từ ngày người chồng chết hoặc kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án xử cho hai vợ chồng ly hôn có hiệu luật pháp luật thì được xác định là con chung của hai người”.21 Trường hợp sinh con theo phương pháp khoa học không giống như trường hợp sinh con có quan hệ tình dục giữa vợ và chồng, do đó thời gian này có thể không chỉ là 300 ngày mà có thể dài hơn, tuỳ thuộc vào quá trình thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với người vợ. Do đó con sinh ra trong trường hợp này có thể kéo dài hơn 300 ngày kể từ

ngày người chồng chết tuỳ thuộc vào quá trình thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Nhưng nếu người vợ vẫn muốn thực hiện việc sinh con thì xem như trường hợp người phụ nữ đơn thân có con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

Vn đề sinh con t tinh trùng ca người đã chết

Thời gian vừa qua thông tin về chị Hoàng Thị Kim Dung, cư trú tại 618 – No1 – Chung cư Pháp Vân, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Chị được thụ tinh trong ống nghiệm bằng cách kết hợp giữa tinh trùng của người chồng đã mất hơn ba năm trước và noãn của người vợ. Pháp luật về HN&GĐ và dân sự đều chưa có quy định cụ thể về trường hợp này, chỉ mới có quy định thủ tục khai sinh cho con trong và ngoài giá thú. Tuy nhiên gia đình chị Dung muốn được đăng ký khai sinh cho con với đầy đủ tên cha và mẹ trong giấy khai sinh. Trường hợp này được coi là “khoảng trống pháp luật” do thực tiễn đã đi trước khả năng

điều chỉnh của pháp luật. Từđây, nhiều vấn đề pháp lý đã được đặt ra như luật chưa điều chỉnh việc xác định cha và quyền thừa kế. Có hai luồng ý kiến trái chiều liên quan đến trường hợp này như sau:

Th nht, người mẹ sinh ra đứa trẻ trong trường hợp này có thể được xác định là người độc thân vì chồng đã mất ba năm trước và đã sinh con theo phương pháp khoa học.

21

Khoản 2, Điều 21, Nghịđịnh 70/2001/NĐ-CP, Nghịđịnh hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 .

GVHD: Nguyn Th M Linh SVTH: T Th Minh Tuyên

Tuy vậy Nghịđịnh 12/2003/NĐ-CP cũng chỉ có thể áp dụng đối với các cặp vợ chồng vô sinh, phụ nữ độc thân muốn sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, sử dụng nguồn tinh trùng từ ngân hàng tinh trùng chứ chưa thể áp dụng trong trường hợp này. Mặc khác pháp luật quy định cơ sở lưu giữ tinh trùng sẽ huỷ tinh trùng nếu người đó chết. Tuy nhiên trường hợp này chị Dung lại yêu cầu lưu giữ tinh trùng của người chồng đã mất vì tai nạn giao thông. Do đó về phần thủ tục đối với đứa trẻ thì người mẹ được coi như sinh con ngoài giá thú, các bé chỉ được khai sinh với họ mẹ, xác định quốc tịch, dân tộc theo mẹ. Phần thông tin về người cha để trống, khi nào xác định được người cha về mặt pháp lý thì sẽ thực hiện phần ghi chú bổ sung trong giấy khai sinh của đứa trẻ.

Th hai: có thể làm thủ tục đăng ký khai sinh với đầy đủ tên cha và mẹ cho đứa trẻ

trong giấy khai sinh theo quy định về trường hợp sinh con theo phương pháp khoa học:

“Trẻ ra đời do thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản phải được sinh ra từ người mẹ trong cặp vợ chồng vô sinh hoặc người phụ nữ sống độc thân”. Trong trường hợp này đứa trẻ được sinh ra từ chính người mẹ của mình. Đồng thời việc thụ tinh nhân tạo “là thủ thuật bơm tinh trùng của chồng hoặc của người cho tinh trùng vào tử cung của người phụ nữ

có nhu cầu sinh con để tạo phôi”22. Khi chồng chị Dung bị tai nạn giao thông thì cả hai vợ chồng đã có một con chung. Người vợđã nhờ các bác sĩ chuyên khoa thực hiện việc lấy và lưu giữ tinh hoàn của người chồng để thực hiện việc sinh con bằng sự hỗ trợ của khoa học - phương pháp thụ tinh nhân tạo. Vậy căn cứ vào Nghịđịnh 12/2003/NĐ-CP thì hai con trai của chị Dung sinh ra đều có nhân thân từ chính noãn và tinh trùng của cha mẹ.

Quan đim ca người viết: Luật HN&GĐ và các văn bản hướng dẫn thi hành không có quy định nào cấm người vợ sinh con từ phương pháp lấy tinh trùng của người quá cốđể thực hiện. Như vậy công dân có thể thực hiện các hành vi mà pháp luật không cấm. Mặt khác vấn đề này cũng không trái với thuần phong, mỹ tục của người Việt Nam. Trong trường hợp này đặt ra hai vấn đề cần giải quyết:

- Th nht, về vấn đề nhân thân đứa trẻ sau khi sinh ra có được xác định là con chung của vợ chồng đó hay không. Thực tế cha của đứa trẻ qua đời cách nay bốn năm. Như vậy đã quá 300 ngày theo quy định tại khoản 2, Điều 21, Nghịđịnh 70/2003/NĐ-CP thì quan hệ hôn nhân của chị Dung và người chồng cũng chấm dứt. Đứa trẻđược sinh ra sau này được coi là con ngoài giá thú bởi lẽ con chung của vợ chồng phải được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân. Như vậy không thể xác định người đã chết là cha của đứa trẻ được sinh ra trong trường hợp này.

- Th hai, đứa trẻ có được đảm bảo các quyền lợi về thừa kế hay không. Về

nguyên tắc thì sau bốn năm kể từ khi chồng chết thì đương nhiên quan hệ hôn nhân với người chồng đã chấm dứt về mặt pháp lý. Đồng thời pháp luật cũng quy định, ngay từ

22

GVHD: Nguyn Th M Linh SVTH: T Th Minh Tuyên

thời điểm người chồng qua đời thì vấn đề thừa kế được bắt đầu. Như vậy đứa trẻ sinh ra trong trường hợp này không được hưởng quyền thừa kế từ người cha đã chết của mình.

3.2.2.2. Giải pháp hoàn thiện

Vn đề lưu tr tinh trùng, noãn, phôi

Để giải quyết vấn đề lưu giữ tinh trùng, noãn, phôi trong quá trình áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì trong các văn bản hướng dẫn thi hành nên có quy định thêm trường hợp người gửi tinh trùng, gửi noãn, gửi phôi chết hoặc trường hợp ly hôn thì cơ sở lưu giữ phải huỷ số tinh trùng, noãn, phôi của người đó. Trừ trường hợp vợ hoặc chồng của người đó có đơn đề nghị lưu giữ và vẫn duy trì đóng phí lưu giữ, bảo quản. Đồng thời trước đó phải có thoả thuận bằng văn bản của hai vợ chồng đồng ý sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Các quan hệ phát sinh trong trường hợp này được thực hiện theo quy

định của pháp luật hôn nhân gia đình và pháp luật về dân sự. Vì vậy nếu người chồng chết hoặc đã ly hôn mà người vợ vẫn muốn tiếp tục lưu giữ tinh trùng và thực hiện việc sinh con, nếu đứa trẻ sinh ra trong vòng 300 ngày kể từ ngày người chồng chết thì được xác định là con chung của hai vợ chồng. Nếu đứa trẻ sinh ra sau 300 ngày kể từ ngày người chồng chết thì coi như trường hợp người phụ nữ độc thân mang thai và sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

Vn đề sinh con t tinh trùng ca người đã chết

Trường hợp sinh con theo phương pháp khoa học với tinh trùng của người đã chết là trường hợp đầu tiên xảy ra trong thực tế ở Việt Nam. Pháp luật chưa dự liệu được do thực tiễn đi trước khả năng điều chỉnh của pháp luật. Tuy nhiên về lâu dài để đảm bảo quyền lợi chính đáng của người dân, các văn bản hướng dẫn thi hành vấn đề sinh con theo phương pháp khoa học nên ghi nhận và có quy định thực hiện về vấn đề này. Người chồng qua đời thì người vợ có quyền lưu giữ tinh trùng và thực hiện việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Nếu sau đó người mẹ trong trường hợp này đề nghị Toà án công nhận cha của đứa trẻ là người chồng đã mất của mình thì bắt buộc người vợ phải chứng minh được thông qua các bằng chứng như: xác nhận của cơ sở y tế về quy trình thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, quá trình thụ tinh bằng tinh trùng của người chồng đã mất, giám

định ADN với các thành viên khác trong gia đình. Nếu quan hệ huyết thống được chứng minh thì sẽ xác định được mối quan hệ cha con trong trường hợp này.

Vấn đề thừa kế của đứa trẻ: Cần thiết phải sửa đổi Điều 635 Bộ Luật Dân sự, nên bổ sung quy định cụ thể về những người thuộc diện thừa kế được sinh ra theo phương pháp khoa học. Như vậy sẽ đảm bảo không có bất cứ công dân nào bị pháp luật loại trừ

quyền thừa kế của mình.

3.2.2. Vn đề thc hin nguyên tc bí mt

GVHD: Nguyn Th M Linh SVTH: T Th Minh Tuyên

Theo quy định tại khoản 6 Điều 10 Nghị định 12/2013/NĐ-CP: “Giữ bí mật các thông tin về tên, tuổi, địa chỉ và hình ảnh của người cho, người nhận tinh trùng, phôi” và “Không được tìm hiểu về tên, tuổi, địa chỉ và hình ảnh của người cho”. Quy định này thể

hiện nguyên tắc bí mật - nguyên tắc đặc thù của việc sinh con theo phương pháp khoa học. Cơ sở của quy định này là vì giữa người cho và nhận tinh trùng, phôi, noãn với đứa trẻ sau này được sinh ra không hề có bất cứ quan hệ nào nên mọi thông tin phải được giữ

bí mật, tôn trọng người đã cho. Tuy nhiên việc giữ bí mật hoàn toàn về người cho tinh trùng, trứng, noãn sẽ gây ra một số bất cập:

Th nht, trong những trường hợp đặc biệt không may mắn đứa trẻ được sinh ra theo phương pháp khoa học này mắc một số loại bệnh mà muốn chữa trị phải có sự hợp tác của người cùng huyết thống với đứa trẻ. Cha mẹ của đứa trẻ lại không hề có bất cứ

thông tin hay mối liên hệ nào với người đó thì việc đảm bảo an toàn cần thiết sẽ không

được thực hiện, đứa trẻđó sẽ bị thiệt thòi.

Th hai, khi đứa trẻ đó lớn lên trưởng thành và xây dựng gia đình vô tình người mà đứa trẻ này kết hôn lại là con đẻ của người cho tinh trùng, phôi, noãn thì chất lượng giống nòi sẽ bịảnh hưởng. Thực tế khoa học đã minh chứng việc kết hôn cận huyết thống sẽ tạo ra sự kết hợp của các gen lặn tạo thành gen mang bệnh thể hiện tính trạng ở thế hệ

con. Vấn đề kết hôn nội tộc là vấn đề khoa học phản đối và pháp luật ngăn cấm. Trong trường hợp này thì sẽ bị vi phạm vềđiều kiện cấm kết hôn theo luật định: “cấm kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi ba đời”.23 Nếu như pháp luật không có những quy định kịp thời thì khó có thể khẳng định được rằng những đứa trẻ sinh ra bằng phương pháp khoa học, những đứa trẻ không biết nguồn gốc thật sự của mình sẽ không không kết hôn với anh em cùng cha, cùng mẹ của chúng. Và có thể khẳng định rằng những đứa trẻ được “mã hoá” này có thể sẽ kết hôn với nhau trong một tương lai không xa. Vì vậy cần phải

để các cặp vợ chồng vô sinh hoặc những người phụ nữđơn thân biết một số nội dung cần thiết về người cho tinh trùng, noãn, phôi để sử dụng khi thực sự cần thiết. Như vậy không phải phủ nhận hoàn toàn nguyên tắc bí mật luật định đối với phương pháp sinh con theo phương pháp khoa học này. Thông tin bí mật này có thểđược lưu giữ, sử dụng khi thật sự

cần thiết, và nó không có giá trị chứng minh về mặt pháp lý về mối quan hệ giữa đứa con sinh ra và người cho tinh trùng, noãn, phôi.

3.2.2.2. Giải pháp hoàn thiện

Nguyên tắc bí mật là nguyên tắc quan trọng nhất trong vấn đề sinh con theo phương pháp khoa học. Nhưng để đảm bảo quyền lợi thiết thực cho đứa trẻ thì theo người viết việc cho nhận tinh trùng, noãn, phôi nên chấp nhận hình thức hữu danh (công khai). Vì vậy các cơ sở y tế thực hiện việc sinh con theo phương pháp khoa học nên lưu giữ lại

GVHD: Nguyn Th M Linh SVTH: T Th Minh Tuyên

những thông tin cần thiết . Trong đó ghi rõ họ tên của người mang thai hộ, người cho tinh trùng, noãn, phôi. Song việc ghi nhận những thông tin trên không đồng nghĩa với việc công nhận họ là cha mẹ của đứa trẻ theo luật định: “việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ

sinh sản không làm phát sinh quan hệ cha mẹ và con giữa người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi với người con được sinh ra”24. Điều này có nghĩa là tất cả những vấn đề

liên quan đến quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ con như quyền mang họ, quyền thừa kế, nghĩa vụ chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng, đại diện, cấp dưỡng, đại diện hợp pháp và nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho người thứ ba…giữa đứa trẻ và những người này không phát sinh theo quy định của pháp luật. Việc lưu giữ những thông tin này chỉ sử dụng trong những trường hợp đặc biệt liên quan đến quyền lợi chính đáng của đứa trẻ. Đồng thời nên xây dựng chếđộ di truyền, bắt buộc xác định gien khi những đứa trẻ sinh ra theo phương pháp khoa học lập gia đình. Như vậy sẽđảm bảo không xảy ra việc kết hôn giữa những người cùng huyết thống.

3.2.3. Vn đề hn chế quyn yêu cu ly hôn

3.2.3.1. Những điểm hạn chế

Một vấn đề quan trọng trong việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản mà pháp luật chưa đề cặp đến là điều kiện hạn chế ly hôn có nên áp dụng trong trường hợp khi hai vợ chồng đang tiến hành áp dụng biện pháp hỗ trợ sinh sản để sinh con theo phương pháp khoa học. Có thể trong trường hợp đang tiến hành tạo phôi và đang lưu trữ phôi, nếu

Một phần của tài liệu xác định cha mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học trong pháp luật việt nam (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)