Phương pháp quản lý và phân tích số liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tần suất và các yếu tô nguy cơ của tăng áp lực khoang bụng ở các bệnh nhân chăm sóc tích cưc (Trang 59 - 62)

2.2.6.1. Phương pháp quản lý dữ liệu nghiên cứu

Dữ liệu sau khi được ghi nhận vào phiếu thu thập thơng tin của nghiên cứu thì được kiểm tra xem đã đầy đủ thơng tin và được ghi nhận rõ ràng hay khơng trước khi được gắn mã số và nhập vào máy tính. Các dữ liệu được mã

hĩa, ví dụ 1 là nam và 0 là nữ để thuận tiện cho việc nhập và phân tích số liệu. Dữ liệu được nhập bằng phần mềm EpiData phiên bản 3.1, là một phần mềm miễn phí cĩ chức năng kiểm tra khi nhập dữ liệu để từ đĩ đảm bảo tính chính xác của dữ liệu nhập vào. Sau khi hồn thành việc nhập các phiếu, dữ liệu điện tử được kiểm tra lại để phát hiện các dữ liệu ngoại lai (giá trị quá cao hoặc quá thấp so với bình thường) và đảm bảo các dữ liệu đã được nhập đúng với phiếu bằng giấy. Sau đĩ tập tin dữ liệu được chuyển sang phần mềm phân tích thống kê Stata, phiên bản 12.

2.2.6.2. Phương pháp phân tích thống kê

Thống kê mơ tả được thể hiện qua tần số, tỉ lệ phần trăm đối với biến số định tính (ví dụ: tần số, tỉ lệ các nhĩm giới tính, nhĩm tuổi…) và trung bình, độ lệch chuẩn đối với biến số định lượng (ví dụ: trung bình, độ lệch chuẩn của các chỉ số cận lâm sàng: bạch cầu, creatinine…). Đối với kết cuộc trong nghiên cứu tương ứng với mục tiêu 1 thì khoảng tin cậy 95% của tỉ lệ cũng được tính để thể hiện mức độ chính xác của nghiên cứu và làm căn cứ suy diễn cho dân số.

Thống kê phân tích được thực hiện bằng các phép kiểm như phép kiểm t khi so sánh trung bình ở 2 nhĩm (ví dụ so sánh các chỉ số cận lâm sàng ở nhĩm cĩ và khơng cĩ tăng áp lực khoang bụng) và phép kiểm Chi bình phương khi so sánh tỉ lệ các đặc điểm của đối tượng trên các nhĩm nghiên cứu (ví dụ so sánh tỉ lệ giới tính ở 2 nhĩm cĩ và khơng cĩ tăng áp lực khoang bụng). Các phép kiểm được xem là cĩ ý nghĩa thống kê (cĩ mối liên quan hoặc cĩ sự khác biệt) khi giá trị p < 0,05.

Để lượng giá mức độ liên quan giữa các đặc điểm của đối tượng với kết cuộc quan tâm (tăng áp lực khoang bụng) thì tỉ số số chênh (OR # Odds Ratio) được sử dụng cùng với khoảng tin cậy 95% (KTC 95%). Mối liên quan

được xác nhận khi khoảng tin cậy 95% của OR khơng chứa số 1. Mối liên quan giữa các đặc điểm quan trọng (lâm sàng, cận lâm sàng) ảnh hưởng đến kết cuộc (tăng áp lực khoang bụng) được phân tích bằng phương pháp hồi qui logistic đa biến với sự kiểm sốt của các yếu tố gây nhiễu và tương tác theo qui trình như sau:

- Bước 1: Các biến cĩ ý nghĩa thống kê trong phân tích đơn biến ở ngưỡng p ≤ 0,20 được đưa vào phân tích đa biến để xây dựng mơ hình ban đầu.

- Bước 2: Các biến khơng cĩ ý nghĩa thống kê ở mức p < 0,05 trong mơ hình ở bước 1 được loại ra để đi xây dựng mơ hình tiếp theo. Mơ hình này được so sánh với mơ hình ban đầu bằng phép kiểm tỉ số độ khả dĩ (Likelihood Ratio test).

- Bước 3: Các biến được loại ra trong bước 2 được đưa vào lại mơ hình tuần tự từng biến để đánh giá tác động của các biến này và đánh giá sự thay đổi của OR cũng như sự lồng ghép của mơ hình mới.

- Bước 4: Xây dựng mơ hình cuối cùng bằng cách sử dụng mơ hình của bước 2 và các biến cĩ tác động trong bước 3 và đánh giá độ phù hợp của mơ hình bằng các chỉ số Chi bình phương theo Hosmer-Lemeshow,

R2 theo Nagelkerke và Cragg & Uhler cũng như sự phân bố của phần

dư (residual).

Sự thay đổi của ALKB cũng được thể hiện qua biểu đồ cũng như ma trận mối tương quan giữa các lần đo. Các phép kiểm thống kê dạng bắt cặp cũng được dùng để so sánh ALKB giữa hai lần đo liền kề của bệnh nhân. Ngồi ra, kết cuộc điều trị được phân nhĩm thành sống và tử vong và được phân tích bằng phương pháp phân tích sống cịn trong đĩ ngồi biểu đồ Kaplan-Meier thì kết quả cũng trình bày giá trị p qua phép kiểm log-rank.

Phép kiểm log-rank cho thấy các nhĩm cĩ sự khác biệt về khả năng sống cịn theo diễn tiến thời gian nếu như p < 0,05.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tần suất và các yếu tô nguy cơ của tăng áp lực khoang bụng ở các bệnh nhân chăm sóc tích cưc (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)