Phương pháp hạn chế sai lệch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tần suất và các yếu tô nguy cơ của tăng áp lực khoang bụng ở các bệnh nhân chăm sóc tích cưc (Trang 58 - 59)

2.2.5.1. Sai lệch chọn mẫu

Việc chọn lựa khơng đúng đối tượng cĩ thể xảy ra nếu như tiêu chí chọn mẫu khơng rõ ràng. Vì vậy, để hạn chế sai lệch chọn mẫu, ngay từ ban đầu nhĩm nghiên cứu đã tiến hành rà sốt y văn để đưa ra các định nghĩa, tiêu

chí nhận vào và tiêu chí loại ra rõ ràng và cụ thể. Ngồi ra, để hạn chế sai lệch do các nghiên cứu viên khác cùng tham gia tuyển chọn trong nghiên cứu này, tất cả nghiên cứu viên đều được tập huấn về các tiêu chí đánh giá chọn mẫu và phương pháp tuyển chọn. Các nghiên cứu viên cùng tham gia trong nghiên cứu cũng là các bác sĩ cĩ nhiều kinh nghiệm trên lâm sàng và trong nghiên cứu khoa học nên hạn chế được sai lệch tuyển chọn. Nghiên cứu viên chính cũng tiến hành việc giám sát thường xuyên nhằm đảm bảo nghiên cứu tuyển chọn đúng đối tượng đề ra.

2.2.5.2. Sai lệch thơng tin

Sai lệch thơng tin cĩ thể xảy ra nếu như bệnh án nghiên cứu cĩ sai sĩt hoặc khơng cĩ những gợi ý, hướng dẫn rõ ràng để các nghiên cứu viên khác cĩ thể hồn chỉnh. Vì vậy, bệnh án nghiên cứu đã được thiết kế đa số dưới dạng sử dụng các câu hỏi đĩng với các lựa chọn đánh dấu hoặc điền thơng tin rõ ràng. Bệnh án bao gồm các thơng tin liên quan trực tiếp đến nội dung nghiên cứu, được trích xuất qua quá trình hồi cứu y văn và cũng được thảo luận và đĩng gĩp ý kiến của các nghiên cứu viên cùng tham gia. Ngồi ra, nghiên cứu viên cũng được tập huấn, làm quen với phiên bản bệnh án nghiên cứu cuối cùng trước khi nghiên cứu chính thức triển khai.

Để hạn chế sai lệch thơng tin trong suốt thời gian diễn ra nghiên cứu thì nghiên cứu viên chính liên tục kiểm tra việc hồn thiện bệnh án nghiên cứu và bổ sung, hồn chỉnh khi cần thiết.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tần suất và các yếu tô nguy cơ của tăng áp lực khoang bụng ở các bệnh nhân chăm sóc tích cưc (Trang 58 - 59)