Nhóm giải pháp chung

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế (Trang 84 - 86)

6. KẾT CẤU CỦA CHUYÊN ĐỀ

3.2.1.Nhóm giải pháp chung

Là nhóm giải pháp nhằm đảm bảo môi trường và hỗ trợ an toàn cho hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam trong điều kiện hội nhập:

Thứ nhất: Phải xây dựng một chiến lược tổng thể về cạnh tranh và hội

nhập, xác định rõ và cụ thể lộ trình hội nhập, các mức cam kết đối với từng tổ chức kinh tế quốc tế để định hướng cho cả tiến trình quan trọng và rộng lớn của hội nhập đồng thời có kế hoạch hành động cụ thể với lộ trình rõ ràng trong việc thực hiện các cam kết quốc tế. Chiến lược hội nhập ngành ngân hàng phải gắn chặt chẽ việc cải cách NHNN, tái cơ cấu NHTM và tổ chức tài chính khác, đồng thời có tính đến điều kiện thực tế ở Việt Nam và thông lệ quốc tế.

Thứ hai: Xây dựng chính sách tiền tệ lành mạnh, ổn định, đảm bảo sự minh

bạch và đáng tin cậy kết hợp với việc thực thi chính sách tài khoá thận trọng trong đó các chính sách như lãi suất, tỷ giá, tín dụng cần được xây dựng theo hướng linh hoạt để có thể sử dụng các công cụ thị trường can thiệp dễ dàng khi có biến động trong nước và quốc tế. Chú trọng việc áp dụng các hệ thống chuẩn mực quốc tế như kiểm toán, kế toán quốc tế trong hoạt động ngân hàng.

5 Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội năm 2011, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2012 và 5 năm 2011- 2015 (do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trình bày tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XIII, ngày 20 tháng 10 năm 2011)

Thứ ba: Phát triển đồng bộ thị trường tài chính trong nước theo hướng nâng

cấp và hoàn thiện các thị trường bộ phận, đặc biệt là phát triển và vận hành có hiệu quả thị trường nội tệ liên ngân hàng để đáp ứng cung- cầu từ nội bộ nền kinh tế cũng như thích ứng được sự biến động dưới tác động của các dòng lưu chuyển vốn và đầu tư, trong đó đặc biệt chú trọng thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán, và thị trường bất động sản đồng thời nới lỏng thích hợp những hạn chế về quyền tiếp cận thị trường và hoạt động tài chính, ngân hàng đối với các tổ chức tín dụng nước ngoài. Chủ động chuẩn bị điều kiện tham gia thị trường tài chính quốc tế thông qua phát hành chứng khoán của ngân hàng Việt Nam ra nước ngoài.

Thứ tư: Phát triển hệ thống giám sát hoạt động ngân hàng, đồng thời phối

hợp với các tổ chức quốc tế khác nhằm dự báo, phát hiện, chia sẻ thông tin, và hoàn thiện hệ thống thông tin cảnh báo sớm, chủ động trong việc đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo kiểm soát và điều chỉnh lượng vốn phù hợp với khả năng hấp thụ của nền kinh tế, hạn chế các tác động bất lợi từ sự dịch chuyển các luồng vốn vào và ra, cũng như định hướng và tạo kênh dẫn vốn vào những khu vực kinh tế cần được ưu tiên trong từng thời kỳ.

Thứ năm: Cơ chế lãi suất và tỷ giá cần được tiếp tục đổi mới, xác lập hữu

hiệu trên nguyên tắc thị trường và được kiểm soát qua các nghiệp vụ thị trường. Xây dựng cơ chế quản lý ngoại hối theo hướng tự do hoá các giao dịch vãng lai, kiểm soát có lựa chọn các giao dịch vốn, làm cho đồng tiền Việt Nam từng bước có khả năng chuyển đổi.

Thứ sáu: Hoàn thiện hệ thống pháp luật về ngân hàng để phù hợp với

đường lối phát triển kinh tế-xã hội, thông lệ và chuẩn mực quốc tế.Từng bước tạo lập một hệ thống pháp luật ngân hàng hoản chỉnh, đối xử công bằng giữa các tổ chức tín dụng trong nước và nước ngoài, đồng thời đảm bảo tính minh bạch để khuyến khích cạnh tranh lành mạnh và đảm bảo sự an toàn, hiệu quả của hệ thống ngân hàng.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế (Trang 84 - 86)