Trình độ công nghệ

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế (Trang 77)

6. KẾT CẤU CỦA CHUYÊN ĐỀ

2.3.5.Trình độ công nghệ

Công nghệ ngân hàng là lĩnh vực được các ngân hàng thương mại Việt Nam rất chú trọng, coi là phương tiện chủ lực để rút ngắn khoảng cách phát triển so với ngân hàng của các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Hiện nay đã có 44 NHTM trong nước triển khai hệ thống ngân hàng lõi (Core banking) cho phép quản trị dữ liệu một cách tập trung tại Hội sở chính, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh nhưng có quá nhiều phần mềm được sử dụng như: Siba; Bank 2000; SmartBank; Symbol System; Teminos; Iflex; Huyndai; Sylverlake; TCBS (the complex banking solution – giải pháp ngân hàng phức hợp).Một số ngân hàng như NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam, NHĐT&PTVN, NH công thương Việt Nam, NHTM cổ phần Hàng hải đã hoàn thiện giai đoạn 2 dự án hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán, cho phép khai thác tối đa những tiện ích công nghệ ngân hàng, đặc biệt là các kỹ thuật quản trị rủi ro theo chuẩn mực quốc tế.

Nhờ có công nghệ ngân hàng hiện đại nên hầu hết các NHTMVN đều đã tham gia vào hệ thống SWIFT trong hoạt động thanh toán quốc tế nhằm cung cấp dịch vụ TTQT cho khách hàng với tốc độ nhanh, tính bảo mật cao, an toàn và chi phí thấp.

Sự ra đời và kết nối giữa Banknetvn với Smartlink và VNBC có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với thị trường thẻ Việt Nam, nó tạo ra sự kết nối liên thông giữa hệ thống thanh toán thẻ của tất cả các ngân hàng trong nước, mang lại tính thống nhất cho toàn hệ thống ATM và tạo ra một mạng lưới thanh toán thẻ rộng khắp tại Việt Nam.Công nghệ bảo mật dùng vân tay cho toàn bộ nhân viên khi truy cập vào cơ sở dữ liệu của ngân hàng và cho toàn bộ khách hàng khi giao dịch không cần mang giấy tờ tùy thân giúp các NHVN giải quyết nhanh chóng và an toàn nhu cầu giao dịch của khách hàng cũng đã được ứng dụng tại một số NHTM Việt Nam.

2.4. Đánh giá năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại Việt Nam

2.4.1. Những điểm mạnh

Từ kết quả phân tích ở trên tác giả rút ra được những điểm mạnh của các NHTMVN như sau:

- Có hệ thống mạng lưới chi nhánh rộng khắp: mạng lưới của các NHTMVN phủ khắp các tỉnh, thành phố và các quận, huyện, thị xã, đặc biệt là Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam có mạng lưới rộng nhất phủ khắp cả tới các huyện đảo, xã vùng cao và cả hệ thống ngân hàng lưu động.

- Đội ngũ khách hàng của NHTM VN khá đông đảo.

- Chiếm thị phần lớn về hoạt động tín dụng, huy động vốn và dịch vụ.Các NHTMVN chiếm gần 90% thị phần cả về huy động vốn lẫn cho vay, chỉ còn khoảng 10% dành cho các NHNNg và Liên doanh

- Đội ngũ nhân viên am hiểu về thị trường trong nước và thông thạo văn hóa của khách hàng.

- Môi trường pháp lý thuận lợi, các cam kết về mở cửa lĩnh vực tài chính ngân hàng được Chính phủ tuân thủ theo lộ trình đã ký kết, tạo điều kiện cho các NHTM trong nước có thời gian để củng cố, hoàn thiện mình

- Hầu hết đều đã triển khai dự án hiện đại hóa ngân hàng, hoạt động dựa trên công nghệ ngân hàng lõi (core banking), quản lý dữ liệu tập trung, giúp cho việc cải thiện chất lượng của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống và mở ra được một số sản phẩm ngân hàng hiện đại làm phong phú thêm danh mục sản phẩm của các NHTMVN nhờ vào ứng dụng khoa học công nghệ như sản phẩm thẻ, sản phẩm ngân hàng điện tử....

2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân

- Mặc dù vốn tự có của các NHTMVN liên tục gia tăng trong thời gian gần đây nhưng nhìn chung vốn tự có của các NHTMVN vẫn còn rất nhỏ so với Ngân hàng trong khu vực và hầu hết các NHTMVN đã đạt được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 9% theo qui định tại Thông tư 13/NHNN (trừ một vài ngân hàng nhỏ) nhưng chưa đạt so với chuẩn của Basel II và Basel III nên rủi ro của các ngân hàng tiềm ẩn là rất cao. Quy mô vốn hoạt động còn nhỏ nên chưa thực hiện được mục tiêu kinh doanh một cách hoàn chỉnh.

- Sản phẩm dịch vụ chưa đa dạng và chưa đáp ứng nhu cầu toàn diện của khách hàng, chất lượng dịch vụ thấp, chưa khai thác được các phân đoạn thị trường. Mặc dù đã có khá nhiều sản phẩm dịch vụ mới được các ngân hàng đưa vào kinh doanh. Song nhìn chung danh mục sản phẩm của hệ thống ngân hàng Việt Nam còn chưa thật phong phú, phần lớn chỉ tập trung vào các nghiệp vụ có tính truyền thống, tính tiện ích chưa cao. Trên thực tế, các dịch vụ phi tín dụng của các NHTMVN còn yếu; môi trường kinh doanh tín dụng còn nhiều rủi ro, rủi ro tín dụng và thanh khoản của các tổ chức tín dụng lớn. Một loạt các dịch vụ ngân hàng hiện đại như ngân hàng điện tử, môi giới kinh doanh, nghiệp vụ ngân hàng đầu tư, tư vấn...mới chỉ bắt đầu hoặc đang trong giai đoạn thử nghiệm.

- Chất lượng dịch vụ do các ngân hàng Việt Nam cung cấp (thể hiện ở tốc độ xử lý nghiệp vụ, độ an toàn, chính xác, tính tiện lợi) chưa cao, thủ tục giao dịch còn

rườm rà, phức tạp,… nên có phân đoạn thị trường các ngân hàng Việt Nam chưa thể chiếm lĩnh với thị phần cao mặc dù có lợi thế về mạng lưới. Nhóm khách hàng mà các ngân hàng Việt Nam khó thu hút là các doanh nghiệp có vốn nước ngoài trong các khu chế xuất, khu công nghiệp – khu vực có tầm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển tổng thể của nền kinh tế. Thị trường khách hàng tư nhân, nhất là khu vực nông thôn cũng chưa được khai thác tốt.

- Năng lực quản lý, điều hành còn nhiều hạn chế so với yêu cầu của NHTM hiện đại, bộ máy quản lý cồng kềnh, không hiệu quả, thể hiện ở chính sách xây dựng thương hiệu còn kém, chưa tạo ra được sự khác biệt để tận dụng được các lợi thế trong cạnh tranh, chưa xây dựng được chiến lược phát triển lâu dài bền vững, lĩnh vực kinh doanh của các NHTMVN hiện tại vẫn chủ yếu là tín dụng, một lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro, quản lý tài sản nợ, có chưa tốt dẫn đến tình trạng ngân hàng đã nhiều lần gặp phải nguy cơ rủi ro thanh khoản.

- Hệ thống khung pháp lý điều chỉnh hoạt động dịch vụ ngân hàng còn nhiều hạn chế, thiếu cơ sở pháp lý cho việc cung cấp dịch vụ mới và chưa phù hợp với sự thay đổi của thị trường dịch vụ ngân hàng đang được tự do hóa.

- Thiếu sự liên kết giữa các NHTM với nhau. Ðối với thị trường thẻ - một lĩnh vực được đánh giá là có bước phát triển vượt bậc thời gian qua nhưng vẫn mang tính rời rạc do có sự khác biệt trong quan điểm giữa các NHTM, các liên minh. Phạm vi phát hành và sử dụng thẻ mới chủ yếu tập trung ở một số tỉnh, thành phố lớn; đối tượng sử dụng thẻ chủ yếu tập trung vào những đối tượng đang làm việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, trong các khu công nghiệp, khu chế xuất và mới đây là đối tượng hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.

- Việc thực hiện chương trình hiện đại hóa của các NHTM VN chưa đồng đều nên sự phối kết hợp trong việc phát triển các sản phẩm dịch vụ chưa thuận lợi, chưa thiết lập được hệ thống quản lý rủi ro hữu hiệu, hệ thống thanh toán nội bộ yếu, hệ thống kiểm tra, kiểm toán chưa có hiệu quả, chưa thiết lập được hệ thống quản lý tập trung và hệ thống kế toán- quản lý tài chính phù hợp với chuẩn mực quốc tế.Điều đáng lo là, hệ thống kế toán còn thiếu minh bạch và không xác định được chính xác tình trạng chất lượng tín dụng cũng như hiệu quả kinh doanh.

- Hoạt động kinh doanh phát triển mới nặng về số lượng, chưa đi vào chất lượng. Mặc dù ngân hàng đã đạt nhiều kết quả cao trong kinh doanh nhưng về cơ bản các ngân hàng chủ yếu mới chú trọng tăng trưởng về số lượng, còn chất lượng tăng trưởng để đảm bảo tăng trưởng bền vững vẫn chưa được chú trọng, thể hiện ở chất lượng tín dụng kém, độ rủi ro cao; hiệu quả hoạt động kinh doanh còn thấp. Các tỷ lệ về chi phí nghiệp vụ và khả năng sinh lời của phần lớn các NHTM VN đều thua kém các ngân hàng trong khu vực.

-Trình độ nhân sự còn nhiều bất cập thể hiện rõ nét trong khâu tuyển dụng, quan điểm tuyển dụng, đào tạo lại, sử dụng nguồn nhân lực và chính sách đãi ngộ của hầu hết các NHTMVN vẫn mang tính hình thức, đối phó và tình thế chứ chưa có những chiến lược phát triển lâu dài, thay đổi căn bản cho vấn đề vô cùng quan trọng này.

Kết luận chương 2

Trong chương 2 đề tài đã đánh giá thực trạng cạnh trên ba vấn đề cơ bản là: Bối cảnh chung về hội nhập quốc tế ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam, thực trạng cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam trên các nội dung chính là các chỉ tiêu đánh giá năng lực tài chính, năng lực hoạt động, trình độ công nghệ và khả năng quản lý của các NHTMVN trong điều kiện hội nhập quốc tế. Chỉ rõ những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của nó làm cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp trong chương 3.

Chương 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP QUỐC TẾ

3.1. Định hướng của Chính phủ Việt Nam trong việc nâng cao năng lực cạnh tanhcủa các ngân hàng thương mại của các ngân hàng thương mại

Để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động, nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam trong xu hướng hội nhập quốc tế nói chung, và trong tiến trình hội nhập WTO nói riêng, định hướng phát triển hoạt động đối với các NHTM Việt Nam thực hiện theo các nguyên tắc chỉ đạo như sau:

3.1.1. Về các nguyên tắc chỉ đạo

- Quán triệt quan điểm và chủ trương hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng, chủ động tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực nhằm phát huy thế mạnh và khắc phục những nhược điểm của hệ thống ngân hàng Việt Nam, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, nhanh chóng hoà nhập vào thị trường tài chính quốc tế và khu vực . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Tận dụng tối đa vị thế của một nước đang phát triển và những ưu đãi để cơ cấu, cải tổ lại và tăng cường sức cạnh tranh quốc tế của hệ thống ngân hàng Việt Nam, là bước chuẩn bị quan trọng cho một thị trường được tự do hoá hoàn toàn.

- Chấp nhận cạnh tranh và mở cửa để phát triển hoạt động ngân hàng theo nguyên tắc an toàn, hiệu quả, bình đẳng, cùng có lợi. Trong đó, cải cách ngân hàng phải được tiến hành toàn diện và đồng bộ với cải cách các khu vực kinh tế khác, coi đó là cơ sở để nhanh chóng củng cố và tăng cường sức mạnh của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

- Lộ trình mở cửa thị trường tài chính phải được tiến hành trên cơ sở xem xét những hạn chế và lợi thế cơ bản của hệ thống ngân hàng Việt Nam, đồng thời phải tuân thủ nguyên tắc của các tổ chức thương mại quốc tế và khu vực mà Chính phủ Việt Nam đã cam kết. Cụ thể:

+ Việc xoá bỏ bảo hộ và sự phân biệt đối xử giữa các ngân hàng trong nước phải đi trước một bước so với cơ chế tự do hoá áp dụng chung đối với các định chế tài chính nước ngoài.

+ Việc mở cửa và nới lỏng các ràng buộc tài chính đối với các ngân hàng nước ngoài nên được tiến hành theo trình tự thích hợp, bắt đầu từ các quy định về tín dụng- lĩnh vực mà các NHTM trong nước có khả năng cạnh tranh, sau đó mở rộng sang các lĩnh vực khác dựa trên sự lớn mạnh của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

3.1.2. Về các mục tiêu hoạt động

3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát

Tạo lập được môi trường pháp lý hoàn chỉnh, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế nhằm tăng sức cạnh tranh của hệ thống ngân hàng Việt Nam trên thị trường tài chính trong nước và ngoài nước, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước khác, đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Theo đó, vấn đề đang được đặt ra là, tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động theo luật pháp và thông lệ quốc tế; xây dựng mỗi ngân hàng thành tập đoàn tài chính hàng đầu Việt Nam và trở thành ngân hàng tầm cỡ quốc tế ở khu vực trong thập kỉ tới; cơ cấu lại gắn liền với phát triển toàn diện, vững chắc, với nhịp độ tăng trưởng cao; đẩy mạnh phát triển công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, và hiệu quả kinh doanh ngân hàng nhằm phát huy nội lực nền kinh tế, phục vụ đắc lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chủ động hội nhập quốc tế.

3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Thực hiện các cam kết của việc gia nhập WTO, từng bước nâng cao sức mạnh của hệ thống ngân hàng Việt Nam cả về nguồn vốn, cơ sở hạ tầng, thị phần, quy mô và chất lượng hoạt động.

- Tái cơ cấu các ngân hàng thương mại và các định chế tài chính, tín dụng theo hướng tăng hợp lý về quy mô, giảm nhanh số lượng các ngân hàng và tổ chức tín dụng yếu kém; nâng cao chất lượng tín dụng và phát triển các dịch vụ ngân hàng. Có cơ chế chính sách để những ngân hàng có điều kiện phát triển, mở rộng phạm vi hoạt động, đủ sức cạnh tranh trong nước và quốc tế.

- Kiểm soát chặt chẽ nợ xấu, bảo đảm thanh khoản và an toàn hệ thống ngân hàng thương mại. Từng bước giảm tỷ lệ cung cấp vốn cho đầu tư phát triển từ hệ thống ngân hàng thương mại, tăng tỷ trọng huy động vốn từ thị trường chứng khoán và trái phiếu doanh nghiệp*.5

- Từ năm 2020, hệ thống ngân hàng Việt Nam hoạt động theo chuẩn mực quốc tế kể cả về quản lý, giám sát và công nghệ thông tin, đáp ứng nhu cầu về vốn và thanh toán chủ yếu của nền kinh tế, đồng thời có vai trò nhất định trên thị trường tài chính khu vực và quốc tế.

3.2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại ViệtNam trong giai đoạn hội nhập Quốc tế Nam trong giai đoạn hội nhập Quốc tế

3.2.1. Nhóm giải pháp chung

Là nhóm giải pháp nhằm đảm bảo môi trường và hỗ trợ an toàn cho hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam trong điều kiện hội nhập:

Thứ nhất: Phải xây dựng một chiến lược tổng thể về cạnh tranh và hội

nhập, xác định rõ và cụ thể lộ trình hội nhập, các mức cam kết đối với từng tổ chức kinh tế quốc tế để định hướng cho cả tiến trình quan trọng và rộng lớn của hội nhập đồng thời có kế hoạch hành động cụ thể với lộ trình rõ ràng trong việc thực hiện các cam kết quốc tế. Chiến lược hội nhập ngành ngân hàng phải gắn chặt chẽ việc cải cách NHNN, tái cơ cấu NHTM và tổ chức tài chính khác, đồng thời có tính đến điều kiện thực tế ở Việt Nam và thông lệ quốc tế.

Thứ hai: Xây dựng chính sách tiền tệ lành mạnh, ổn định, đảm bảo sự minh

bạch và đáng tin cậy kết hợp với việc thực thi chính sách tài khoá thận trọng trong đó các chính sách như lãi suất, tỷ giá, tín dụng cần được xây dựng theo hướng linh hoạt để có thể sử dụng các công cụ thị trường can thiệp dễ dàng khi có biến động trong nước và quốc tế. Chú trọng việc áp dụng các hệ thống chuẩn mực quốc tế như kiểm toán, kế toán quốc tế trong hoạt động ngân hàng.

5 Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội năm 2011, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2012 và 5 năm 2011- 2015 (do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trình bày tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XIII, ngày 20 tháng 10

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế (Trang 77)