Khái quát về cạnhtranh trong lĩnh vực ngânhàng tại Trung

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế (Trang 38 - 40)

6. KẾT CẤU CỦA CHUYÊN ĐỀ

1.3.1. Khái quát về cạnhtranh trong lĩnh vực ngânhàng tại Trung

Trung Quốc đã chính thức gia nhập WTO vào ngày 11/12/2001. Để làm được như vậy Chính phủ Trung Quốc phải cam kết mở cửa lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm và chứng khoán.

1.3.1.1. Các cam kết về ngân hàng của Trung Quốc trong WTO.

- Dỡ bỏ các hạn chế theo địa lý đối với kinh doanh bằng ngoại tệ từ ngày gia nhập WTO. Các hạn chế về kinh doanh bằng đồng nội tệ được giảm dần trong vòng 5 năm, sẽ không có hạn chế về số lượng giấy phép được cấp cho các ngân hàng nước ngoài.

- Xóa bỏ hạn chế về khu vực và khách hàng đối với nghiệp vụ chuyển ngoại tệ vào ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài, cho phép các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài mở nghiệp vụ ngoại hối đối với các doanh nghiệp của Trung Quốc.

- Xóa bỏ từng bước hạn chế về khu vực việc kinh doanh đồng Nhân dân tệ của ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài.

- Xóa bỏ dần hạn chế đối tượng khách hàng của nghiệp vụ kinh doanh đồng Nhân dân tệ.

- Khi gia nhập WTO, cho phép ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài đã được phép kinh doanh đồng Nhân dân tệ, sau khi thẩm duyệt có thể mở nghiệp vụ kinh doanh Nhân dân tệ đến những khách hàng ở các vùng khác đã mở cửa nghiệp vụ đồng Nhân dân tệ.

- Cho phép thành lập tổ chức tài chính phi ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài, có thể được hưởng đãi ngộ bình đẳng với các tổ chức tài chính cùng loại của Trung Quốc.

1.3.1.2. Cạnh tranh trong kinh doanh ngân hàng tại Trung Quốc sau khi gia nhập WTO

Từ những thỏa thuận trên, điều nổi bật nhất là: gia nhập WTO, các NHTM Trung Quốc bị mất độc quyền, không còn “nhất thống thiên hạ” nữa mà, mà phải “chia sẽ giang sơn” cho các ngân hàng nước ngoài tham gia cạnh tranh rộng rãi. Tuy nhiên, trong cuộc cạnh tranh với yêu cầu là phải bình đẳng, cùng theo đúng luật chơi, thì một hệ thống ngân hàng chưa thật ổn định, nhiều yếu kém của Trung Quốc sẽ ở vào thế yếu, đòi hỏi họ phải quyết tâm và cố gắng phát huy thế mạnh, khắc phục điểm yếu để vượt lên.

Sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, các ngân hàng nước ngoài, trước hết là các ngân hàng Mỹ dựa vào Luật Hiện đại hóa dịch vụ tài chính tiền tệ mà Quốc hội Mỹ đã thông qua ngày 4/1/1999, cho phép các NHTM, ngân hàng đầu tư và công ty bảo hiểm được kinh doanh liên ngành, để có thể hình thành kết cấu đan xen, mở rộng thị trường, không cho ai có thể hưởng lợi nhuận độc quyền, trở thành những “siêu tài chính nhỏ” có chức năng dịch vụ sáng tạo rất mạnh. Sự cạnh tranh và hợp tác đó tất sẽ dẫn đến tình hình các tập đoàn tài chính tiền tệ mới cung cấp dịch vụ toàn diện cho người tiêu dùng với hiệu quả cao, giá thành hạ. Cạnh tranh để giành giật khách hàng đã trở nên khốc liệt. Theo thống kê, khoảng 60% lợi nhuận của ngành ngân hàng Trung Quốc là thu hút được từ 10% khách hàng trọng điểm, có tiềm lực, có triển vọng. Các ngân hàng nước ngoài sau khi cạnh tranh bình đẳng sẽ nhằm vào

các khách hàng này, và các khách hàng chắc chắc sẽ lựa chọn các ngân hàng nước ngoài có thực lực lớn, phương thức phục vụ linh hoạt, hiệu quả cao. Qua một ví dụ điển hình sau thấy rất rõ:

Tháng 3/2002, Công ty điện thoại di dộng Panda ở Nam Kinh đã trả nợ trước hạn số tiền 1,99 tỷ Nhân dân tệ cho Ngân hàng công thương, Ngân hàng giao thông… và chuyển sang vay cùng số tiền đó với ngân hàng Hoa kỳ chỉ trong một đêm.

Gia nhập WTO đặt các NHTM Trung Quốc trước những áp lực rất lớn trong việc cạnh tranh nhân tài. Những ngân hàng nước ngoài muốn phát triển nghiệp vụ tại Trung Quốc, trước hết cần có nhiều nhân viên ngân hàng hội đủ các điều kiện như: thành thạo nghiệp vụ ngân hàng, có nhiều quan hệ với khách hàng, các ngân hàng nước ngoài sẽ có những điều kiện như: lương cao, có cơ hội ra nước ngoài học tập, có môi trường làm việc tốt… để thu hút một lượng lớn nhân tài từ các ngân hàng trong nước. Khoảng chênh lệch về thu nhập giữa các NHTM Trung Quốc với các ngân hàng nước ngoài là rất lớn, do đó tình trạng chảy máu chất xám đã làm xấu đi vị trí cạnh tranh của các NHTM Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế (Trang 38 - 40)

w