Những giống có bông dài, hạt xếp khít, tỷ lệ hạt lép thấp, khối lượng 1000 hạt cao sẽ cho năng suất cao (Vũ Văn Liết và ctv., 2004).
Kết quả trình bày trong bảng 3.2 ta thấy được THL2-1-2-1-5 có tìm năng cho năng suất cao, với chiều dài bông là 28 cm, tỉ lệ hạt chắc trên bông là 80,2% và trọng lượng 1000 hạt là 25,72 (g).
3.5 TRẮC NGHIỆM TÍNH THƠM CỦA 12 DÕNG
Bảng 3.5 Trắc nghiệm đánh giá tính thơm bằng cảm quan của 11 dòng
Qua kết quả đánh giá mùi thơm bằng cảm quan (bảng 3.5), chọn được 6 dòng lúa được đánh giá là cá thể thơm nhẹ là THL2-1-2-1-1, THL2-1-2-1-5, THL2-1-2-1-6, THL2-1-2-1-7, THL2-7-3-7-3, THL2-7-3-7-4. Đây là một trong những tiêu chuẩn quan trọng mà nhà chọn giống quan tâm để đáp ứng yêu cầu người tiêu dùng. Còn lại là những dòng được đánh giá là không thơm và không chọn được 1 dòng nào được đánh giá là thơm. Tiếp tục nhân 6 cá thể thơm nhẹ lên thành dòng để đánh giá khả năng chịu mặn và chọn ra dòng cho phẩm chất tốt nhất. STT Cá thể Đánh giá 1 THL2-1-2-1-1 Thơm nhẹ 2 THL2-1-2-1-2 Không thơm 3 THL2-1-2-1-3 Không thơm 4 THL2-1-2-1-4 Không thơm 5 THL2-1-2-1-5 Thơm nhẹ 6 THL2-1-2-1-6 Thơm nhẹ 7 THL2-1-2-1-7 Thơm nhẹ 8 THL2-7-3-7-1 Không thơm 9 THL2-7-3-7-2 Không thơm 10 THL2-7-3-7-3 Thơm nhẹ 11 THL2-7-3-7-4 Thơm nhẹ
3.6 KIỂM TRA KHẢ NĂNG CHỊU MẶN CỦA 6 DÕNG THƠM NHẸ CỦA THẾ HỆ F6 Ở NỒNG ĐỘ 8‰.
3.6.1 Sự thay đổi Nồng độ mặn, chỉ số EC, pH ở nồng độ 8‰. Bảng 3.6 Sự thay đổi nồng độ mặn chỉ số EC và pH sau 7 ngày Bảng 3.6 Sự thay đổi nồng độ mặn chỉ số EC và pH sau 7 ngày
Ngày EC (dS m-1) ‰ pH 1 12,57 8,0 4,48 2 12,46 8,0 3,80 3 12,36 7,9 4,10 4 11,94 7,6 3,57 5 11,86 7,6 4,06 6 11,56 7,4 4,62 7 11,29 7,2 4,21
Bảng 3.7 Sự thay đổi nồng độ mặn chỉ số EC và pH từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 10. Ngày EC (dS m-1) ‰ pH
8 12,47 8,0 4,71
9 12,36 7,9 4,75
10 12,29 7,9 4,30
Ngưỡng chống chịu của cây lúa là ECe=4dS m-1 (2,56‰) (Sathish et al.,
1997). Còn theo Grattan et al. (2002), thì ngưỡng chống chịu mặn đang được công
bố cho cây lúa có giá trị ECe=3 dS m-1 (1,92‰).
Saneo et al. (1992), phần lớn cây lúa chịu mặn sử dụng muối như một chất thẩm thấu để cân bằng nồng độ. Đó có thể được xem là một nguyên nhân mà nồng độ dung dịch có sự thay đổi từng ngày. Ngày đầu tiên đến ngày thứ 7 thì nồng độ có sự tăng nhẹ sau đó giảm không đáng kể, ở nồng độ 8‰ thì EC giảm từ 12,57 (tương đương với nồng độ muối là 8,0‰), xuống còn 11.36 ( tương đương với độ mặn là 7.91‰). Đồng thời pH cũng giảm nhẹ theo từng ngày ở cả 2 giai đoạn do sự hô hấp của rễ, những ngày 2 và 4 pH giảm mạnh hơn, nguyên nhân là do thời tiết nắng nóng nhiệt độ tăng nên về đêm rễ sẽ hô hấp mạnh hơn.
Qua bảng 3.5 cho thấy mặn đã ảnh hưởng nhiều đến một số dòng (từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 10) làm khả năng sử dụng muối ít đi, làm cho nồng độ muối giảm ít hơn so với giai đoạn phát triển đầu (từ ngày đầu tiên đến ngày thứ 7).
Chiều dài rễ, sự xuất hiện của rễ mới, làm cho vật chất khô giảm đáng kể tại
EC từ 5 – 6 dS m-1 (3,2 – 3,84 ‰). Từ đó, Javed and Khan (1975) và Saxena and
Pandey (1981), kết luận chiều cao cây giảm một cách tuyến tính với việc gia tăng nồng độ mặn. Độ mặn càng tăng thì chiều cao cây càng giảm, do đó mặn ảnh hưởng đến sự kéo dài của cây, ảnh hưởng khác nhau ở những giống khác nhau do khả năng di truyền của giống (Hasamuzzaman et al., 2009).
3.6.2 Đánh giá cấp độ chịu mặn của từng dòng thơm nhẹ ở nồng độ 8‰.
Theo Phạm Thị Phấn (1999), độ mặn cao gây ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng của cây lúa như chiều cao cây và chiều dài rễ, do đó nồng độ muối sẽ tỉ lệ nghịch với chiều cao cây và chiều dài rễ.
Đầu giai đoạn mạ, thì gây ra sự khô và cuộn tròn lá, màu nâu của chóp lá và cuối cùng là sự chết cây mạ (Tagawa Ishizaka, 1965). Triệu chứng của mặn xuất hiện đầu tiên trên lá thứ nhất, sau đó đến lá thứ 2, và cuối cùng là tới các lá trưởng thành. Mặn ngăn cản sự kéo dài của lá và sự hình thành nên lá mới (Akbar, 1975).
Bảng 3.8 Kết quả đánh giá cấp độ chịu mặn của 6 dòng theo bảng đánh giá của IRRI (1997) sau 10 ngày thử mặn.
Sau khi IR29 chết hoàn toàn tiến hành đánh giá, phân cấp mức độ chống chịu mặn qua quan sát sinh trưởng dựa vào bảng tiêu chuẩn đánh giá khả năng chống chịu mặn của IRRI (1997).
Tên dòng Cấp THL2-1-2-1-1 1 THL2-1-2-1-5 3 THL2-7-3-7-3 7 THL2-1-2-1-6 1 THL2-1-2-1-7 9 THL2-7-3-7-4 3 PC10 1 Jasmine 85 7 Đốc phụng 1 IR29 9
Dựa vào bảng cho ta thấy khả năng chịu mặn tốt nhất là dòng THL2-1-2-1-1 và THL2-1-2-1-6, hai dòng THL2-1-2-1-5 và THL2-7-3-7-4 chịu mặn ở cấp 3, hai dòng còn lại bị nhiễm mặn cấp 7 và cấp 9.
Khả năng chịu mặn của 4 dòng tốt hơn so với cây cha mẹ là Jasmine 85 nhiễm mặn cấp 7, có khả năng là do di truyền của giống cha mẹ PC10 có khả năng chịu mặn ở cấp 3.
3.7 ĐÁNH GIÁ PHẨM CHẤT CỦA 4 DÕNG 3.7.1 Chiều dài, rộng và hình dạng hạt
Qua kết quả phân tích chiều dài và hình dạng hạt gạo theo thang đánh giá của IRRI (1988) được trình bày ở Bảng 3.9 và Hình 3.4, Hình 3.4 cho thấy cả 4 dòng lúa đang được thí nghiệm có kích thước dài với hình dạng hạt là thon dài.
Cả 4 dòng THL2-1-2-1-1, THL2-1-2-1-5, THL2-1-2-1-6 và THL2-7-3-7-4 đều có hạt gạo được phân nhóm dài (với chiều dài từ 6.61 đến 7.5 mm), và dạng hạt thon dài rất phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng trong nước và quốc tế (Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 2000; Khush et al., 1979). Với tiêu chuẩn về chiều dài và hình dạng hạt, 4 giống lúa trên rất phù hợp với tiêu chuẩn xuất khẩu
1 2 3 4 5 14 6 7 8 9 10 1:THL2-7-3-7-3 2:THL2-1-2-1-7 3: THL2-1-2-1-6 4:THL2-1-2-1-5 5: THL2-7-3-7-4
Hình 3.2 Kết quả thí nghiệm chịu mặn của 6 cá thể thơm nhẹ 6:THL2-1-2-1-1 7: Đốc phụng 8: Jasmine 85 9: IR29 10: PC10
gạo của Thái Lan (nước đứng đầu về xuất khẩu gạo cực dài (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Tuy nhiên, thị hiếu của người tiêu dùng về dạng hạt rất đa dạng và thay đổi tùy vào khẩu vị hay tập quán của từng nơi. Có người thích hạt tròn, hạt dài khác nhau, vì vậy tùy theo sở thích của người tiêu dùng mà có hướng chọn giống cho phù hợp.
Bảng 3.9 Bảng tỷ lệ dài rộng và hình dang hạt gạo của 4 dòng
Tên Dòng Chiều dài hạt gạo Hình dạng hạt Chiều dài
(mm)
Kích thƣớc Tỉ lệ Dài/Rộng
Hình dạng hạt
THL2-1-2-1-1 6.9 Dài 3.45 Thon dài
THL2-1-2-1-5 7.25 Dài 3.45 Thon dài
THL2-1-2-1-6 7.25 Dài 3.45 Thon dài
THL2-7-3-7-4 7.0 Dài 3.50 Thon dài
THL2-7-3-7-4
Hình 3.4 Hình dạng hạt đại diện của 4 dòng 3.7.2 Độ bạc bụng
Độ bạc bụng là đặc tính của giống và chịu tác động lớn của điều kiện môi trường như: Nhiệt độ sau khi trổ, nhiệt độ cao làm tăng độ bạc bụng, nhiệt độ thấp làm giảm hoặc mất độ bụng. Làm giảm ẩm độ từ từ sẽ làm hạt lúa trong hơn là giảm ẩm độ đột ngột (Bùi Chí Bửu và ctv., 1996). Nhiệt độ ảnh hưởng chủ yếu vào giai đoạn lúa vào chắc đến lúc chín.
Qua kết phân cấp độ bạc bụng theo tiêu chuẩn của IRRI (1996) được trình bày ở bảng 3.10 và hình 3.5, cho thấy tỉ lệ bạc bụng của 4 dòng là rất thấp (dưới 10% hạt bị bạc bụng ở cấp 1), còn phần lớn số hạt đều không bị bạc bụng (trên 90%).
Độ bạc bụng là yếu tố phẩm chất không ảnh hưởng đến chất lượng cơm, nhưng lại có ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị thương phẩm. Qua kết cho thấy cả 4 giống lúa thí nghiệm đều đạt với yêu cầu phẩm chất gạo xuất khẩu của Việt Nam ( với yêu cầu tỷ lệ bạc bụng ≤ 10%) (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Trong sản xuất cần chú ý quan tâm đến các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến độ bạc bụng, như vậy sẽ góp phần làm tăng giá trị thương phẩm giống. Thuận lợi cho công tác chọn giống lúa có phẩm chất và đặc tính mong muốn.
Bảng 3.10 Phân cấp độ bạc bụng của 4 dòng theo
THL2-1-2-1-1 THL2-7-3-7-4
Hình 3.5 Tỷ lệ bạc bụng của 2 dòng đại diện của 4 dòng 3.7.3 Độ trở hồ:
Theo Nguyễn Thị Trâm (2001), Hàm lượng amylose và nhiệt trở hồ (độ trở hồ) xác định chất lượng nấu nướng và nếm thử của hạt gạo. Hương vị của người Việt Nam thì họ lại thích cơm mềm nhưng lại ráo và vị đậm.
Nhiệt trở hồ cũng có một phần liên quan đến hàm lượng amylose, nhưng amylose cao thấp hay trung bình đều không liên kết chặt chẽ với nhiệt trở hồ (Jennings et al., 1979). Những giống lúa giống nhau về các đặc tính như: hình dạng, kích thước, hàm lượng amylose thường được ưa chuộng hơn (Khush et al., 1979). Bảng 3.11 Phân cấp độ trở hồ của 4 dòng Tên dòng Tỷ lệ bạc bụng (%) Phân cấp THL2-1-2-1-1 7 1 THL2-1-2-1-5 4 1 THL2-1-2-1-6 5 1 THL2-7-3-7-4 4 1 Tên dòng Cấp THL2-1-2-1-1 3 THL2-1-2-1-5 3 THL2-1-2-1-6 3 THL2-7-3-7-4 3
Qua kết quả đánh giá nhiệt trở hồ theo bảng phân cấp nhiệt trở hồ của Jennings et al. (1979), ta thấy cả 4 tổ hợp lai trên đều có độ trở hồ cao ( cấp 3). Đây là các cá thể thuộc thế hệ F7, nên bảng kết quả đánh giá trên còn cho thấy các tổ hợp lai trên có độ thuần cao. Độ trở hồ là yếu tố tính trạng di truyền, dễ bị ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đặc biệt là nhiệt độ cao sau khi trổ. Sau đây là một số hình ảnh của thí nghiệm đánh giá nhiệt trở hồ ( Độ trở hồ) của 4 tổ hợp lai:
THL2-1-2-1-5
Hình 3.6 Độ trở hồ của 4 dòng 3.7.4 Amylose
Theo Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang (2000) và Vương Đình Tuấn (2001), lúa có amylose thuộc nhóm trung bình thì sẽ cho cơm mềm và xốp khi nấu chín. Và Nguyễn ngọc đệ thì cho rằng lúa có hàm lượng amylose thấp sẽ cho cơm mềm và dẻo. Cả hai nhóm đều phù hợp với sở thích của nhiều quốc gia, đáp ứng phần lớn thị trường xuất khẩu trên thế giới và châu Mỹ La Tinh (Jennings et al., 1979).
Bảng 3.12 Kết quả phân tích hàm lƣợng amylose của 4 dòng và 2 giống đối chứng là cha mẹ
STT Tên THL Hàm lƣợng Amylose (%) Phân nhóm amylose 1 THL2-1-2-1-1 16.93 Thấp 2 THL2-1-2-1-5 22.27 Trung bình 3 THL2-1-2-1-6 24.13 Trung bình 4 THL2-7-3-7-4 15.33 Thấp 5 PC10 23.73 Trung bình 6 Jasmine 85 12.27 Thấp
Qua bảng kết quả phân tích hàm lượng amylose của 4 dòng và 2 giống cha
mẹ, cho thấy được hàm lượng amylose của 2 dòng THL2-1-2-1-1 và THL2-7-3-7-4 có sự cải thiện hơn với hàm lượng amylose từ 15.33% đến 16.33%,
2 dòng THL2-1-2-1-5 và THL2-1-2-1-6 có hàm lượng amylose cũng thuộc nhóm trung bình từ 22.27% đến 24.13% , nhưng vẫn còn khá cao và cao hơn PC10( 23.73%) thuộc nhóm trung bình và Jasmine 85 ( 12.27%) thuộc nhóm thấp (bảng 3.12). Nguyên nhân có thể do sự ảnh hưởng của thời tiết.
Với hàm lượng amylose thấp và nhiệt trở hồ cấp 3, thì 2 dòng THL2-1-2-1-1 và THL2-7-3-7-4 cho gạo nấu sẽ mềm cơm nhưng không nở, cần quan tâm nhiều hơn trong công tác chọn giống để đưa 2 dòng này vào sản xuất.
3.7.5 Protein
Protein là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên chất lượng dinh dưỡng của hạt gạo. Bởi vì di truyền tính trạng protein trong hạt rất phức tạp và bị ảnh hưởng của điều kiện môi trường rất mạnh mẽ, nên việc nâng hàm lượng protein là rất khó và ít thành công (Juliano,1993).
Vì vậy để cải thiện hàm lượng protein trong lúa, các nhà chon giống thường lai các giống có hàm lượng protein thấp với giống có hàm lượng protein cao.
Kết quả phân tích hàm lượng protein trong hạt gạo được trình bày ở bảng 3.13, cho thấy hàm lượng protein trung bình của 4 cá thể biến thiên trong khoảng từ 7.30% đến 8.05%. Trong đó, hàm lượng protein cao nhất là của dòng THL2-1-2-1-6 (8.05%) và thấp nhất là dòng THL2-1-2-1-5 ( 7.30%). Hầu hết hàm lượng protein của các dòng cao hơn so với của giống PC10 (7.60%) cha mẹ. Từ kết quả trên cho thấy hàm lượng protein có sự cải thiện rõ rệt khi cho lai 2 giống lúa PC10 (7.60%) và Jasmine 85 (8.22%) với nhau.
Như vậy, trong 4 dòng thì THL2-1-2-1-6 (8.05), sẽ các nhà chọn giống chú trọng cải thiện hàm lượng amylose (24.13) để tạo ra giống có phẩm chất tốt hơn với khả năng chống chịu mặn tốt. Còn 2 dòng THL2-1-2-1-1 và THL2-7-3-7-4 cũng được các nhà sản xuất quan tâm vì amylose thấp kết hợp với hàm lượng protein khá cao (7.88 %– 7.93%), có thể đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng.
Bảng 3.13 Kết quả phân tích hàm lƣợng Protein trong hạt của 4 tổ hợp lai và đối chứng là cha mẹ
3.7.6 Độ bền thể gel
Qua kết quả phân tích độ bền thể gel (bảng 3.14) cho thấy 2 dòng THL2-1-2- 1-1 (cấp 3) và THL2-7-3-7-4 (cấp 1), độ bền thể gel liên hệ với tính mềm cơm và dẻo, do hàm lượng amylose trong hạt thấp (15.33% đến 16.33%) (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Ngoài ra độ bền thể gel còn góp phần xác định được kết cấu của hạt cơm, do đó 2 dòng này sẽ đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng về phẩm chất tốt. Còn 2 dòng còn lại thuộc nhóm trung bình, nên gạo nấu ra sẽ khá cứng cơm, phần lớn là 2 dòng này ít nhận được sự lựa chọn của người tiêu dùng, vì vậy độ bền thể gel cần được quan tâm nhiều hơn nữa trong công tác chọn giống.
Bảng 3.14 Kết quả phân tích độ bền thể gel của 4 dòng và 2 giống đối chứng là cha mẹ.
STT Tên tổ hợp lai Hàm lƣợng protein (%) 1 THL2-1-2-1-1 7.93 2 THL2-1-2-1-5 7.30 3 THL2-1-2-1-6 8.05 4 THL2-7-3-7-4 7.88 5 PC10 7.60 6 Jasmine 85 8.22
STT Tên dòng Chiều dài thể gel (mm) Phân nhóm Phân cấp 1 THL2-1-2-1-1 79.17 Thấp 3 2 THL2-1-2-1-5 43.33 Trung bình 5 3 THL2-1-2-1-6 41.67 Trung bình 5 4 THL2-7-3-7-4 81.66 Thấp 1 5 PC10 58.33 Trung bình 5 6 Jasmine 85 85.0 Rất mềm 1
Hình 3.7 Độ bền thể gel của 2 dòng lúa kháng mặn và 2 dòng đối chứng là cha mẹ 3.7.7 Kết quả điện di hạt của 2 dòng THL2-1-2-1-1 và THL2-7-3-7-4
Hình 3.8 Điện di Protein tổng số trên hạt của 2 dòng THL2-1-2-1-1, THL2-7-3-7-4
a) Giếng 1,2,3,4,5 : 5 cá thể đại diện cho THL2-1-2-1-1 b) Giếng 5,6,7,8,9 : 5 cá thể đại diện cho THL2-7-3-7-4
Qua quan sát trên phổ điện di protein tổng số trên hình 3.8 cho thấy 2 dòng THL2-1-2-1-1 và THL2-7-3-7-4, cho thấy các band protein ăn màu tương đối đồng đều chứng tỏ hai dòng này đã tương đối khá thuần. Ngoài ra qua hình bên