ĐÁNH GIÁ TÍNH THƠM BẰNG PHƢƠNG PHÁP CẢM QUAN

Một phần của tài liệu tuyển chọn các dòng lúa chịu mặn, phẩm chất tốt từ thế hệ f3 của tổ hợp lai pc10 x jasmine85 (Trang 42)

Bảng 3.2 Kết quả đánh giá tính thơm bằng phƣơng pháp cảm quan (IRRI,1986).

Qua kết quả đánh giá ban đầu được trình bày ở bảng 3.2, phương pháp đánh giá mùi thơm theo cảm quan (IRRI, 1986), chọn được 2 cá thể thơm nhẹ là THL2-1-2-1 và THL2-7-3-7. Còn lại là những cá thể không thơm sẽ bị loại. Đem nhân 2 cá thể thơm nhẹ lên thành 2 dòng để tiếp tục chọn lọc ở các thế hệ sau.

Đây là phương pháp đánh giá theo cảm quan của con người, giúp nhận diện hay định tính mùi thơm của hạt gạo bằng mũi, chỉ có tính tương đối chính xác nhưng vẫn được áp dụng trong chọn lọc mùi thơm của lúa, vì phương pháp này rất đơn giản và rẻ tiền có thể đánh giá nhanh bước đầu biểu hiện tính thơm trên lúa.

Tên tổ hợp lai Tính thơm THL2-1-2-1 Thơm nhẹ THL2-1-2-2 Không thơm THL2-1-2-3 Không thơm THL2-7-3-1 Không thơm THL2-7-3-2 Không thơm THL2-7-3-3 Không thơm THL2-7-3-4 Không thơm THL2-7-3-5 Không thơm THL2-7-3-6 Không thơm THL2-7-3-7 Thơm nhẹ

3.3 KẾT QUẢ CHẠY ĐIỆN DI PROTEIN TỔNG SỐ TRÊN LÁ CỦA 16 CÁ THỂ ƢU TÖ THUỘC HAI DÕNG THL2-1-2-1 VÀ THL2-7-3-7

Nhân dòng 2 cá thể ưu tú đã chọn, đến 20 ngày tuổi lấy lá non điện di protein, kiểm tra tính thơm và chọn được 11 cá thể thơm.

Hình 3.1Kết quả chạy điện di protein trên lá non xác định gen thơm của các tổ hợp lai.

- Giếng: 6,7,8,12,14,17,18: cá thể thuộc THL2-7-3-7

- Giếng: 1,2,3,4,5,11,13,15,16: cá thể thuộc THL2-1-2-1

- Giếng: 9,19 là giống IR50404 (Đối chứng không thơm)

- Giếng: 10,20 là Jasmine85 (Đối chứng thơm)

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Giếng 193,64 kDa 116,14 kDa 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Giếng 193,64 kDa 116,14 kDa

Theo kết quả được trình bày ở hình 3.1, cho thấy hầu hết các protein đều ăn dựa theo 2 giống đối chứng IR50404 là đối chứng không thơm có hai band 193,64

kDa và116,14 kDa quy định tính thơm, hai band protein này ăn màu nhạt, Jasmine

là đối chứng thơm có các band protein 193,64 kDa và 116,14kDa ăn màu đậm. Qua hai hình phổ điện di trên ta thấy các giếng 2,3,4,7,8,11,13,14,15,16,17 có các band protein đậm giống của đối chứng thơm, còn lại là nhạt hơn tương ứng với màu của giống đối chứng không thơm (IR504) và được kết luận là không thơm.Từ đó tiếp tục theo dõi sự phát triển của 11 cá thể đến khi thu hoạch.

Tuy nhiên, đây chỉ là kết quả bước đầu cần được tiếp tục nghiên cứu tiếp.

3.4 CHỈ TIÊU NÔNG HỌC CỦA THẾ HỆ F5

Theo kết quả trình bày ở mục 3.3, chọn được 7 cá thể ở dòng THL2-1-2-1 được đặt theo thứ tự từ 1 đến 7 và 4 cá thể ở dòng THL2-7-3-7 đặt theo thứ tự từ 1 đến 4. Tiến hành thu hoạch và lấy chỉ tiêu nông học.

Bảng 3.3. Một số chỉ tiêu nông học của các tổ hợp lai ở thế hệ F5 Tên cá thể TGST

(ngày)

Số chồi hữu hiệu

Chiều cao cây (cm) THL2-1-2-1-1 88 4 112,5 THL2-1-2-1-2 94 5 123,0 THL2-1-2-1-3 94 5 124,0 THL2-1-2-1-4 94 4 111,0 THL2-1-2-1-5 94 5 128,0 THL2-1-2-1-6 94 5 122,5 THL2-1-2-1-7 94 3 125,0 THL2-7-3-7-1 88 7 112,0 THL2-7-3-7-2 88 4 105,0 THL2-7-3-7-3 88 4 109,0 THL2-7-3-7-4 88 4 102,0

3.4.1 Thời gian sinh trƣởng

Qua kết quả theo dõi và ghi nhận cho thấy hầu hết các cá thể có thời gian sinh trưởng dưới 99 ngày, thuộc phân nhóm A0 ( TGST dưới 90 ngày) và A1 (TGST từ 90-99 ngày) theo bảng phân nhóm thời gian sinh trưởng của IRRI

(1988) (bảng 3.3). Trong đó, 5 cá thể THL2-1-2-1-1, THL2-7-3-7-1, THL2-7-3-7-2, THL2-7-3-7-3, THL2-7-3-7-4 có thời gian sinh trưởng 88 ngày

thuộc phân nhóm A0 ( TGST dưới 90 ngày, đủ để cho cây lúa có năng suất cao nhất).

Cho thấy thời gian sinh trưởng có sự cải thiện qua các thế hệ khi cho hai cha mẹ là PC10 và Jasmine85 lai với nhau.

3.4.2 Chiều cao cây

Chiều cao cây của các cá thể biến động từ 102 – 128 cm ( trong đó các cá thể thuộc THL2-1-2 chiều cao cây biến động trong khoảng 111 – 128 cm và THL2-7- 3 có chiều cao biến đổi thấp hơn, nằm trong khoảng 102 – 112 cm). Cá thể có chiều cao thấp nhất THL2-7-3-7-4 ( 102 cm), tổ hợp lai có chiều cao cao nhất là THL2-1-2-1-5 ( 128,0cm) (bảng 3.3). Trong khi chiều cao của thế hệ cha mẹ thì thấp hơn nhiều và có nguy cơ đổ ngã nhiều hơn so với các thế hệ cha me ( chiều cao trung bình của PC10 là 90 - 95 cm, Jasmine85 khoảng 95-100 cm ). Vì theo Yosida (1980), Chiều cao cây là đặc điểm thực vật quan trọng nhất liên quan đến sự đổ ngã. Và theo Võ Tòng Xuân (1986) và Nguyễn Ngọc Đệ (2008) thì chiều cao của cây lúa lý tưởng từ 80-110 cm.

3.4.3 Chiều dài bông và Số chồi hữu hiệu

Đây là một trong những đặc tính nông học ảnh hưởng nhiều đến năng suất, nhưng không có cơ sở nào có thể khẳng định rằng năng suất cao thì có chiều dài bông là bao nhiêu. Chiều dài bông lúa tỉ lệ với số hạt chắc trên bông và kích thước bông thì tỉ lệ nghịch với khả năng nở bụi của cây lúa (bông càng to thì khả năng nở bụi càng nhỏ) (Vegara. S. B, 1987).

Chiều dài bông của hai dòng lúa trên dao dộng trong khoảng từ 24,8 đến 28,2 cm, chiều dài bông lớn nhất là cá thể THL2-1-2-1-2 và THL2-1-2-1-7 (28,2 cm). Cho thấy đây là 2 dòng có tìm năng cho năng suất cao so với chiều dài bông của thế hệ cha mẹ là PC10 (bảng 3.4).

Chỉ tiêu về số bông trên bụi của các dòng đã ít biến thiên nằm trong khoảng từ 3-7 chồi/bụi. Số chồi trung bình/bụi là 5 chồi. Số chồi càng ít thì số bông trên bụi càng to (Vegara .S. B, 1987). Điển hình là số bông trên bụi của THL2-1-2-1-7

là thấp nhất (3/7 chồi) nên khả năng tạo ra bông mang hạt dài hơn những cá thể còn lại (28,2 cm) (bảng 3.3).

Bảng 3.4 Chỉ tiêu nông học chiều dài bông trung bình, tỉ lệ chắc lép, trọng lƣợng 1000 hạt của 11 cá thể đƣợc chọn.

Tên cá thể Chiều dài bông trung bình (cm) Tỉ lệ chắc (%) Trọng lƣợng ngàn hạt (g) THL2-1-2-1-1 26,5 82,6 23,41 THL2-1-2-1-2 28,2 69,2 25,88 THL2-1-2-1-3 26,5 71,9 24,26 THL2-1-2-1-4 26,3 89,8 21,70 THL2-1-2-1-5 28 80,2 25,72 THL2-1-2-1-6 26,5 65,0 24,58 THL2-1-2-1-7 28,2 61,8 24,73 THL2-7-3-7-1 27,8 76,8 22,54 THL2-7-3-7-2 24,8 82,3 22,46 THL2-7-3-7-3 26,7 78,8 24,44 THL2-7-3-7-4 26,0 86,8 22,49 3.4.4 Số hạt chắc/bông và tỷ lệ chắc lép

Lúa sạ có trung bình từ 80-100 hạt/bông và 100-120 hạt/bông đối với lúa cấy là tốt trong điều kiện ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Tỷ lệ hạt chắc phụ thuộc vào số hoa trên bông, đặc tính sinh lý của cây lúa và chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện ngoại cảnh. Thường thì số hoa trên bông quá nhiều sẽ dẫn đến tỷ lệ hạt chắc thấp. Muốn có năng suất cao, tỷ lệ hạt chắc phải đạt trên 80% (Nguyễn Ngọc Đệ, 1998). Qua kết quả ở bảng 3.4 cho ta thấy tỉ lệ chắc ở các cá thể nằm trong khoảng biến thiên từ 61,8% đến 89,8 %. Trong đó, THL2-1-2-1-4 có tỉ lệ chắc/bông cao nhất là 89,8%, thấp nhất là THL2-1-2-1-7. Đây cũng là một trong những chỉ tiêu có thể khẳng định về tìm năng cho năng suất tốt so với các cá thể khác của cá thể THL2-1-2-1-4.

3.4.5 Trọng lƣợng 1000 hạt

Những giống có bông dài, hạt xếp khít, tỷ lệ hạt lép thấp, khối lượng 1000 hạt cao sẽ cho năng suất cao (Vũ Văn Liết và ctv., 2004).

Kết quả trình bày trong bảng 3.2 ta thấy được THL2-1-2-1-5 có tìm năng cho năng suất cao, với chiều dài bông là 28 cm, tỉ lệ hạt chắc trên bông là 80,2% và trọng lượng 1000 hạt là 25,72 (g).

3.5 TRẮC NGHIỆM TÍNH THƠM CỦA 12 DÕNG

Bảng 3.5 Trắc nghiệm đánh giá tính thơm bằng cảm quan của 11 dòng

Qua kết quả đánh giá mùi thơm bằng cảm quan (bảng 3.5), chọn được 6 dòng lúa được đánh giá là cá thể thơm nhẹ là THL2-1-2-1-1, THL2-1-2-1-5, THL2-1-2-1-6, THL2-1-2-1-7, THL2-7-3-7-3, THL2-7-3-7-4. Đây là một trong những tiêu chuẩn quan trọng mà nhà chọn giống quan tâm để đáp ứng yêu cầu người tiêu dùng. Còn lại là những dòng được đánh giá là không thơm và không chọn được 1 dòng nào được đánh giá là thơm. Tiếp tục nhân 6 cá thể thơm nhẹ lên thành dòng để đánh giá khả năng chịu mặn và chọn ra dòng cho phẩm chất tốt nhất. STT Cá thể Đánh giá 1 THL2-1-2-1-1 Thơm nhẹ 2 THL2-1-2-1-2 Không thơm 3 THL2-1-2-1-3 Không thơm 4 THL2-1-2-1-4 Không thơm 5 THL2-1-2-1-5 Thơm nhẹ 6 THL2-1-2-1-6 Thơm nhẹ 7 THL2-1-2-1-7 Thơm nhẹ 8 THL2-7-3-7-1 Không thơm 9 THL2-7-3-7-2 Không thơm 10 THL2-7-3-7-3 Thơm nhẹ 11 THL2-7-3-7-4 Thơm nhẹ

3.6 KIỂM TRA KHẢ NĂNG CHỊU MẶN CỦA 6 DÕNG THƠM NHẸ CỦA THẾ HỆ F6 Ở NỒNG ĐỘ 8‰.

3.6.1 Sự thay đổi Nồng độ mặn, chỉ số EC, pH ở nồng độ 8‰. Bảng 3.6 Sự thay đổi nồng độ mặn chỉ số EC và pH sau 7 ngày Bảng 3.6 Sự thay đổi nồng độ mặn chỉ số EC và pH sau 7 ngày

Ngày EC (dS m-1) pH 1 12,57 8,0 4,48 2 12,46 8,0 3,80 3 12,36 7,9 4,10 4 11,94 7,6 3,57 5 11,86 7,6 4,06 6 11,56 7,4 4,62 7 11,29 7,2 4,21

Bảng 3.7 Sự thay đổi nồng độ mặn chỉ số EC và pH từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 10. Ngày EC (dS m-1) pH

8 12,47 8,0 4,71

9 12,36 7,9 4,75

10 12,29 7,9 4,30

Ngưỡng chống chịu của cây lúa là ECe=4dS m-1 (2,56‰) (Sathish et al.,

1997). Còn theo Grattan et al. (2002), thì ngưỡng chống chịu mặn đang được công

bố cho cây lúa có giá trị ECe=3 dS m-1 (1,92‰).

Saneo et al. (1992), phần lớn cây lúa chịu mặn sử dụng muối như một chất thẩm thấu để cân bằng nồng độ. Đó có thể được xem là một nguyên nhân mà nồng độ dung dịch có sự thay đổi từng ngày. Ngày đầu tiên đến ngày thứ 7 thì nồng độ có sự tăng nhẹ sau đó giảm không đáng kể, ở nồng độ 8‰ thì EC giảm từ 12,57 (tương đương với nồng độ muối là 8,0‰), xuống còn 11.36 ( tương đương với độ mặn là 7.91‰). Đồng thời pH cũng giảm nhẹ theo từng ngày ở cả 2 giai đoạn do sự hô hấp của rễ, những ngày 2 và 4 pH giảm mạnh hơn, nguyên nhân là do thời tiết nắng nóng nhiệt độ tăng nên về đêm rễ sẽ hô hấp mạnh hơn.

Qua bảng 3.5 cho thấy mặn đã ảnh hưởng nhiều đến một số dòng (từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 10) làm khả năng sử dụng muối ít đi, làm cho nồng độ muối giảm ít hơn so với giai đoạn phát triển đầu (từ ngày đầu tiên đến ngày thứ 7).

Chiều dài rễ, sự xuất hiện của rễ mới, làm cho vật chất khô giảm đáng kể tại

EC từ 5 – 6 dS m-1 (3,2 – 3,84 ‰). Từ đó, Javed and Khan (1975) và Saxena and

Pandey (1981), kết luận chiều cao cây giảm một cách tuyến tính với việc gia tăng nồng độ mặn. Độ mặn càng tăng thì chiều cao cây càng giảm, do đó mặn ảnh hưởng đến sự kéo dài của cây, ảnh hưởng khác nhau ở những giống khác nhau do khả năng di truyền của giống (Hasamuzzaman et al., 2009).

3.6.2 Đánh giá cấp độ chịu mặn của từng dòng thơm nhẹ ở nồng độ 8‰.

Theo Phạm Thị Phấn (1999), độ mặn cao gây ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng của cây lúa như chiều cao cây và chiều dài rễ, do đó nồng độ muối sẽ tỉ lệ nghịch với chiều cao cây và chiều dài rễ.

Đầu giai đoạn mạ, thì gây ra sự khô và cuộn tròn lá, màu nâu của chóp lá và cuối cùng là sự chết cây mạ (Tagawa Ishizaka, 1965). Triệu chứng của mặn xuất hiện đầu tiên trên lá thứ nhất, sau đó đến lá thứ 2, và cuối cùng là tới các lá trưởng thành. Mặn ngăn cản sự kéo dài của lá và sự hình thành nên lá mới (Akbar, 1975).

Bảng 3.8 Kết quả đánh giá cấp độ chịu mặn của 6 dòng theo bảng đánh giá của IRRI (1997) sau 10 ngày thử mặn.

Sau khi IR29 chết hoàn toàn tiến hành đánh giá, phân cấp mức độ chống chịu mặn qua quan sát sinh trưởng dựa vào bảng tiêu chuẩn đánh giá khả năng chống chịu mặn của IRRI (1997).

Tên dòng Cấp THL2-1-2-1-1 1 THL2-1-2-1-5 3 THL2-7-3-7-3 7 THL2-1-2-1-6 1 THL2-1-2-1-7 9 THL2-7-3-7-4 3 PC10 1 Jasmine 85 7 Đốc phụng 1 IR29 9

Dựa vào bảng cho ta thấy khả năng chịu mặn tốt nhất là dòng THL2-1-2-1-1 và THL2-1-2-1-6, hai dòng THL2-1-2-1-5 và THL2-7-3-7-4 chịu mặn ở cấp 3, hai dòng còn lại bị nhiễm mặn cấp 7 và cấp 9.

Khả năng chịu mặn của 4 dòng tốt hơn so với cây cha mẹ là Jasmine 85 nhiễm mặn cấp 7, có khả năng là do di truyền của giống cha mẹ PC10 có khả năng chịu mặn ở cấp 3.

3.7 ĐÁNH GIÁ PHẨM CHẤT CỦA 4 DÕNG 3.7.1 Chiều dài, rộng và hình dạng hạt

Qua kết quả phân tích chiều dài và hình dạng hạt gạo theo thang đánh giá của IRRI (1988) được trình bày ở Bảng 3.9 và Hình 3.4, Hình 3.4 cho thấy cả 4 dòng lúa đang được thí nghiệm có kích thước dài với hình dạng hạt là thon dài.

Cả 4 dòng THL2-1-2-1-1, THL2-1-2-1-5, THL2-1-2-1-6 và THL2-7-3-7-4 đều có hạt gạo được phân nhóm dài (với chiều dài từ 6.61 đến 7.5 mm), và dạng hạt thon dài rất phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng trong nước và quốc tế (Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 2000; Khush et al., 1979). Với tiêu chuẩn về chiều dài và hình dạng hạt, 4 giống lúa trên rất phù hợp với tiêu chuẩn xuất khẩu

1 2 3 4 5 14 6 7 8 9 10 1:THL2-7-3-7-3 2:THL2-1-2-1-7 3: THL2-1-2-1-6 4:THL2-1-2-1-5 5: THL2-7-3-7-4

Hình 3.2 Kết quả thí nghiệm chịu mặn của 6 cá thể thơm nhẹ 6:THL2-1-2-1-1 7: Đốc phụng 8: Jasmine 85 9: IR29 10: PC10

gạo của Thái Lan (nước đứng đầu về xuất khẩu gạo cực dài (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).

Tuy nhiên, thị hiếu của người tiêu dùng về dạng hạt rất đa dạng và thay đổi tùy vào khẩu vị hay tập quán của từng nơi. Có người thích hạt tròn, hạt dài khác nhau, vì vậy tùy theo sở thích của người tiêu dùng mà có hướng chọn giống cho phù hợp.

Bảng 3.9 Bảng tỷ lệ dài rộng và hình dang hạt gạo của 4 dòng

Tên Dòng Chiều dài hạt gạo Hình dạng hạt Chiều dài

(mm)

Kích thƣớc Tỉ lệ Dài/Rộng

Hình dạng hạt

THL2-1-2-1-1 6.9 Dài 3.45 Thon dài

THL2-1-2-1-5 7.25 Dài 3.45 Thon dài

THL2-1-2-1-6 7.25 Dài 3.45 Thon dài

THL2-7-3-7-4 7.0 Dài 3.50 Thon dài

THL2-7-3-7-4

Hình 3.4 Hình dạng hạt đại diện của 4 dòng 3.7.2 Độ bạc bụng

Độ bạc bụng là đặc tính của giống và chịu tác động lớn của điều kiện môi trường như: Nhiệt độ sau khi trổ, nhiệt độ cao làm tăng độ bạc bụng, nhiệt độ thấp

Một phần của tài liệu tuyển chọn các dòng lúa chịu mặn, phẩm chất tốt từ thế hệ f3 của tổ hợp lai pc10 x jasmine85 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)