Ở Việt Nam, vào những năm 1990 đã có những nghiên cứu các vấn đề liên quan đến chất lượng dân số như: Nghiên cứu một số vấn đề liên quan đến chất l-
ượng dân số và đề xuất những chính sách phù hợp về dân số và phát triển bền vững (đề tài NCKH độc lập cấp Nhà nước của Ủy ban Quốc gia DS-KHHGĐ, 1999-2000); Bàn về nội hàm của chất lượng dân số;... Từ năm 2001, có một số
công trình đề cập tới quan niệm về CLDS, tới từng yếu tố riêng của CLDS, như
thể trạng, hình thái thể lực, sức khoẻ con người, sức khoẻ sinh sản, sàng lọc trước sinh, hay các vấn đề về giáo dục, tuổi thọ... Có nghiên cứu đề xuất các chỉ báo đo lường CLDS, chỉ tiêu tổng hợp dùng để đánh giá CLDS cấu thành từ 5 thành tố
cơ cấu tuổi, thể lực, trí lực, ý thức xã hội và mức sống, song cũng chưa thể hiện hết các góc độ phong phú và đa dạng của CLDS.
Năm 2003, trong khuôn khổ đề tài: “Nghiên cứu một số yếu tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến CLDS”, GS. Phạm Tất Dong và các cộng sự đã đề xuất việc tính toán CLDS của một cộng đồng dân cư cấp xã thông qua 9 chỉ thị đơn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 29
dùng để xác định 3 thành tố cơ bản của CLDS: thể chất, trí tuệ và tinh thần. Tuy nhiên các số liệu phục vụ cho việc tính toán chỉ số CLDS chủ yếu dựa trên kết quả điều tra với phạm vi hạn chế của đề tài tại thời điểm tiến hành nghiên cứu. Điều này khó có thể áp dụng trong điều kiện mở rộng phạm vi nghiên cứu, nhất là đối với tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước.