giới và ở Việt Nam
1. Chính sách có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dân số
của mỗi nước, tùy theo điều kiện và hoàn cảnh của từng quốc gia mà cần nghiên
cứu cụ thể để đưa ra hệ thống chính sách hợp lý.
2. Sự phối hợp giữa các bên trong quá trình tìm kiếm và thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng dân số đóng vai trò quyết định đến sự thành công của các hoạt động.
3. Bên cạnh việc tăng cường năng lực và nhận thức của cảđội ngũ cán bộ
chính quyền và người dân về sự cần thiết phải nâng cao chất lượng dân số cần
tăng cường sựđổi mới trong các chương trình về nâng cao CLDS.
4. Phát huy vai trò của các cán bộ cơ sở, các tổ chức đoàn thể địa phương
trong công tác tuyên truyền phổ biến chủ chương, chính sách cũng như các
chương trình dân số đến người dân.
5. Để nâng cao chất lượng dân số thì cần giải quyết một cách đồng bộ
không chỉvề DS - SKSS mà còn về giáo dục đào tạo, giải quyết việc làm, nâng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 30 PHẦN III
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Đặc điểm cơ bản huyện Gia Lâm
3.1.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Gia Lâm là huyện ngoại thành nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc của thành phố Hà Nội gồm 22 xã, thị trấn với 176 thôn, xóm, tổ dân phố, cụm dân cư. Ranh giới được xác định bởi:
- Phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh.
- Phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Hưng Yên. - Phía Tây giáp quận Long Biên và quận Hoàng Mai – Hà Nội.
- Phía Bắc và Tây Bắc giáp huyện Đông Anh – Hà Nội.
Huyện Gia Lâm là trung tâm của tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, là nơi có nhiều tuyến giao thông huyết mạch chạy qua:
đường thủy có sông Hồng, sông Đuống; đường sắt có tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng; đường hàng không có sân bay Gia Lâm; đường quốc lộ có Quốc lộ 5, Quốc lộ 1 để nối với các tỉnh khác là điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế
và giao lưu thương mại. Ngoài ra Gia Lâm có thế mạnh đặc biệt trong phát triển công nghiệp, xuất nhập khẩu, đây có thể được coi là lợi thế so sánh to lớn của huyện Gia Lâm (Cổng thông tin điện tử huyện Gia Lâm, 2014).
b. Điều kiện địa hình
Huyện Gia Lâm thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, có địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Vùng đồng bằng có địa hình bằng phẳng,
được bồi đắp phù sa dày là thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, cũng như xây dựng các công trình hạ tầng dân dụng và khu công nghiệp, đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện (Phòng Thống kê huyện Gia Lâm).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 31
c. Điều kiện khí hậu
Huyện Gia Lâm mang đầy đủ các nét đặc trưng của khí hậu, thời tiết vùng
đồng bằng châu thổ sông Hồng với đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa.
- Nhiệt độ trung bình trong năm 23,50C, tổng nhiệt hàng năm từ 8.500 – 8.7000C. Lượng mưa trung bình là 1400 – 1600 mm/năm (Phòng Thống kê huyện Gia Lâm).
3.1.1.2 Đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội
a. Tình hình sử dụng đất đai
Việc phân bố và sử dụng đất đai có ý nghĩa quan trọng trong vấn đề phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Tình hình sử dụng đất đai của huyện gia Lâm qua ba năm (2012 – 2014) được thể hiện qua bảng 3.1.
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 11.479,1 ha và không có sự thay
đổi trong 3 năm gần đây. Năm 2012 - 2014 đất nông nghiệp có xu hướng giảm từ
5.991 ha còn 5.799 ha (giảm 1,67%). Nguyên nhân là do khu vực huyện Gia Lâm chịu ảnh hưởng mạnh của quá trình công nghiệp hóa – đô thị hóa và tốc độ tăng dân số cao, nhu cầu xây dựng nhà cửa và các cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp ở đây cũng vì thế mà tăng lên. Đặc biêt hai khu đô thị lớn: Khu đô thị mới thị trấn Trâu Quỳ và khu đô thị Đặng Xá được quy hoạch và xây dựng đã làm tăng đáng kể diện tích đất phi nông nghiệp của huyện.
Cụ thể: diện tích phi nông nghiệp từ năm 2012 - 2014 từ 4.556,5 ha tăng
lên 4.927,8 ha (tăng 3,99%/năm). Đây cũng chính là nguyên nhân làm giảm diện tích đất nông nghiệp BQ/1 lao động nông nghiệp từ 0,217 ha/người vào năm 2012 xuống 0,210 ha/người vào năm 2014, (giảm 1,44%/năm). Diện tích đất này là thấp cho một lao động nông nghiệp, vì vậy việc tìm kiếm các giải pháp thúc
đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là cơ cấu kinh tế nông nghiệp để tạo việc làm và ổn định thu nhập cho người dân là rất cần thiết.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 32 Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Gia Lâm (2012 – 2014)
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tốc độ phát triển (%) SL (ha) CC (%) SL (ha) CC (%) SL (ha) CC (%) 13/12 14/13 BQ A. Tổng diện tích đất tự nhiên 11.479,1 100 11.479,1 100 11.479,1 100 100 100 100 1. Đất nông nghiệp 5.991 52,19 5.886 51,28 5.799 50,52 98,25 98,52 98,38 2. Đất phi nông nghiệp 4.556,5 39,69 4.750 41,38 4.927,8 42,93 104,25 103,74 103,99 3. Đất chưa sử dụng 931,6 8,12 843,1 7,34 752,3 6,55 90,50 89,23 89,86 B. Một số chỉ tiêu bình quân 1. Đất tự nhiên/khẩu 0,0523 - 0,0504 - 0,0482 - 96,37 95,63 96,00 2. Đất nông nghiệp/hộ NN 0,2681 - 0,2510 - 0,2597 - 93,61 103,47 98,42 3. Đất nông nghiệp/LĐ NN 0,2171 - 0,2137 - 0,2109 - 98,42 98,70 98,56
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 33
b. Tình hình dân số - xã hội
Theo thống kê của huyện, tính đến 01/01/2014 dân số trung bình huyện Gia Lâm là 248.991 trong đó nữ là 126.673 người (chiếm 50,87%) và nam là 122.381 người (chiếm 49,13%).
Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu về dân số, xã hội huyện Gia Lâm (2012-2014)
STT Chỉ tiêu Đơn vị 2012 2013 2014 Tốc độ phát triển 1 Tổng số nhân khẩu Người 239.170 243.957 248.991 102,03 a) Theo giới tính - Nữ Người 123.681 124.190 126.673 101,20 - Nam Người 115.489 119.767 122.381 102,94 b) Theo khu vực - Dân số thành thị Người 15.927 16.876 17.653 105,28
- Dân số nông thôn Người 106.152 106.988 107.759 100,75
2 Số hộ hộ 56.186 57.405 59.222 102,67
3 Mật độ dân số ng/km2 2.100 2.125 2.169 101,63
4 Tỷ lệ tăng dân số tự
nhiên
%o 14,09 13,13 12,97 95,94
(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Gia Lâm, 2014)
Tính đến hết năm 2014 dân số của huyện tăng thêm 9.821 người (tăng 4,01%) so với năm 2012. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện Gia Lâm những năm gần đây có xu hướng giảm dần năm 2012 là 14,09o/oo và năm 2014 còn 12,97o/oo, tuy nhiên con số này cũng còn khá cao. Kéo theo đó làm cho mật độ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 34
dân số tăng thêm 69 người/km2. Theo Quyết định phê duyệt quy hoạch số
74/1999/QÐ-UB của UBND TP Hà Nội, huyện Gia Lâm là cửa ngõ phía đông
của thủđô, trong đó có các khu công nghiệp tập trung lớn và các vùng phát triển
đô thị thuận lợi, đồng thời nằm trong vùng có dự án phát triển sinh thái và bảo vệ
môi trường. Vì thế, tốc độ đô thị hóa của Gia Lâm diễn ra với tốc độ khá nhanh. Dân số thành thị tăng từ 15.927 người (năm 2012) lên 17.653 người vào năm 2014. Mặt khác, huyện cũng là địa bàn có nhiều các cơ sở nghiên cứu, trường đại học nên lượng người chuyển đến đây sinh sống ngày càng nhiều tạo sức ép lớn về công tác dân số.
c. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
* Về kinh tế
Gia Lâm có nhiều ưu thế thuận lợi trong phát triển kinh tế. Cụ thể, theo bảng 3.3 ta thấy giá trị sản xuất của ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và ngành thương mại – dịch vụđóng góp vào tổng giá trị sản xuất của huyện chiếm phần lớn là 56,94% và 30,13% vào năm 2014. Tuy nhiên, qua 3 năm GTSX của ngành CN-XD-TTCN tăng chậm. Nguyên nhân là do giá cả vật tư đầu vào tăng cao, việc tiếp cận các nguồn vốn vay gặp khó khăn, sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ
chậm, tồn kho lớn; giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng đạt 1.188,6 tỷ đồng (tính theo giá năm 1994), tăng 11,78% so với cùng kỳ năm 2013.
Giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp đang có xu hướng giảm dần. Năm 2014 GDP của ngành nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 12,94% tổng giá trị sản xuất và giảm 2,87% so với năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu là do sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, TM - DV làm giảm diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện, tuy nhiên ngành nông nghiệp vẫn giữ được tốc