Các giải pháp

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 96)

4.3.3.1. Giải pháp về chính sách và tổ chức quản lý

Tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt Pháp lệnh dân số, Nghị quyết 47/NQ- TW của Bộ chính trị tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số - KHHGD, trong đó mục tiêu về chất lượng dân số là “ Nâng cao chất lượng dân số Việt Nam về thể chất, trí tuệ, tinh thần, cơ cấu nhằm đáp ứng nguồn lực phục vụ sự

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” và chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 47 của Chính phủ, thông qua việc ban hành các chính sách duy trì mức sinh hợp lý để có cơ cấu dân sốđảm bảo phát triển kinh tế xã hội nhanh và bền vững, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao; khuyến khích mở rộng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe gia đình và phúc lợi xã hội; kiểm soát tỷ lệ giới tính khi sinh…

Hoàn thiện cơ chế chính sách và tăng cường đầu tư nguồn lực: Bổ sung, hoàn thiện và thực hiện tốt các chính sách khuyến khích vật chất và tinh thần đối với cộng đồng, gia đình, cá nhân làm tốt công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình; hướng dẫn và khuyến khích việc xây dựng hương ước, quy ước tại thôn, xóm, cụm dân cư nhằm tạo phong trào toàn dân thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình.

Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy và nâng cao hiệu lực quản lý công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình ở các cấp theo hướng chuyên sâu và ổn định lâu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 87

dài, đặc biệt quan tâm đến việc năng cao năng lực và nhiệt tình của đội ngũ cộng tác viên thôn, xóm, tổ dân phố, có chính sách thỏa đáng đối với đội ngũ này; thực hiện quản lý, điều hành công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình theo chương trình mục tiêu quốc gia.

4.3.3.2 Giải pháp về hoạt động truyền thông, giáo dục chuyển đổi hành vi

Nhằm tạo sự cam kết ủng hộ của các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ

chức xã hội về các chương trình nâng cao chất lượng dân số, cần tăng cường tư vấn hỗ trợ nâng cao sức khỏe, thể chất, trí tuệ tinh thần cho các nhóm đối tượng đặc biệt; triển khai các mô hình cung cấp các dịch vụ và vận động để

tăng sự chấp nhận sàng lọc sơ sinh tại cộng đồng; cử cán bộ đi đào tạo và cung cấp thiết bị cho các trung tâm tư vấn dịch vụ dân số trên địa bàn huyện.

Chú trọng công tác tuyên truyền, vận động trên các phương tiện thông tin

đại chúng, tuyên truyền qua hệ thông chính trị các cấp (mặt trận tổ quốc, các

đoàn thể) đểđưa nội dung tuyên truyền đến từng người trong gia đình.

Phát động và duy trì phong trào rèn luyện thân thể, bảo vệ sức khỏe, giữ

gìn vệ sinh và cải thiện môi trường sống tại cộng đồng; tăng cường các hoạt động tư vấn khám sức khỏe tiền hôn nhân; thử nghiệm mô hình phát hiện sớm các bệnh hiểm nghèo ở trẻ sơ sinh; mở rộng mô hình nâng cao chất lượng dân số tại cộng đồng; đẩy mạnh phòng, chống HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội; giảm tỷ lệ

trẻ em suy dinh dưỡng, mở rộng các dịch vụ chăm sóc người già, người tàn tật;

ưu tiên triển khai các chương trình, dự án nâng cso chất lượng cuộc sống đối với vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục, mở rộng và nâng cao chất lượng chương trình giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình trong và ngoài nhà trường cho vị thành niên và thanh niên.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 88

4.3.3.3 Giải pháp về chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình

Ưu tiên đầu tư cho các đối tượng là nghèo, cận nghèo. Mở rộng và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia

đình. Tập trung nghiên cứu các vấn đề về nuôi con bằng sữa mẹ, các bệnh của hệ

thống sinh dục, đặc biệt là ung thư ở các cơ quan sinh sản, sức khỏe tình dục và hành vi tình dục, sức khỏe sinh sản vị thành niên, sức khỏe sinh sản nam giới.

Hỗ trợ phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục, phòng ngừa thai ngoài ý muốn, phá thai an toàn.

4.3.3.4 Giải pháp làm giảm dị tật bẩm sinh

Hiện nay, huyện Gia Lâm đang triển khai đề án “ Nâng cao chất lượng dân số thông qua tuyên truyền, vận động phát hiện, can thiệp sớm tật bệnh ở thai

nhi và sơ sinh” tại một số xã. Đề án này ngày càng có hiệu quả nên triển khai

rộng rãi trên toàn huyện. Vì vậy cần phải đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, cử

bác sỹ đi đào tạo chẩn đoán bệnh giỏi cho vấn đề dị tật, dị dạng của trẻ sơ sinh, sang lọc trước sinh để phát hiện những bệnh bẩm sinh như thiếu enzim G6PD, khiếm thị, khiếm thính, suy tuyến giáp bẩm sinh, đặc biệt phát hiện những thai nhi dị tật, dị dạng, khuyết tật để có thể can thiệp sớm, góp phần làm giảm số trẻ

em bị dị tật bẩm sinh.

Thực hiện tốt việc kiểm tra sức khỏe và tư vấn tiền hôn nhân nhằm nâng cao chất lượng các cuộc hôn nhân cũng như chất lượng dân số. Xây dựng loại hình tư

vấn, kiểm tra sức khỏe, kiểm tra yếu tố nguy cơ cao ảnh hưởng trực tiếp đến sự

mang thai, sự phát triển chất lượng bào thai cho những nam nữ mới kết hôn.

Đẩy mạnh đào tạo các nhân viên hoạt động trong lĩnh vực sức khỏe di truyền và mở rộng các loại hình dịch vụ này. Việc đào tạo các nhân viên chăm sóc sức khỏe di truyền phải được thực hiện và phải sẵn sàng hoạt động. Phổ cập rộng rãi dịch vụ sức khỏe di truyền.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 89 PHẦN V

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Nghiên cứu đề tài: Nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội”, chúng tôi có một số kết luận sau:

1. Chất lượng dân số là một yếu tố không thể thiếu nhằm thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế mà còn là yếu tố giữ vai trò chủđộng, tích cực tạo lập sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Chất lượng dân số bao hàm các yếu tố về thể lực, tinh thần, trí tuệ xã hội được xem như thước đo mức sống, trình độ và sự tiến bộ

của một vùng, một quốc gia. Nâng cao chất lượng dân số sẽ tạo điều kiện thúc

đẩy sự phát triển kinh tế, giúp xã hội được ổn định, tiến bộ, công bằng và văn minh, đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng cải thiện.

2. Chất lượng dân số trên địa bàn huyện Gia Lâm trong những năm quađã

được nâng lên một cách đáng kể, tuy nhiên còn chưa cao. Cụ thể:

Ưu điểm: Dân số trên toàn huyện năm 2014 là 258. 581 người, tỷ lệ tăng

dân số tự nhiên đã giảm còn 1,3%, tuổi thọ trung bình của người dân tương đối

cao trung bình toàn huyện là 71 tuổi, tỷ lệ trẻ em không bị suy dinh dưỡng dưới 5

tuổi chiếm 86,59%, 100% số trẻ dưới 1 tuổi được tiêm đầy đủ các loại vacxin,

100% học sinh trong độ tuổi đi học đến trường, số học sinh chấp hành kỉ luật và

tỷ lệ tốt nghiệp các cấp đạt trên 90%. Tỷ lệ đạt danh hiệu gia đình văn hóa tại các

xã điều tra trung bình tại 3 xã trên 90%. Thu nhập bình quân đầu người tăng, tỷ

lệ hộ nghèo và tỷ suất sinh đều giảm, 100% bà mẹ mang thai được tiêm vacxin

uốn ván.

Hạn chế: Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ cao với 75,99%; số vụ vi phạm phát luật không có chiều hướng giảm sút, tỷ suất sinh tuy giảm nhưng

vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát, tỷ lệ giới tính khi sinh đã giảm nhưng còn

chiếm tỷ lệ cao với 117 trai/100 gái, số người nghiện hút trên địa bàn còn cao với 12 đối tượng, môi trường sống của người dân chưa thực sự tốt, tình trạng ô

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 90

3. Yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn huyện

Gia Lâm đó là: Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, Y tế và CSSK,

trình độ phát triển kinh tế - xã hội, kinh tế hộ gia đình và môi trường.

4. Để nâng cao chất lượng dân số cần áp dụng nhiều giải pháp chung và

các nhóm giải pháp riêng: về chính sách và tổ chức quản lý, về truyền thông

giáo dục và chuyển đổi hành vi, chăm sóc SKSS/KHHGĐ và làm giảm dị tật

bẩm sinh.

5.2 Kiến nghị

5.2.1 V phía Nhà nước

Xây dựng và hoàn thiện chức năng quản lý nhà nước về vấn đề nâng cao

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)