4.2.3.1 Khả năng đáp ứng các nhu cầu thiết yếu
Chất lượng cuộc sống phản ánh sự thỏa mãn nhu cầu, trước hết là nhu cầu tối thiểu của con người. Mức độ đáp ứng càng cao thì chất lượng cuộc sống càng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 77 Bảng 4.24. Sự hài lòng của người dân trong việc cung cấp các dịch vụ thiết
yếu tại các xã điều tra
(ĐVT: %)
Diễn giải Xã Dương Xá Xã Kiêu Kỵ Xã Dương Quang
Sử dụng nước sạch 76,67 66,67 40,00
Sử dụng điện 90,00 90,00 90,00
Đường giao thông 100,00 100,00 100,00
Dịch vụ CSSK cộng đồng 66,67 73,33 66,67
Nhà ở 83,33 90,00 60,00
(Nguồn: Kết quả tổng hợp phiếu điều tra người dân tại các xã đại diện, 2014)
Theo bảng 4.24 ta thấy trong các dịch vụ được đưa ra bao gồm được sử
dụng nước sạch, sử dụng điện, đường giao thông, dịch vụ CSSK cộng đồng và về nhà ở Dương Xá là xã có sự cung cấp các dịch vụ thiết yếu đến người dân tốt
nhất tiếp đến là Kiêu Kỵ và Dương Quang.
Trong việc cung cấp các dịch vụ, khả năng cung cấp dịch vụ về điện và
đường giao thông về cơ bản đã được đáp ứng. Về chăm sóc sức khỏe, nước sạch
và nhà ở khả năng cung cấp dịch vụ còn chưa cao. Nguồn nước sạch khan hiếm, hay bị mất nước nhất là vào những tháng hè cao điểm, chất lượng chăm sóc sức khỏe còn hạn chế do đội ngũ y bác sĩ còn thiếu và chưa có kinh nghiệm dẫn đến trình độ hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân; Mật độ dân số đông
nên nhà ở còn chật trội, riêng Dương Quang do điều kiện kinh tế còn kém phát
triển nên vẫn còn nhiều nhà cấp 4 cũ nát chưa có điều kiện tu sửa.
4.2.3.2.Vai trò của các tổ chức đoàn thể, xã hội và sự tham gia của người dân
a. Vai trò của các tổ chức đoàn thể
* Hội liên hiệp phụ nữ huyện
Hội LHPN huyện ký hợp đồng trách nhiệm với Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện tổ chức các hoạt động tuyên truyền cung cấp kiến thức chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ; vận động cán bộ, hội viên phụ nữ thực hiện tốt công tác DS-KHHGĐ, tổ chức được 4 buổi tuyên truyền trực tiếp. Bên cạnh đó, công tác chăm sóc sức khỏe phụ nữ, trẻ em, xây dựng gia đình văn minh hạnh phúc được
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 78
quan tâm và tổ chức với nhiều hoạt động phong phú như: chỉđạo 100% các cơ sở
Hội phụ nữ phối hợp tổ chức chiến dịch truyền thông lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS- KHHGĐ tới các chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ; sinh hoạt CLB những bà mẹ sinh 1 hoặc 2 con, CLB sinh con một bề, CLB chia sẻ, CLB gia
đình hạnh phúc, tổ chức tọa đàm giảm sinh và giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên, tổ chức khám sức khỏe và làm dịch vụ KHHGĐ ….được 186 buổi với 14.880 lượt người dự. Tổ chức 11 buổi truyền thông về phòng, chống phát hiện sớm ung thư
vú – ung thư cổ tử cung đồng thời tổ chức khám tầm soát, phát hiện sớm ung thư vú - ung thư cổ tử cung cho 2.750 cán bộ hội viên phụ nữ và nữ cán bộ công nhân viên chức. Tiếp tục thực hiện Đề án giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi, dạy con tốt, cấp huyện đã tổ chức tuyên truyền, giao lưu CLB “Nuôi dạy con tốt” 03 buổi cho 450 người dự với các nội dung: dạy con tốt thông qua hình thức tập huấn kỹ năng nuôi dạy con ngoan, khỏe trong cơ chế thị trường. Chỉ đạo 22/22 đơn vị tổ chức sinh hoạt CLB “Nuôi dạy, con tốt” với chủđề chăm sóc mẹ và bé sau sinh, không phân biệt đối xử giữa con trai và gái, thực trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, “Mang thai ở
tuổi vị thành niên”, “Kết nối yêu thương” ...cho trên 5.280 lượt hội viên. Hội phụ nữ
huyện đã phối hợp với các công ty như: công ty cổ phần dầu thực vật Cái Lân, Nhãn hàng Neptune, Nhãn hàng Obimin tổ chức các buổi Hội thảo về cân bằng dinh dưỡng với chủđề “Xu hướng chăm sóc sức khỏe trong thời đại mới”, truyền thông tư vấn dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho các bà mẹ đang mang thai và nuôi con nhỏ... thu hút
đông đảo các bà mẹ tham gia hưởng ứng. (Trung tâm GS-KHHGĐ, 2014)
* Hội Nông dân huyện
Ngay từđầu năm, Hội nông dân huyện đã đưa các chỉ tiêu dân số -KHHGĐ
vào chỉ tiêu thi đua của Hội và giao tới cơ sở, chỉ đạo Hội nông dân các xã, thị
trấn phối hợp với Ban DS–KHHGĐ nâng cao chất lượng sinh hoạt của các câu lạc bộ nam nông dân, đã tổ chức được 20 buổi truyền thông lồng ghép về Dân số- KHHGĐ với 1.758 người tham dự, vận động các hội viên không sinh con thứ ba trở lên và không lựa chọn giới tính thai nhi kết hợp với tọa đàm “Vai trò của Hội nông dân cơ sở với việc xây dựng nông thôn mới”(Trung tâm DS-KHHGĐ, 2014)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 79
Hội nông dân huyện đã phối hợp với Trung tâm DS – KHHGĐ tổ chức 02 buổi tuyên truyền chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho nam giới trong độ tuổi sinh đẻ cho 178 hội viên nam nông dân góp phần nâng cao nhận thức của nam nông dân về vai trò, trách nhiệm của nam giới trong thực hiện công tác dân số
- KHHGĐ. Vận động nông dân tích cực tham gia thực hiện tốt qui chế dân chủ ở cơ sở và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hoá”(Trung tâm DS-KHHGĐ, 2014).
* Phòng Y tế
Phòng Y tế huyện thường xuyên phối hợp với các ngành, đoàn thể có liên quan đẩy mạnh công tác xã hội hoá chăm sóc sức khoẻ, tuyên truyền giáo dục cho nhân dân về vệ sinh phòng bệnh, chăm sóc sức khoẻ. Tổ chức các cuộc kiểm tra về
lĩnh vực y tế, hành nghề y dược tư nhân, vệ sinh phòng dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm góp phần nâng cao nhận thức và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Tham gia vào Ban quản lý Đề án Tầm soát, phát hiện một số dị tật, bệnh bẩm sinh thông qua sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh huyện Gia Lâm giai
đoạn 2013-2015 và là cơ quan thường trực trong việc kiểm tra, giám sát các cơ
sở y tế ngoài công lập về việc sử dụng trang thiết bị y tế chẩn đoán giới tính gây mất cân bằng giới tính khi sinh.
b. Sự tham gia của người dân
Sự tham gia vào các tổ chức đoàn thể xã hội phần nào phản ánh trình độ phát triển kinh tế, xã hội của người dân. Người dân tham gia vào các tổ chức xã hội sẽ có cơ hội được học tập, giao lưu chia sẻ kinh nghiệm làm kinh tế và rất
nhiều lợi ích khác về tinh thần.
Nghiên cứu đã chỉ ra những hộ có mức độ tham gia vào các tổ chức xã hội thường xuyên hơn sẽ năm bắt được nhiều thông tin hơn qua đó có cơ hội làm ăn phát triển kinh tế và có đời sống tinh thần phong phú hơn. cụ thể Dương Xá có tỷ lệ người tham ra vào các tổ chức xã hội ở mức độ thương xuyên cao nhất với 56,67% tiếp đến là Dương Quang 50% và Kiêu Kỵ lý do được đưa ra là họ có rất ít thời gian do còn bận kinh doanh buôn bán và làm nghề. Tỷ lệ thỉnh thoảng đến không bao giờ tham gia vào các tôt chức xã hội vẫn đang chiếm đa số tại các xã điều tra. Điều này
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 80
sẽ làm mất đi một kênh thông tin vô cùng quan trọng và hữu ích trong việc truyền tải thông tin về chính sách pháp luật cũng như học hỏi kinh nghiệm và làm giàu thêm
đời sống tinh thần của người dân. Từ đó làm giảm chất lượng cuộc sống.
Bảng 4.25 Tần suất tham gia của các hộ dân vào các tổ chức xã hội địa phương
TT Mức độ tham gia Tỷ lệ (%)
Dương Xá Kiêu Kỵ Dương Quang
1 Thường xuyên 56,67 40,00 50,00
2 Thỉnh thoảng 30,00 33,33 33,33
3 Rất ít 6,67 20,00 13,33
4 Không bao giờ 6,67 6,67 3,33
(Nguồn:Kết quả tổng hợp phiếu điều tra người dân tại các xã đại diện, 2014)
4.2.4 Điều kiện kinh tế hộ gia đình
Dương Xá là xã có điều kiện kinh tế khá phát triển, ngoài ngành chăn nuôi
gia súc, gia cầm và NTTS, ngành công nghiệp, thương mại và dịch vụ do xã quản lý đang ngày càng thu hút đông đảo lao động tham gia nhất là lực lượng lao động trẻ, mới tốt nghiệp. Tổng số hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn là 846 hộ với 1.240 lao động trong đó 90% số hộ kinh doanh hoạt động có hiệu quả. Ngoài ra trên địa bàn xã còn có HTX Thương Mại liên kết với công ty TNHH Hương Quỳnh sản xuất giấy vệ sinh cao cấp, các hình thức bán buon bán lẻ cũng phát triển và có doanh thu cao. đang tạo đà cho người dân phát triển kinh tế, nâng cao
mức sống (Dương Xá, 2014).
Kiêu Kỵ cũng là xã có cơ cấu ngành nghề đang dạng, ngoài ngành chăn nuôi gia súc gia cầm khá phát triển Kiêu Kỵ còn nổi tiếng bởi làng nghề vàng, bạc, làm đồ giả da,.... thu hút được nhiều lao động tham gia. Là điều kiện thuận
lợi cho địa phương phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.
Dương Quang là xã thuần nông, với ngành nghề chính là sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi gia súc gia cầm, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 81
vụ và thương mại phát triển còn hạn chế vì vậy kinh tế địa phương còn gặp nhiều
khó khăn.
Bảng 4.26 Tài sản nhà ở của hộ tại các xã điều tra
Chỉ tiêu SL (hDương Xáộ) CC (%) SL (hKiêu Kỵộ) CC (%) SL (hDươộ) ng Quang CC (%)
Nhà ngói 8 26,67 9 30 12 40,00
Nhà mái bằng 15 50 13 43,33 16 53,33
Nhà tầng 7 23,33 8 26,67 2 6,67
(Nguồn:Kết quả tổng hợp phiếu điều tra người dân tại các xã đại diện, 2014)
Bảng 4.27 Tình hình tài sản phục vụ đời sống và sản xuất
Diễn giải
Dương Xá Kiêu Kỵ Dương Quang
SL (hộ) SL(chiếc) SL (hộ) SL(chiếc) SL (hộ) SL(chiếc)
Xe đạp 24 31 20 25 30 35 Xe máy 23 35 25 45 16 20 Ti vi 28 35 29 38 22 24 Tủ lạnh 16 16 20 20 10 10 Điện thoại CĐ 24 24 25 25 20 20 Giường 30 70 30 80 30 75 Ô tô/công nông 10 10 12 14 5 5
(Nguồn: Kết quả tổng hợp phiếu điều tra người dân tại các xã đại diện, 2014)
Theo bảng 4.26 và 4.27 cũng cho thấy điều kiện của các hộ tại Dương Xá và
Kiệu Kỵ tốt hơn Dương Quang vì vậy 2 xã trên có nhiều điều kiện hơn để chăm lo giáo dục cho con cái nhờ vậy trình độ học vấn tại 2 xã cũng cao hơn so với Dương Quang. Do điều kiện kinh tế khá giả nên môi trường sống của các gia đình tại Dương Xá và Kiêu Kỵ có điều kiện để đầu tư hơn cho sức khỏe, chế độ ăn uống tốt