Tỷ lệ tham gia của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vào thị trƣờng

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán thực trạng, kinh nghiệm quốc tế và hướng hoàn thiện (Trang 53 - 61)

1. Địa vị pháp lý của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài

2.5.1. Tỷ lệ tham gia của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vào thị trƣờng

bảo đảm được đối xử bình đẳng trong hoạt động đầu tư; bảo đảm đầu tư trong việc thay đổi pháp luật, chính sách; chuyển vốn tài sản ra nước ngoài; bảo đảm thực hiện các cam kết quốc tế về mở cửa thị trường; bảo đảm quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp bằng con đường tố tụng Trọng tài, Toà án.

2.5. Quy chế pháp lý nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam khoán Việt Nam

2.5.1. Tỷ lệ tham gia của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vào thị trƣờng chứng khoán Việt Nam chứng khoán Việt Nam

Đây là quy định quan trọng nhất thể hiện quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia vào thị trường chứng khoán.

Đây cũng là quy định thể hiện rõ chính sách thu hút vốn đầu tư gián tiếp thông qua thị trường chứng khoán của mỗi quốc gia. Nó là công cụ điều chỉnh dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào thị trường vốn của mỗi quốc gia.

Cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán các quy định về tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán ngày càng hoàn thiện theo hướng nâng cao tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài.

Phù hợp với sự phát triển của thị trường chứng khoán, pháp luật nước ta đã có nhiều văn bản quy định về tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán cụ thể:

* Quyết định 146/2003/QĐ-TTg ngày 17/7/2003 của Thủ tướng chính phủ về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam quy định như sau:

53

“ Điều 1: Tổ chức, cá nhân nước ngoài mua, bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam được nắm giữ tối đa 30% tổng số cổ phiếu niêm yết của tổ chức phát hành.

Điều 2. Tỷ lệ góp vốn của tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài trong Công ty Chứng khoán liên doanh hoặc Công ty Quản lý Quỹ liên doanh tối đa là 49% vốn điều lệ.

Điều 3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được nắm giữ không giới hạn tỷ lệ trái phiếu lưu hành trên thị trường chứng khoán Việt Nam”

* Quyết định số 36/2003/QĐ -TTg ngày 11 tháng 3 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ Góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam quy định như sau:

“ Điều 3. “Doanh nghiệp Việt Nam” nhận vốn góp, bán cổ phần cho các Nhà đầu tư nước ngoài bao gồm: Doanh nghiệp Nhà nước thực hiện cổ phần hoá, Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty hợp danh, Liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngành nghề do Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc uỷ quyền Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố ở từng thời kỳ.

Điều 4. Mức góp vốn, mua cổ phần

Mức góp vốn, mua cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài ở doanh nghiệp Việt Nam theo Điều 3 Quy chế này tối đa bằng 30% vốn điều lệ của doanh nghiệp Việt Nam”

* Quyết định số 238/2005/QĐ-TTg ngày 29/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ về tỷ lên tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Quyết định này thay thế quyết định số 146/2003/QĐ-TTg.

54

“ Điều 1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài mua, bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam được nắm giữ:

a) Tối đa 49% tổng số cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch của một tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch trên Trung tâm giao dịch chứng khoán. Đối với tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần theo Nghị định số 38/2003/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2003 thì tổng số cổ phiếu niêm yết là số cổ phiếu phát hành ra công chúng theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b) Tối đa 49% tổng số chứng chỉ quỹ đầu tư niêm yết, đăng ký giao dịch của một quỹ đầu tư chứng khoán.

c) Không giới hạn tỷ lệ nắm giữ đối với trái phiếu lưu hành của tổ chức phát hành.

Điều 2. Tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài được góp vốn, mua cổ phần, góp vốn liên doanh thành lập Công ty chứng khoán hoặc Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán tối đa là 49% vốn điều lệ

Các văn bản này đã bị thay thế bởi quyết định số 88/2009/QĐ – TTg ngày 18/6/2009 và 55/2009/QĐ –TTg ngày 15/4/2009 của Thủ tướng chính phủ. Đây là 2 văn bản đang có hiệu lực quy định về tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

* Quyết định số 88/2009/QĐ – TTg quy định:

Điều 3. Mức góp vốn, mua cổ phần

1. Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của các công ty đại chúng theo tỷ lệ quy định của pháp luật về chứng khoán và các văn bản hướng dẫn liên quan.

55

2. Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực, ngành nghề thuộc pháp luật chuyên ngành theo tỷ lệ quy định của pháp luật chuyên ngành đó.

3. Tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh thương mại dịch vụ tuân theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

4. Đối với doanh nghiệp Việt Nam hoạt động đa ngành nghề, đa lĩnh vực, bao gồm cả một số ngành nghề, lĩnh vực có quy định khác nhau về tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài thì nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn, mua cổ phần không quá mức của ngành nghề, lĩnh vực có quy định tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài thấp nhất.

5. Đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu, nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần theo tỷ lệ tại phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhưng không vượt mức quy định nếu doanh nghiệp chuyển đổi hoạt động trong các lĩnh vực thuộc các trường hợp nêu tại khoản 2, 3, 4 Điều này.

6. Ngoài các trường hợp nêu trên, nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn, mua cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam với mức không hạn chế.

* Quyết định 55/2009/QĐ – TTg quy định:

Điều 2. Nhà đầu tư nước ngoài mua, bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam được nắm giữ:

1. Đối với cổ phiếu: tối đa 49% tổng số cổ phiếu của công ty cổ phần đại chúng.

Trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác thì áp dụng theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Trường hợp tỷ lệ sở hữu bên nước

56

ngoài được phân loại theo danh mục các ngành nghề cụ thể thì áp dụng theo danh mục phân loại.

2. Đối với chứng chỉ quỹ đầu tư đại chúng: tối đa 49% tổng số chứng chỉ quỹ đầu tư của một quỹ đầu tư chứng khoán đại chúng.

3. Đối với công ty đầu tư chứng khoán đại chúng: tối đa 49% vốn điều lệ của một công ty đầu tư chứng khoán đại chúng.

4. Đối với trái phiếu: tổ chức phát hành có thể quy định giới hạn tỷ lệ nắm giữ đối với trái phiếu lưu hành của tổ chức phát hành.

Điều 3. Tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài được tham gia thành lập công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ tại Việt Nam như sau:

1. Chỉ có tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài được góp vốn mua cổ phần thành lập công ty chứng khoán. Tỷ lệ tham gia góp vốn của bên nước ngoài tối đa là 49% vốn điều lệ của công ty chứng khoán.

2. Chỉ có tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài có nghiệp vụ quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, tổ chức kinh doanh bảo hiểm nước ngoài được góp vốn, mua cổ phần thành lập công ty quản lý quỹ. Tỷ lệ tham gia góp vốn của bên nước ngoài tối đa là 49% vốn điều lệ của công ty quản lý quỹ.”

Như vậy tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán được xác định như sau:

- Đối với cổ phiếu của công ty đại chúng tỷ lệ tối đa là 49%.

Công ty đại chúng là công ty thuộc một trong 3 loại hình sau:

- Công ty đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng;

- Công ty có cổ phiếu được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán;

57

- Công ty có cổ phiếu được ít nhất một trăm nhà đầu tư sở hữu, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và có vốn điều lệ đã góp từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên (điều 25 - Luật chứng khoán)

Như vậy khái niệm công ty đại chúng rộng hơn khái niệm các công ty đã được niêm yết. Thường thì sau khi trở thành công ty đại chúng, doanh nghiệp sẽ tiến hành niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung.

- Đối với cổ phiếu của các loại công ty cổ phần khác là không hạn chế trừ trường hợp:

+ Lĩnh vực, ngành nghề quy định tỷ lệ riêng thì áp dụng theo quy định riêng đó. Trường hợp kinh doanh đa ngành, lĩnh vực thì tỷ lệ sở hữu tối đa được xác định là tỷ lệ ở ngành, lĩnh vực thấp nhất.

Theo Nghị định số 69/2007/NĐ-CP ngày 20/4/2007 của Chính phủ về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tại các ngân hàng thương mại Việt nam:

“ Điều 4. Nguyên tắc sở hữu cổ phần đối với nhà đầu tư nước ngoài 1. Tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài (bao gồm cả cổ đông nước ngoài hiện hữu) và người có liên quan của các nhà đầu tư nước ngoài đó không vượt quá 30% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam.

2. Mức sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư nước ngoài không phải là tổ chức tín dụng nước ngoài và người có liên quan của nhà đầu tư nước ngoài đó không vượt quá 5% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam.

3. Mức sở hữu cổ phần của một tổ chức tín dụng nước ngoài và người có liên quan của tổ chức tín dụng nước ngoài đó không vượt quá 10% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam.

58

4. Mức sở hữu cổ phần của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài và người có liên quan của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài đó không vượt quá 15% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam.

Trường hợp đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ căn cứ đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, quyết định mức sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài và người có liên quan của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài đó vượt quá 15%, nhưng không được vượt quá 20% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam.

5. Trường hợp tổ chức tín dụng nước ngoài nắm giữ trái phiếu chuyển đổi, khi chuyển đổi trái phiếu sang cổ phiếu phải đảm bảo tỷ lệ sở hữu cổ phần theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này.

6. Tổng mức sở hữu cổ phần của các tổ chức tín dụng nước ngoài tại một ngân hàng thương mại nhà nước được cổ phần hoá như tổng mức sở hữu cổ phần của các ngân hàng Việt Nam tại ngân hàng thương mại nhà nước đó. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thực hiện quy định này.

7. Ngân hàng Việt Nam quyết định tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại ngân hàng nhưng không vượt quá các tỷ lệ quy định tại Điều này”.

Như vậy trong lĩnh vực ngân hàng thì tỷ lệ góp vốn tối đa vào các ngân hàng thương mại tại Việt Nam của phía nước ngoài không quá 30%.

+ Đối với các công ty kinh doanh thương mại dịch vụ thì tỷ lệ sở hữu tuân theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Việt Nam đã gia nhập WTO, trong biểu cam kết dịch vụ có quy định cụ thể về lộ trình mở cửa thị trường trong lĩnh vực này. Nhìn chung theo biểu cam kết hiện tại mức mở cửa thị trường tối thiểu là 49%.

59

- Đối với chứng chỉ quỹ đầu tư đại chúng: tối đa 49% tổng số chứng chỉ quỹ đầu tư của một quỹ đầu tư chứng khoán đại chúng.

- Đối với công ty đầu tư chứng khoán đại chúng: tối đa 49% vốn điều lệ của một công ty đầu tư chứng khoán đại chúng.

- Đối với trái phiếu: tổ chức phát hành có thể quy định giới hạn tỷ lệ nắm giữ đối với trái phiếu lưu hành của tổ chức phát hành.

Như vậy, quy định về tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam tại quyết định 88/2009/QĐ-TTg và 55/2009/QĐ-TTg khác với quy định tại Quyết định 146/2003/QĐ-TTg ngày 17/7/2003; Quyết định số 36/2003/QĐ -TTg ngày 11 tháng 3 năm 2003; Quyết định số 238/2005/QĐ-TTg ngày 29/9/2005:

+ Khái niệm nhà đầu tư nước ngoài : khái niệm nhà đầu tư nước ngoài theo hai văn bản đang có hiệu lực pháp luật rộng hơn các văn bản trước đó bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà tỷ lệ sở hữu của bên nước ngoài trên 49% ( mục 2.2 đã phân tích).

+ Tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài là 49% nhưng theo quyết định 238/2005/QĐ-TTg là tại các Công ty niêm yết còn tại quyết định 55/QĐ- TTg/2009 là tại Công ty đại chúng.

+ Quyết định 88/2009/QĐ-TTg và 55/2009/QĐ-TTg quy định chi tiết rõ, cụ thể các trường hợp hơn tại quyết định số 238/2005/QĐ-TTg ví dụ trường hợp luật chuyên ngành quy định khác …

+ Quyết định 88/2009/QĐ-TTg và 55/2009/QĐ-TTg không quy định việc sở hữu cổ phần ở doanh nghiệp FDI chuyển thành công ty cổ phần trong khi Quyết định 238/2005/QĐ-TTg có quy định về vấn đề này..

60

Tuy quy định đã khá đầy đủ nhưng hiện tại các quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn có một số tồn tại:

+ Tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào công ty đại chúng là 49% có hợp lý không khi mà cùng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh nhưng nếu góp vốn vào công ty không phải công ty đại chúng, đầu tư trực tiếp thì tỷ lệ góp vốn cao hơn. Tỷ lệ này có phù hợp với thực tế các doanh nghiệp FDI đã chuyển thành công ty cổ phần đang niêm yết hay không?

+ Chưa quy định tỷ lệ của nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào quỹ thành viên.

Quy định về tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia trên thị trường chứng khoán là quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư nước ngoài thể hiện ở chỗ họ chỉ được mua, bán trong phạm vi ấy. Trường hợp tỷ lệ tham gia cùa nhà đầu tư nước ngoài lớn hơn tỷ lệ cho phép thì nhà đầu tư nước ngoài chỉ được bán mà không được mua cho đến khi tỷ lệ này bằng tỷ lệ cho phép.

2.5.2. Các quyền của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam

Là bộ phận cấu thành địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán nhưng Luật chứng khoán không có điều luật cụ thể nào quy định về quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư nói chung, nhà đầu tư nước ngoài nói riêng. Tuy nhiên thông qua các văn bản pháp luật về đầu tư, chứng khoán có thể xác định những quyền và nghĩa vụ cơ bản của nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia thị trường chứng khoán như sau:

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán thực trạng, kinh nghiệm quốc tế và hướng hoàn thiện (Trang 53 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)