1. Địa vị pháp lý của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài
1.5. Áp dụng điều ƣớc quốc tế và pháp luật nƣớc ngoài trong lĩnh
vực đầu tƣ chứng khoán.
Liên quan tới yếu tố nước ngoài nên có khả năng cần phải áp dụng điều ước quốc tế và pháp luật nước ngoài trong hoạt động đầu tư chứng khoán.
Điều 5 Luật đầu tư quy định:
“ Áp dụng pháp luật đầu tư, điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán đầu tư quốc tế . . .
3. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế đó.
4. Đối với hoạt động đầu tư nước ngoài, trong trường hợp pháp luật Việt Nam chưa có quy định, các bên có thể thỏa thuận trong hợp đồng việc áp dụng pháp luật nước ngoài và tập quán đầu tư quốc tế nếu việc áp dụng pháp luật nước ngoài và tập quán đầu tư quốc tế đó không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”
Điều 3 Luật chứng khoán quy định:
31
2. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế đó. Chính phủ quy định cụ thể việc thực hiện điều ước quốc tế phù hợp với lộ trình hội nhập và cam kết quốc tế”
Điều 3 Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ hướng dẫn Luật đầu tư quy định
“ Áp dụng pháp luật đầu tư, điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán đầu tư quốc tế
1. Việc áp dụng pháp luật đầu tư, điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán đầu tư quốc tế thực hiện theo quy định tại Điều 5 của Luật Đầu tư.
2. Trường hợp pháp luật Việt Nam được ban hành sau khi Việt Nam là thành viên của điều ước quốc tế có quy định thuận lợi hơn so với quy định của điều ước quốc tế đó thì nhà đầu tư có quyền lựa chọn việc áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế hoặc pháp luật Việt Nam”
Như vậy, theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực đầu tư và chứng khoán thì như thông lệ trong hệ thống pháp luật Việt Nam là ưu tiên áp dụng điều ước quốc tế khi điều ước quốc tế có quy định khác Luật đầu tư và Luật chứng khoán.
Riêng trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài các bên có thể thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài và tập quán quốc tế trong trường hợp:
* Pháp luật Việt Nam không có quy định.
* Việc áp dụng pháp luật nước ngoài không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
Ngoài trường hợp này, theo các quy định khác của pháp luật Việt Nam, có thể pháp luật nước ngoài cũng sẽ được áp dụng khi các quy định của pháp luật ( như Bộ luật dân sự 2005) dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài.
32
CHƢƠNG 2
PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NHÀ ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN 2.1. Các văn bản pháp luật điều chỉnh địa vị pháp lý của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trên thị trƣờng chứng khoán.
* Luật đầu tư được Quốc hội khoá 11 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2006.
Luật đầu tư quy định về hoạt động đầu tư nhằm mục đích kinh doanh; quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; khuyến khích và ưu đãi đầu tư; quản lý nhà nước về đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài.
Luật đầu tư áp dụng đối với Nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài.
Nội dung của luật đầu tư bao gồm ngoài các quy định chung về đầu tư còn lại chủ yếu là các quy định liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp của các nhà đầu tư. Hoạt động đầu tư gián tiếp hình thức thông qua mua, bán cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác của tổ chức, cá nhân và thủ tục thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp theo quy định của pháp luật về chứng khoán và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Tuy nhiên Luật đầu tư chứa đựng những quy định chung về đầu tư trong có đầu tư trên thị trường chứng khoán.
* Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/6/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư. Theo quy định tại điều 1 của Nghị định thì phạm vi và đối tượng điều chỉnh của Nghị đinh như sau:
33
a) Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005 về hoạt động đầu tư nhằm mục đích kinh doanh; quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; khuyến khích và ưu đãi đầu tư; quản lý nhà nước về đầu tư tại Việt Nam;
b) Hoạt động đầu tư ra nước ngoài; hoạt động đầu tư theo hình thức Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao, Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh, Hợp đồng xây dựng - chuyển giao thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ;
c) Hoạt động đầu tư gián tiếp theo các hình thức mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác, đầu tư chứng khoán và đầu tư thông qua định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không tham gia trực tiếp vào quản lý, điều hành tổ chức kinh tế, thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán và pháp luật có liên quan;
d) Hoạt động đầu tư đặc thù quy định trong pháp luật chuyên ngành thì thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành đó.
2. Đối tượng áp dụng của Nghị định này bao gồm: nhà đầu tư quy định tại khoản 4 Điều 3 của Luật Đầu tư; tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư”
* Luật chứng khoán: là văn bản quy định tập trung về chứng khoán và thị trường chứng khoán gồm: về hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, dịch vụ về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
* Nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19/1/2007 của Chính phủ hướng dẫn quy định chi tiết một số điều của Luật chứng khoán. Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán về chào bán chứng khoán
34
ra công chúng, niêm yết chứng khoán, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ và công ty đầu tư chứng khoán.
* Nghị định 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước: Nghị đinh quy định về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước nhưng có những quy định về việc nhà đầu tư nước ngoài tham gia mua cổ phần của các doanh nghiệp này.
* Quyết định số 88/2009/QĐ -TTg ngày 18 tháng 6 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế Quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam. Phạm vi điều chỉnh của quy chế:
- Quy chế này quy định về việc góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam.
- . Hoạt động góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh trong một số lĩnh vực có quy định của pháp luật chuyên ngành hoặc có cam kết trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên khác với quy định tại Quy chế này thì thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành hoặc các điều ước quốc tế đó.
- Việc tham gia của bên nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam được thực hiện theo quy chế riêng do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
- Các hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chế này, bao gồm:
- Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn nước ngoài;
- Góp vốn với nhà đầu tư trong nước để thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
35
- Đầu tư thực hiện việc sáp nhập, mua lại doanh nghiệp;
- Các hoạt động đầu tư trực tiếp khác.
Đây chính là văn bản chứa đựng một số quy định việc nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường chứng khoán sơ cấp.
* Quyết định 55/2009/QĐ-TTG ngày 15/4/2009 của Thủ tướng chính phủ Về tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
* Quyết định số 121/2008/QĐ-BTC ngày 24 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy chế hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán. Đây là văn bản chứa đựng nhiều nội dung liên quan đến địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Ngoài các văn bản trên còn có một số văn bản khác liên quan đến việc xác định địa vị pháp lý của nhà đàu tư nứơc ngoài trên thị trường chứng khoán như: Nghị định số 69/2007/NĐ-CP ngày 20/4/2007 của Chính phủ quy định về nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phấn của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Như vậy đặc điểm nguồn điều chỉnh địa vị pháp lý nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam tồn tại ở nhiều văn bản nhưng không có văn bản nào quy định tập trung. Mỗi văn bản chỉ chứa đựng một số hoặc nhiều quy định liên quan đến địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán. Do đó việc tìm hiểu và áp dụng pháp luật sẽ rất khó khăn, phức tạp. Hơn nữa, nhiều vấn đề các văn bản quy định khác nhau, nhiều lĩnh vực không có văn bản điều chỉnh nên thực tế thi hành gặp nhiều vướng mắc.
36