Nguyên nhân của tăng giá thuốc

Một phần của tài liệu Khảo sát giá thuốc trên địa bàn hà nội theo phương pháp tiếp cận mới (Trang 26 - 29)

a) Quản lý nhà nước [12].

■ Do các cơ quan quản lý yếu kém trong công tác kiểm soát tình hình cung cầu trên thị trường dược phẩm. Không có dự báo về giá nguyên liệu và giá thuốc, không có chiến lược quản lý giá thuốc ngay từ khi chuyển từ bao cấp sang cơ chế thị trường.

■ Việc thực hiện các chế tài xử lý vi phạm về giá trong quá trình nhập khẩu cung ứng còn yếu kém chưa đủ mạnh. Công tác thanh tra, kiểm , tra còn chưa làm chặt chẽ, việc báo cáo còn dập khuôn, hệ thống thanh! tra chưa đồng bộ.

b) Phương thức cung ứng sử dụng thuốc [5,12].

> Mỗi công đoạn của quá trình phân phối, giá thuốc lại tăng lên một chút nên khi tới được tay người dân thì giá thuốc tăng lên rất cao.

■ Thuốc nhập khẩu về thông qua các công ty XNK đến khâu bán buôn, chênh lệch thường từ 5-10% so với giá nhập khẩu (Ví dụ: Công ty cổ phần dược liệu TW2: 5-10%, công ty dược phẩm TW1: trung bình 6-

8%).

■ Phí nhập khẩu uỷ thác đối với công ty không có chức năng XNK dược phẩm, dao động từ 0,8-1,2% theo giá CIF.

■ Công ty dược phẩm tỉnh cung ứng đến hệ thống khám chữa bệnh trong địa bàn tỉnh, mức chênh lệch theo quy định của từng địa phương do Sở tài chính vật giá quyết định trên cơ sở hoá đơn mua thuốc hợp pháp (Ví dụ: Tại Ninh Bình là 15%, Thanh Hoá là 11,5%, Bắc Ninh là 9%, HoàBình là 10-15%).

■ Giá thuốc sau khi qua các công đoạn của quá trình phân phối từ khi nhập khẩu tới bệnh viện thì giá tăng từ 20-25% so với giá nhập khẩu ban đầu.

■ Thuốc qua các công ty TNHH độc quyền phân phối do chi phí quảng cáo tiếp thị nên giá thuốc sẽ bị đẩy lên cao nữa.

■ Giá bán lẻ trên thị trường tự do tại các nhà thuốc tư nhân lại cộng thêm từ 10% -15% so với giá bán buôn.

> Việc chỉ cho phép các doanh nghiệp nhà nước tham gia dự thầu, đấu thầu theo gói thầu do vậy dẫn đến hiện tượng mua bán

chênh lệch lớn giữa giá nhập khẩu và giá bán ra. Tình trạng các địa phương chỉ giao cho các công ty dược phẩm tỉnh chịu trách nhiệm cung ứng thuốc, các. đơn vị ngoài tỉnh không được phép cung ứng cũng làm cho giá thuốc tăng lên.'

> Việc mua bán thuốc giữa các nhà thuốc và công ty TNHH không có hoá đơn tài chính theo quy định dẫn tới việc không kiểm soát được giá thuốc và trốn lậu thuế. Việc thực hiện, kiểm tra quy chế kê đơn và cấp phát theo đơn chưa được nghiêm, đó cũng là một nguyên nhân dẫn tới giá thuốc tăng cao.

c) Tình trạng độc quyền [12].

> Một số công ty nước ngoài (ZuelligsPharma Việt Nam, Diethelm Thuỵ

Sỹ) độc quyền phân phối thuốc đặc biệt là những thuốc chuyên khoa đặc trị, thuốc đang còn thời gian bảo hộ bằng phát minh, thuốc biệt dược của các công ty đa quốc gia trên thế giới.

> Các công ty TNHH Việt Nam độc quyền một số mặt hàng thuốc của các công ty nước ngoài đã đưa ra mức giá thuốc cao, nhiều khi doanh nghiệp nhà nước cũng chỉ đơn thuần nhập khẩu uỷ thác và phân phối cho những công ty này.

d) Nguyên nhân khác [12,15 ].

> Thuế nhập khẩu là một nhân tố góp phần làm tăng giá thuốc:

Thuế nhập khẩu thường được áp dụng (0-10%) với một số thuốc. Bộ Y Tế đã cấp SDK hoặc giấy phép nhập khẩu nhưng hải quan lại áp mã thuế như đối với mỹ phẩm (20-40%) do đó giá thuốc tăng lên. Việc quyết toán và hoàn trả thuế nhập khẩu cho các doanh nghiệp dược phẩm còn chậm. Việc áp giá thuế nhập khẩu theo phương pháp dựa vào giá bán lẻ như hiện nay là một nguyên nhân tăng giá thuốc.

> Sự thay đổi tỷ giá hối đoái (Giữa VNĐ và USD, Euro...) hoặc sự tăng giá của các mặt hàng trọng yếu như điện nước, xăng dầu. Hoạt động của đội ngũ trình dược viên trong các cơ sở khám chữa bệnh, việc kê đơn hưởng hoa hồng đã làm giá thuốc tăng cao.

Một phần của tài liệu Khảo sát giá thuốc trên địa bàn hà nội theo phương pháp tiếp cận mới (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)