Chủ thể trong hoạt động phòng ngừa các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm con ng-ờ

Một phần của tài liệu Đấu tranh, phòng chống các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Trang 26 - 29)

tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm con ng-ời

Phòng ngừa các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm con ng-ời tập trung vào, tr-ớc tiên, làm sáng tỏ tình hình các tội phạm này trong khoảng thời gian nhất định; phân tích tình hình hoạt

động phòng ngừa các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm con ng-ời; phân tích nguyên nhân làm phát sinh những tồn tại trong phòng ngừa các tội phạm này, bao gồm những nguyên nhân trực tiếp và những nguyên nhân gián tiếp; đ-a ra dự báo khoa học và chính xác về tình hình các tội phạm này và đề xuất các giải pháp (giải pháp chung và giải pháp cụ thể) nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa tội phạm trong phạm trù nghiên cứu.

Phòng ngừa tội phạm nói chung và các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm con ng-ời nói riêng là loại hoạt động đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa các cơ qu an nhà n-ớc, tổ chức xã hội và cá nhân công dân d-ới sự lãnh đạo của Đảng. Trong phạm vi chức năng hoạt động của mình, các chủ thể này thực hiện hoạt động phòng ngừa tội phạm một cách chủ động trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Hoạt động phòng tội phạm nói chung và các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm con ng-ời nói riêng của H ội đồng nhân dân các cấp trên thực tế mang tính chất định h-ớng chung, là loại hoạt động thúc đẩy hoạt động phòng ngừa của các chủ thể khác. Tất nhiên, với tính chất là cơ quan đại diện quyền lực nhà n-ớc ở địa ph-ơng, hoạt động phòng ngừa của Hội đồng nhân dân các cấp luôn thu hút đ-ợc sự tham gia của đông đảo các thành phần xã hội và có giá trị thực tiễn rất tích cực.

Các cơ quan quản lí hành chính, đặc biệt là các xí nghiệp, nhà máy, tr-ờng học là những cơ sở trực tiếp quản lí con ng-ời, trong đó có những đối t-ợng phạm tội hoặc vi phạm pháp luật. Vì vậy, hoạt động phòng ngừa của chủ thể này đ-ợc thực hiện qua các hình thức nh-: tăng c-ờng các biện pháp quản lí con ng-ời tại cơ sở. Qui định chặt chẽ các hoạt động sản xuất, học tập, lao động. Có kế hoạch khắc phục những

thiếu sót trong quản lí con ng-ời, tổ chức sản xuất, học tập. Kịp thời phát hiện các hiện t-ợng tiêu cực có khả năng dẫn đến hành vi phạm tội của các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm con ng-ời.

Các cơ quan Công an, Viện kiểm sát và Toà án là chủ thể chủ yếu của hoạt động phòng ngừa tội phạm nói chung và các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm con ng-ời nói riêng. Với t- cách là những cơ quan trực tiếp điều tra, truy tố, xét xử, cải tạo ng-ời phạm tội, cơ quan Công an, Toà án, Viện kiểm sát luôn hiểu rõ vai trò hàng đầu và chủ chốt của mình trong phòng ngừa tội phạm. Các biện pháp phòng ngừa do Công an, Toà án, Viện kiểm sát thực hiện mang tính nghiệp vụ cao, đồng thời có tác động mạnh mẽ trong việc hạn chế tình hình tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm con ng-ời, cũng nh- phát hiện nguyên nhân và điều kiện phạm tội.

Trong công tác phòng, chống tội phạm nói chung và các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm con ng-ời nói riêng, công dân và các tổ chức xã hội giữ một vị trí hết sức quan trọng.

Tổ chức xã hội với sự tham gia và hoà nhập rộng rãi của các thà nh viên, các tầng lớp xã hội, ngoài ý nghĩa vận động xã hội tích cực, còn có ý nghĩa quan trọng trong việc tác động vào thế giới tội phạm. Các tổ chức xã hội với tính mềm dẻo trong hoạt động luôn tác động có hiệu quả đến các phần tử có tiền án, tiền sự, tái phạm hoặc có những hành vi "bất hảo" giáp ranh với tội phạm. Các tổ chức xã hội và tập thể ng-ời lao động th-ờng là những cơ sở nắm bắt sớm nhất các hiện t-ợng phạm tội. Vì vậy, hoạt động phòng ngừa tội phạm của chủ thể này cần thiết phải đ-ợc tổ chức và có định h-ớng rõ rệt. Các tổ chức xã hội và tập thể lao động nh- Liên đoàn lao động Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản

Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Thanh tra nhân dân, Dân phòng, Tổ hoà giải... cũng có vai trò quan trọng trong hoạt động phò ng ngừa tội phạm nói chung và các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm con ng-ời nói riêng. Tuỳ thuộc vào chức năng, tính chất và qui mô hoạt động của mình, các tổ chức nói trên tham gia một cách tích cực vào hoạt động phòng ngừa tội phạm. H-ớng hoạt động chủ yếu của các tổ chức này là góp phần vào việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của Nhà n-ớc tại cơ sở của mình, đặc biệt là giáo dục, giúp đỡ những ng-ời mãn hạn tù hoặc đang phải chịu thời gian thử thách...

Với sự đa dạng về thành viên tham gia, các tổ chức xã hội có nhiều điều kiện thuận lợi trong tiếp cận, cảm hoá ng-ời phạm tội và tham gia một cách tích cực vào các ch-ơng trình phòng ngừa tội phạm của Nhà n-ớc. Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội Liên hiệp phụ nữ là những tổ chức gắn bó với các tầng lớp lao động chiếm đa số trong xã hội. Các tổ chức này luôn có những đề nghị xác đáng với các cơ quan quản lí nhà n-ớc trong việc phát hiện sai sót là nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm con ng-ời. Với vai trò quan trọng nh- trên, việc thu hút các tổ chức xã hội vào hoạt động phòng, chống các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm con ng-ời là rất cần thiết. Hơn thế nữa, việc trao cho các tổ chức xã hội chức năng phòng ngừa các tội phạm xâm

Một phần của tài liệu Đấu tranh, phòng chống các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Trang 26 - 29)