Một số đề xuất công nghệ.

Một phần của tài liệu Phương pháp xử lý sinh học kỵ khí Biogas và ứng dụng (Trang 79 - 84)

- Kiểu hầm ủ này có nhược điểm sau:

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ

4.2 Một số đề xuất công nghệ.

4.2.1.Công nghệ xử lý chất thải bằng công nghệ BioGas kết hợp bể lọc thô và bể lọc sinh học

Môn Công nghệ môi trường

Thuyết minh công nghệ

Công nghệ này dựa nguyên lí hoạt động của vi sinh vật kỵ khí. Trong điều kiện khơng có oxi các vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ biến thành năng lượng hoạt động và khí mê tan. Hỗn hợp khí CH4 (Metan) , hidrosunfur (H¬2S), NOx, CO2….tạo thành khí biogas.

Hiệu suất xử lý BOD đạt khoảng 60%, do đó cần xử lý giai đoạn hai để đạt tiêu chuẩn về môi trường.

Thông thường cứ khoảng 1m3 khối thể tích ủ sẽ sinh ra 500L biogas, mỗi gia đình 5-6 người chỉ cần xây HU thể tích 4m3.

Đối với các HU thể tích nhỏ hơn 100m3 cơng nghệ sử dụng là hầm ủ TG_BP, KT1, KT2 hoặc hầm composite ( <10m3)

Đối với các HU thể tích lớn hơn 100m3( qui mô trang trại) công nghệ nên sử dụng là HDPE vì sẽ giảm đáng kể chi phí đầu tư. Loại hình này có thể chạy cả máy phát điện dùng biogas.

Nước thải sau khi qua hệ thống biogas sẽ chảy qua hệ thống lọc thô nhằm làm trong nước trước khi thải xuống ao sinh học. Căn từ bể lọc thô sẽ được dùng làm phân bón cho cây trồng. Sau thời gian sử dụng ( khoảng 1 năm) thì cặn trong Hu nên được vét ra, nhằm trả lại thể tích phân hủy và làm nguồn phân hữu cơ rất tốt. Ao sinh hoc chứa các loại thực vật thủy sinh như bèo, lục bình… sẽ hút các thành phần lơ lửng trong nước biến thành sinh khối. Nước thải sau đó cần được khử trùng khi thải ra môi trường.

Lưu ý: Nếu chúng ta bổ sung hệ thống hiếu khí phía sau cơng trình biogas và khử

trùng hệ thống trên hồn tồn có thể đạt tiêu chuẩn cột A QCVN 24:2009/BTNMT

4.2.2.Cơng nghệ DEWATS

Ngồi ra hiện nay một cơng nghệ đang được sử dụng phổ biến và có hiệu quả như là một giải pháp hữu hiệu choxử lý nước thải phân tán từ các cụm dân cư, bệnh viện, khách sạn, trang trại, các lò giết mổ gia súc,gia cầm và cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các nước đang phát triển là công nghệ DEWATS do Hiệp hội Nghiên cứu và Phát triển ngồi nước Bremen (BORDA) của Cộng hịa Liên bang Đức đã giới thiệu đang được áp dụng rộng rãi ở các tỉnh Tây Nam Bộ nước ta bởi giải pháp xử lý nước thải phân tán DEWATS là một giải pháp mới cho việc xử lý nước thải hữu cơ có quy mơ dưới 1.000 m3/ngày đêm.

Ưu điểm của giải pháp này là hiệu quả xử lý cao, hoạt động tin cậy, lâu dài, thích ứng

với sự dao động về lưu lượng, không cần tiêu thụ điện năng nếu khu vực xử lý có độ dốc thích hợp, cơng nghệ xử lý thân thiện với môi trường, xử lý nước thải nhờ các vi sinh vật có trong nước thải hoặc nhờ q trình tự nhiên mà khơng sử dụng đến hóa chất, đặc biệt là yêu cầu vận hành và bảo dưỡng đơn giản, chi phí rất thấp.

Một số mơ hình DEWATS tại Việt Nam.

Hiện nay đã có hơn 500 hệ thống DEWATS đang hoạt động hiệu quả ở các nước như Inđonêsia Ấn Độ, Philipin, Trung Quốc, Việt Nam và các nước Nam Phi. Tại Việt Nam, hệ thống DEWATS đã áp dụng xử lí nước thải tại:

+ Bệnh viện nhi Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

+ Bệnh viện đa khoa Kim Bảng, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

Môn Công nghệ môi trường

+ Trung tâm cứu hộ gấu Tam Đảo.

Hình 4.2 Sơ đồ cơng nghệ DEWATS.

Hệ thống DEWATS gồm có bốn bước xử lý cơ bản với các cơng trình đặc trưng:

+ Xử lý sơ bộ bậc một: Quá trình lắng loại bỏ các cặn lơ lửng có khả năng lắng được,

giảm tải cho các cơng trình xử lý phía sau.

+ Xử lý bậc hai: Quá trình xử lý nhờ các vi sinh vật kị khí để loại bỏ các chất rắn lơ

lửng và hồ tan trong nước thải. Giai đoạn này có hai cơng nghệ được áp dụng là bể phản ứng kị khí Baffle Reactor (BF) có các vách ngăn và bể lắng kị khí Anarobic Filter (AF). Bể phản ứng kị khí với các vách ngăn giúp cho nước thải chuyển động lên xuống. Dưới đáy mỗi ngăn, bùn hoạt tính được giữ lại và duy trì, dịng nước thải vào liên tục được tiếp xúc và đảo trộn với lớp bùn hoạt tính có mật độ vi sinh vật kị khí cao, nhờ đó mà q trình phân huỷ các hợp chất hữu cơ trong nước thải được diễn ra mạnh mẽ giúp làm sạch nước thải hiệu quả hơn các bể tự hoại thông thường. Bể lọc kị khí với vật liệu lọc có vai trị là giá đỡ cho các vi sinh vật phát triển, tạo thành các màng vi sinh vật. Các chất ơ nhiễm hồ tan trong nước thải được xử lý hiệu quả hơn khi đi qua các lỗ rỗng của vât liệu lọc và tiếp xúc với các màng vi sinh

vật.Tồn bộ phần kị khí nằm dưới đất, khơng gian phía trên có thể sử dụng làm sân chơi, bãi để xe... Điều này rất thích hợp với các khu vực thiếu diện tích xây dựng.

+ Xử lý bậc ba: Q trình xử lý hiếu khí. Cơng nghệ áp dụng chủ yếu của bước này là

bãi lọc ngầm trồng cây dịng chảy ngang. Ngồi q trình lắng và lọc tiếp tục xảy ra trong bãi lọc thì hệ thực vật trồng trong bãi lọc góp phần đáng kể trong xử lý nước thải nhờ khả năng cung cấp ô xy qua bộ rễ của cây xuống bãi lọc tạo điều kiện hiếu khí cho các vi sinh vật lớp trên cùng của bãi lọc. Bộ rễ của thực vật cũng là mơi trường sống thích hợp cho các vi sinh vật có khả năng tiêu thụ các chất dinh dưỡng có trong nước thải, tăng hiệu quả xử lý của bãi lọc. Ngoài ra thực vật trong bãi lọc hấp thụ các chất dinh dưỡng như Nitơ và Phốtpho. Nước sau bãi lọc trồng cây thường khơng cịn mùi hơi thối như đầu ra của các cơng trình xử lý kị khí.

+ Khử trùng: hồ chỉ thị với chiều sâu lớp nước nông được thiết kế để loại bỏ các vi

khuẩn gây bệnh nhờ bức xạ mặt trời xuyên qua lớp nước trong hồ. Tuy nhiên, đối với nước thải có lượng vi sinh vật gây bệnh cao thì việc sử dụng hoá chất khử trùng là điều cần thiết.

Một phần của tài liệu Phương pháp xử lý sinh học kỵ khí Biogas và ứng dụng (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w