Các hệ thống ni tảo

Một phần của tài liệu Phương pháp xử lý sinh học kỵ khí Biogas và ứng dụng (Trang 46 - 48)

- Giai đoạn III: Giai đoạn sinh khí Mêtan

2.4.1.2.Các hệ thống ni tảo

Có 3 hệ thống ni tảo và chế biến tảo chính tùy theo ngun liệu để ni tảo và việc sử dụng sinh khối tảo đạt được:

- Hệ thống nuôi các dòng tảo chọn lọc sử dụng các nguồn nước tự nhiên, chất

khoáng chất dinh dưỡng, CO2. Tảo do hệ thống này sản xuất làm thực phẩm cho người.

- Hệ thống nuôi tảo bằng nước cống rãnh hoạc nước thải công nghiệp. Trong hệ

thống này quần thể tảo gồm nhiều lồi khác nhau và có sự hiện diện của một số lớn vi khuẩn. Hệ thống này được dùng để xử lí nước thải, tảo sản xuất được dùng để làm thức ăn cho gia súc hoặc sản xuất năng lượng.

Môn Công nghệ môi trường

Hệ thống 2 phù hợp với mục tiêu xử lí nước thải. Các chất hữu cơ trong nước thải hay bùn đưa vào hệ thống được phân hủy bởi vi khuẩn, nguồn oxy cho hệ thống phân hủy này được sản sinh từ quá trình quang hợp của tảo. Tảo sử dụng năng lượng mặt trời và các chất dinh dưỡng sản sinh từ quá trình phân hủy chất hữu cơ của vi khuẩn để tổng hợp sinh khối tảo bằng quá trình quang hợp.

Hệ thống thâm canh tảo.

Hệ thống thâm canh tảo là một ao chia ra làm nhiều rãnh dài có trang bị hệ thống sục khí và khuấy trộn. Nó có tỉ lệ/thể tích lớn, độ sâu chỉ từ 0,2 – 0,6 m để cho ánh sang có thể khuếch tán tới đáy ao. Hệ thống này có thể được nạp nước thải trong vịng 12 tiếng đồng hồ (khoảng thời gian có ánh sáng mặt trời). Nước chảy ra từ hệ thống này chứa hàm lương tảo cao được đưa vào một hệ thống tách tảo. Nước thải sau khi xử lí và tách tảo thường đạt được các chỉ tiêu như BOD5 khoảng 20mg/l và DO khoảng 0,5 mg/l. Thời gian lưu tồn tối thiểu của nước thải trong hệ thống nên lớn nên lớn hơn 1,8 ngày vì đây là tuổi thọ tối thiểu của một thế hệ tảo trong hệ thống. Thời gian lưu tồn tối đa của nước thải trong hệ thống phải nhỏ hơn 8 ngày vì nếu HRT quá 8 ngày thì hệ thống sẽ hoạt động dưới tải (thiếu chất dinh dưỡng) đưa đến năng suất tảo thấp.

Hình 2.23 : Sơ đồ của một ao ni tảo thâm canh- Polprasert, 1989)

(Lê Hồng Việt – giáo trình kỹ thuật xử lí nước thải tập 2)

Một phần của tài liệu Phương pháp xử lý sinh học kỵ khí Biogas và ứng dụng (Trang 46 - 48)