MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG TRONG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong giải quyết vụ án hình sự (Trang 92 - 111)

HỆ GIỮA CÁC CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG TRONG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÌNH SỰ

3.2.1. Những vấn đề đặt ra cho mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong giải quyết vụ án hình sự

- Tình hình tội phạm trong thời gian tới sẽ diễn biến phức tạp, thủ đoạn hoạt động tinh vi xảo quyệt hơn

Theo dự báo trong những năm tới, tình hình chính trị thế giới sẽ có nhiều biến đổi, kinh tế - xã hội của đất nước phát triển sẽ có những ảnh hưởng

tích cực và tiêu cực đến diễn biến của tình hình tội phạm. Để thực hiện kế hoạch phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành theo định hướng xã hội chủ nghĩa sẽ tạo ra nhiều thuận lợi, nhưng cũng không ít thách thức, khó khăn và sự phức tạp về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội thể hiện trên một số điểm sau:

Tình trạng thiếu việc làm tạo ra đội quân thất nghiệp lớn, tạo sức ép nặng nề cho tình hình tội phạm. Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa góp phần nâng cao đời sống của đại đa số dân cư nhưng kéo theo là hành loạt những vấn đề xã hội. Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ nét; sự suy thoái đạo đức, lối sống; tội phạm mới phát sinh như đầu cơ cổ phiếu, phá sản giả tạo, che giấu nguy cơ phá sản; tội phạm hoạt động xuyên quốc gia, tội phạm có tính quốc tế, tội phạm sử dụng phương tiện kỹ thuật mới, tội phạm có tổ chức hoạt động tẩy rửa tiền, khủng bố, cướp kho bạc, ngân hàng, tội phạm về môi trường...

Sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), quan hệ đối ngoại của nước ta ngày càng phát triển, tiến tới một ASEAN tự do, công dân các nước trong ASEAN được miễn thị thực khi nhập cảnh vào các nước trong khối. Nước ta thực hiện chính sách mở, khuyến khích thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp thì các yếu tố tiêu cực cũng du nhập vào nước ta làm tình hình tội phạm diễn biến phức tạp.

Về tội phạm xâm phạm trật tự xã hội

Một số loại tội phạm có chiều hướng gia tăng như: cướp tài sản có sử dụng vũ khí trên các tuyến giao thông, cướp sử dụng vũ khí tại các Ngân hàng, Kho bạc, tiệm vàng, hộ có tài sản lớn sẽ tăng về cả số lượng và mức độ nguy hiểm, trộm cắp tiêu thụ xe ô tô sẽ xuất hiện...

Mâu thuẫn trong nhân dân sẽ diễn biến phức tạp liên quan đến quan hệ tài sản, nhà đất, khách hàng, quyền thừa kế... gây ra các vụ giết người, cố ý gây thương tích, gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ...

Tội phạm có tổ chức sẽ phát triển, kể cả tội phạm có tổ chức hoạt động trên một số lĩnh vực kinh doanh bất hợp pháp như tổ chức mạng lưới số đề, cá độ bóng đá trong phạm vi rộng; tổ chức, môi giới mại dâm; tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm quốc tế có chiều hướng gia tăng và phức tạp.

Về tội phạm kinh tế

Tội tham ô, cố ý làm trái, hối lộ trong xây dựng cơ bản, tài chính, thương mại, xuất nhập khẩu, hợp tác đầu tư với nước ngoài, trong các cơ quan trực tiếp giải quyết cấp vốn; giảm miễn thuế cho đăng ký, kiểm tra kiểm soát kinh tế, điều tra xử lý... sẽ xuất hiện nhiều thủ đoạn lừa đảo, chiếm dụng vốn, phá sản giả tạo, rút ruột công trình xây dựng để tham nhũng,

Tội kinh doanh trái phép trốn lậu thuế sẽ diễn biến ở mọi thành phần kinh tế, kể cả liên doanh với nước ngoài... Lợi dụng khoa học kỹ thuật phát triển, bọn tội phạm trộm cắp cướp phí viễn thông, trộm cắp tiền của khách hàng thông qua máy rút tiền tự động...

Tội phạm ma túy

Tội phạm ma túy sẽ diễn biến phức tạp hơn, với những thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt, xuất hiện nhiều chủng loại ma túy, không loại trừ khả năng sản xuất và chế biến ma túy trên địa bàn có sự câu kết với tội phạm trong nước và tội phạm quốc tế. Số đối tượng nghiện ma túy sẽ tăng nếu không có biện pháp quản lý chặt chẽ, là một nguồn bổ sung tội phạm ma túy và các loại tội phạm khác.

Tội phạm là người nước ngoài

Số lượng người nước ngoài và Việt kiều trở về quê hương ngày càng tăng, số Tòa án khách nước ngoài tới thăm quan du lịch ngày càng nhiều, Việt Nam sẽ trở thành môi trường thuận lợi cho tội phạm là người nước ngoài và tội phạm trong nước lợi dụng hoạt động phạm tội, và tội phạm do người nước ngoài, tội phạm có tính quốc tế sẽ xuất hiện ngày càng nhiều.

Thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm sẽ ngày càng tinh vi xảo quyệt, có sử dụng phương tiện của khoa học công nghệ, có sự tham gia của tội phạm nước ngoài; tính tổ chức của tội phạm ngày càng cao, sẽ gây khó khăn cho quá trình điều tra xử lý tội phạm. Do đó Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án phải quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho nhau trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử mới hoàn thành được nhiệm vụ đề ra.

- Yêu cầu khách quan, toàn diện, chính xác trong các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử tội phạm

Quá trình điều tra, truy tố, xét xử tội phạm phải đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật mọi tình tiết của vụ án phải được chứng minh làm rõ đúng như trong thực tế đã xảy ra, không được cố ý xuyên tạc, bóp méo hoặc làm sai lệch sự thật đó. Trong quá trình thu thập, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chứng cứ những người tiến hành tố tụng hình sự phải có thái độ khách quan, không suy diễn chủ quan, không định kiến mà phải có thái độ nghiêm túc, vô tư.

Quá trình điều tra, truy tố, xét xử đều phải làm rõ tất cả các tình tiết của vụ án trên mọi phương diện để phục vụ cho công tác phòng ngừa và điều tra khám phá vụ án, nhất là điều tra mở rộng để làm rõ toàn bộ đường dây, tổ chức tội phạm. Đồng thời trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử những người tiến hành tố tụng phải thu thập đầy đủ tài liệu và chứng cứ để chứng minh tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội đảm bảo việc xử lý giải quyết là có căn cứ đúng pháp luật không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội tìm ra được những nguyên nhân điều kiện phát sinh tội phạm để có biện pháp phòng ngừa.

Để đáp ứng được yêu cầu này, đòi hỏi những người tiến hành tố tụng hình sự nhất là Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Chánh án, Phó chánh án, Thẩm phán phải nắm vững pháp luật, có nghiệp vụ điều tra, có

phẩm chất nghề nghiệp, có tri thức xã hội và có phẩm chất đạo đức để vận dụng sáng tạo những tri thức đó trong thực tiễn hoạt động điều tra.

- Yêu cầu đổi mới công tác tư pháp

Các nghị quyết của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới và Nghị quyết 49/NQ-TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đặt ra yêu cầu:

Nâng cao chất lượng công tác điều tra, đảm bảo việc khởi tố điều tra là có căn cứ đúng pháp luật, đảm bảo tỷ lệ điều tra khám phá tội phạm cao, thời hạn điều tra giải quyết vụ án nhanh có hiệu quả, tránh tình trạng bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội và hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung.

Thực hiện tốt công tác tổ chức tiếp nhận, xử lý tin báo tố giác tội phạm, tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chuyên trách điều tra với các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra để phục vụ tốt công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị can trong một số loại tội.

Viện kiểm sát cần thực hiện tốt các chức năng công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động điều tra. Hoạt động công tố phải được thực hiện ngay từ khi khởi tố vụ án và trong suốt quá trình tố tụng nhằm đảm bảo không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội, bảo đảm việc khởi tố, điều tra và việc truy tố là có căn cứ đúng quy định của pháp luật. Phát hiện và xử lý kịp thời những sai phạm của những người tiến hành tố tụng nhất là Điều tra viên khi thi hành nhiệm vụ. Nâng cao chất lượng công tố của Kiểm sát viên tại phiên tòa, bảo đảm tranh tụng dân chủ với luật sư, người bào chữa và những người tham tố tụng khác.

Tăng cường công tác kiểm sát việc bắt, tạm giam, tạm giữ, bảo đảm đúng pháp luật, những trường hợp chưa cần bắt, tạm giữ, tạm giam thì kiên

quyết không phê chuẩn lệnh bắt, tạm giữ, tạm giam. Đồng thời phải kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp oan sai trong bắt giữ.

Khi xét xử, Tòa án phải bảo đảm cho mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, thực sự dân chủ, khách quan; Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; việc phán quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa. Đổi mới việc tổ chức phiên tòa xét xử, xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng theo hướng đảm bảo tính công khai, dân chủ, nghiêm minh; nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử.

Tăng cường sự phối hợp giữa các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án trên cơ sở thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan, không hữu khuynh hoặc đùn đẩy trách nhiệm. Khi thụ lý giải quyết vụ án các cơ quan này phải đảm bảo đúng thời hạn tố tụng luật định.

3.2.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong giải quyết các vụ án hình sự

- Hoàn thiện một số văn bản điều chỉnh mối quan hệ giữa Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra và Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án hình sự

Hoàn thiện các văn bản chỉ đạo của Ban chỉ đạo liên ngành điều chỉnh mối quan hệ giữa Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử tội phạm theo hướng cụ thể hóa hơn các công việc của từng ngành, chế độ trao đổi cung cấp thông tin, họp bàn chỉ đạo điều tra án.

Có quy định cụ thể để tổ chức thực hiện có hiệu quả Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP ngày 01/7/2005 hướng dẫn thi hành một số qui định của pháp luật trong công tác thống kê hình sự, thống kê tội phạm định kỳ hàng tuần, hàng tháng phải trao đổi thông tin, so sánh số liệu thống kê báo cáo; trường hợp số liệu không thống nhất phải cùng nhau tìm hiểu làm rõ.

Xây dựng quy chế phối hợp giữa Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án trong công tác điều tra tội phạm. Quy chế này phải phù hợp với quy định của Hiến pháp, pháp luật (Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Luật tổ chức tòa án nhân dân và Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự...); quán triệt triệt để các nguyên tắc cơ bản về mối quan hệ giữa Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án trong tố tụng hình sự.

Trong đó quy định cụ thể quyền hạn, trách nhiệm của mỗi cơ quan tiến hành tố tụng, của những người tiến hành tố tụng (Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Chánh án, Phó chánh án, Thẩm phán) tạo điều kiện cho từng đối tượng góp phần nâng cao hiệu quả điều tra các vụ án hình sự, đảm bảo sự nghiêm minh của pháp chế xã hội chủ nghĩa.

- Tiếp tục bổ sung, sửa đổi một số điều trong Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật hình sự và các văn bản dưới luật hướng dẫn thực hiện các Bộ luật này

Một trong những nguyên nhân dẫn đến thiếu đồng bộ trong quan hệ giữa Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự, một phần là do các quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ

luật hình sự chưa đầy đủ, rõ ràng, chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể dẫn đến

nhận thức không đồng bộ, không thống nhất giữa Điều tra viên, Kiểm sát viên và Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự. Để khắc phục điều đó chúng tôi đề nghị:

Bổ sung quy định về việc Điều tra viên tham dự phiên tòa hình sự

Điều tra viên được phân công điều tra vụ án hình sự là người lập hồ sơ vụ án; triệu tập hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án; quyết định áp giải bị can; quyết định dẫn giải người làm chứng; thi hành lệnh bắt, tạm giữ, kê biên tài sản; tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi; đối chất; nhận dạng; thực nghiệm điều tra;

khám xét thu giữ, vật chứng tiến hành các hoạt động điều tra khác thuộc thẩm quyền của cơ quan điều tra theo sự phân cấp của Thủ trưởng Cơ quan điều tra.

Do đó, sự có mặt của Điều tra viên tại phiên tòa xét xử bị cáo nhằm nâng cao trách nhiệm của Điều tra viên trong điều tra các vụ án hình sự, kể cả sau khi kết thúc điều tra. Khi Điều tra viên có mặt tại phiên tòa để chứng kiến việc Hội đồng xét xử kiểm tra đánh giá các chứng cứ, tài liệu do Điều tra viên thu thập, giúp Điều tra viên nhìn nhận lại lần nữa kết quả điều tra của mình để rút kinh nghiệm và gắn trách nhiệm của Điều tra viên, góp phần hạn chế những tiêu cực, sai phạm của Điều tra viên trong quá trình điều tra. Qua đó Điều tra viên sẽ thận trọng hơn, công minh, chính trực, khách quan hơn trong quá trình điều tra.

Sự có mặt của Điều tra viên tại phiên tòa còn giúp cho Kiểm sát viên thực hành quyền công tố thuận lợi khi bảo vệ quan điểm truy tố bởi vì toàn bộ các tình tiết chứng cứ là do Điều tra viên thu thập. Khi Hội đồng xét xử yêu cầu làm rõ một chứng cứ nào đó mà bị cáo không khai báo thành khẩn, Điều tra viên sẽ chứng minh giúp Hội đồng xét xử nhìn nhận, đánh giá đúng nội dung, bản chất của sự việc. Tòa án đó theo tôi nên sửa đổi bổ sung Điều 189 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 như sau:

Điều 189 Bộ luật tố tụng hình sự. Sự có mặt của Kiểm sát viên, Điều tra viên

1. Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia phiên tòa. Đối với vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì hai Kiểm sát viên có thể cùng tham gia phiên tòa. Trong trường hợp cần thiết có thể có Kiểm sát viên dự khuyết.

2. Nếu Kiểm sát viên vắng mặt, bị thay đổi mà không có Kiểm sát viên dự khuyết để thay thế thì Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa và báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp.

3. Điều tra viên đã được phân công điều tra vụ án phải có mặt tham

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong giải quyết vụ án hình sự (Trang 92 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)