0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

TỔ CHỨC, VỊ TRÍ VÀ NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CÁC CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG HÌNH SỰ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG TRONG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÌNH SỰ (Trang 37 -45 )

QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG HÌNH SỰ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM

2.1.1. Cơ quan điều tra

Tổ chức của Cơ quan điều tra

Các cơ quan điều tra theo qui định của Bộ luật tố tụng hình sự năm

2003 và Pháp lệnh tổ chức điều tra vụ án hình sự năm 2004 gồm có:

Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân; Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân;

Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

Ngoài ra còn có một số các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra đó là Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, Lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân. Các cơ quan này không phải là cơ quan điều tra nhưng do tính chất của công việc và do yêu cầu phát hiện nhanh chóng, xử lý kịp thời các hành vi phạm tội nên được phép tiến hành một số hoạt động điều tra trong phạm vi quyền hạn được pháp luật qui định.

Khi tiến hành điều tra, Cơ quan điều tra phải tôn trọng sự thật, phải tiến hành một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ nhằm phát hiện nhanh chóng, chính xác mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Mọi hoạt động điều tra phải tuân theo qui định của Bộ luật tố

tụng hình sự và Pháp lệnh tổ chức điều tra vụ án hình sự năm 2004, Cơ quan điều tra cấp dưới chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ của Cơ quan điều tra cấp trên.

Vị trí của Cơ quan điều tra trong tố tụng hình sự

Xét trên khía cạnh bộ máy nhà nước, thì các cơ quan điều tra kể trên, trừ cơ quan điều tra của Viện kiểm sát, đều nằm trong hệ thống cơ quan chấp hành (Chính phủ). Còn lại các cơ quan điều tra nói trên đều thuộc lực lượng vũ trang (Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ), là những lực lượng có nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp:

Bảo vệ vững chắc độc lập, an ninh, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, bảo vệ nhân dân, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa; ngăn chặn và làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động gây mất ổn định chính trị, xã hội, xâm phạm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, gây tổn hại cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước; ngăn chặn có hiệu quả và nghiêm trị mọi loại tội phạm, đảm bảo tốt trật tự, an toàn xã hội [11].

Vị trí đặc biệt quan trọng của lực lượng quân đội và công an được ghi nhận trong nhiều văn kiện, tài liệu của Đảng và Chính phủ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Chính quyền nhân dân có hai lực lượng để bảo vệ nó: đó là quân đội và công an. Làm công tác chính quyền ở công an hay ở quân đội, đều là đầy tớ cho nhân dân cả, vì chính quyền dân chủ có nghĩa là chính

quyền Tòa án người dân làm chủ" [Dẫn theo 53].

Tuy các cơ quan điều tra thuộc Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng (trừ cơ quan điều tra của Viện kiểm sát), nhưng là những cơ quan không thể thiếu được trong bộ máy nhà nước, thực hiện nhiệm vụ rất quan trọng là đấu tranh chống các loại tội phạm, đảm bảo giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội của đất nước, nhất là giai đoạn hiện nay, khi mà các thế lực thù địch đang muốn xóa sạch chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Xét trên khía cạnh hoạt động tố tụng của các cơ quan tư pháp thì các cơ quan điều tra chiếm vị trí rất quan trọng. Mặc dù Cơ quan điều tra không có quyền quyết định một người có phải là người phạm tội hay không, nhưng để có chứng cứ chứng minh tội phạm và người phạm tội làm cơ sở cho việc ra

"Quyết định đề nghị truy tố" hoặc "Quyết định truy tố bị can" trước Tòa án, cũng như "Quyết định đưa vụ án ra xét xử", cần thiết phải tiến hành hoạt động

điều tra của cơ quan điều tra. Vì vậy:

Điều tra là khâu đột phá, là giai đoạn đầu giữ vai trò thành bại đối với cả tiến trình tố tụng hình sự v.v.. Có thể nói, những kết quả khả quan cũng như những sai lầm tư pháp nghiêm trọng nhất như bỏ lọt tội phạm, lam oan người vô tội, v.v.., thường bắt nguồn từ giai đoạn điều tra v.v… Vị trí quan trọng của hoạt động điều tra v.v..., đối với công tác xét xử không chỉ giới hạn ở số lượng và chất lượng chứng cứ mà cơ quan điều tra có thể cung cấp cho Tòa án, mà thậm chí trong nhiều trường hợp, sự nhận định, đánh giá tội phạm của Cơ quan điều tra và của Viện kiểm sát còn quy định cả giới hạn xét xử [1].

Có thể khẳng định, hoạt động điều tra của cơ quan điều tra là hoạt động không thể thiếu được trong tố tụng hình sự. Tòa án muốn xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật thì trước đó, Cơ quan điều tra phải thu thập được những chứng cứ cơ bản, bao gồm cả những chứng cứ xác định có tội và những chứng cứ xác định vô tội, những chứng cứ xác định tình tiết nặng cũng như những chứng cứ xác định tình tiết nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can. Hay nói cách khác, để giải quyết được vụ án hình sự thì phải có đủ chứng cứ xác định những tình tiết của vụ án hình sự, mà những chứng cứ này phải được thu thập bởi các Cơ quan điều tra.

Từ những điều đã trình bày ở trên, có thể thấy vị trí quan trọng của Cơ quan điều tra trong bộ máy nhà nước nói chung và hoạt động tố tụng hình sự nói riêng.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan điều tra trong tố tụng hình sự

Cơ quan điều tra có chức năng điều tra trong tố tụng hình sự. Trong phạm vi, chức năng của mình, Cơ quan điều tra tiến hành điều tra tất cả các tội phạm, áp dụng mọi biện pháp do Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định để xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội, lập hồ sơ đề nghị truy tố; tìm ra nguyên nhân và điều kiện phạm tội và yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục, ngăn ngừa.

Cơ quan điều tra có những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:

Khởi tố vụ án và khởi tố bị can: Khi nhận được tin báo về tội phạm, Cơ quan điều tra phải tiến hành kiểm tra, xác minh để ra quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án. Khi đủ căn cứ để xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội thì Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can.

Tiến hành các hoạt động điều tra: trong giai đoạn điều tra, Cơ quan điều tra được phép tiến hành các hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật để phát hiện, thu thập, kiểm tra chứng cứ như hỏi cung bị can, lấy lời khai người làm chứng, khám xét…

Được áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ các biện pháp cưỡng chế tố tụng. Trong các trường hợp cần thiết, Cơ quan điều tra được phép áp dụng các biện pháp cưỡng chế tố tụng. Đó là biện pháp ngăn chặn (bắt tạm giam, tạm giữ); biện pháp cưỡng chế tố tụng nhằm thu thập chứng cứ (khám xét, thu giữ…); biện pháp bảo đảm cho điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án khác (kê biện tài sản, áp giải, dẫn giải…). Cơ quan điều tra được chủ động trong việc ra các quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp cưỡng chế tố tụng. Trong một số trường hợp luật định Cơ quan điều tra khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế tố tụng phải được Viện kiểm sát phê chuẩn. Quy định này nhằm bảo đảm cho các biện pháp cưỡng chế tố tụng được áp dụng đúng đắn, có căn cứ, tránh vi phạm pháp luật và xâm phạm đến quyền lợi ích hợp pháp của công dân;

Ra những quyết định tố tụng cần thiết để giải quyết vụ án: Sau khi điều tra, nếu thấy đủ chứng cứ để xác định tội phạm và người phạm tội, Cơ quan điều tra làm bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố. Trong những trường hợp có căn cứ do luật định, Cơ quan điều tra ra quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án. Ngoài ra, Cơ quan điều tra còn được ra một số các quyết định khác như quyết định phục hồi điều tra, quyết định truy nã bị can, quyết định trưng cầu giám định…

Cơ quan điều tra có nhiệm vụ giáo dục công dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và tôn trọng quy tắc của cuộc sống xã hội xã hội chủ nghĩa.

2.1.2. Viện kiểm sát

Tổ chức và nguyên tắc hoạt động của Viện kiểm sát

Điều 30 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân quy định: Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân gồm có:

Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

Các Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Các Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Các Viện kiểm sát quân sự.

Viện kiểm sát nhân dân hoạt động theo nguyên tắc tập trung thống nhất lãnh đạo trong Ngành.

Viện kiểm sát nhân dân Tối cao do Viện trưởng lãnh đạo.

Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân địa phương và Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Mặt khác, Viện kiểm sát nhân dân phải chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước cơ quan quyền lực nhà nước. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân

dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội, trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân địa phương chịu sự giám sát của Hội đồng nhân dân cùng cấp, chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự

Điều 1 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 quy định: Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Qua đó góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tập thể và các quyền lợi và lợi ích hợp pháp của công dân. Trong phạm vi chức năng của mình, Viện kiểm sát còn có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan hữu quan trong việc phòng ngừa tội phạm và giáo dục pháp luật.

Viện kiểm sát tham gia vào tất cả các giai đoạn của tố tụng hình sự. Trong giai đoạn khởi tố vụ án, Viện kiểm sát thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc khởi tố vụ án hình sự, bảo đảm mọi tội phạm được phát hiện đề phải được khởi tố, việc khởi tố vụ án có căn cứ và hợp pháp. Viện kiểm sát có quyền tự mình khởi tố vụ án trong trường hợp luật định; có quyền hủy bỏ quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố không có căn cứ của cơ quan điều tra và các cơ quan khác có thẩm quyền khởi tố; kháng nghị quyết định khởi tố vụ án không có căn cứ của Hội đồng xét xử.

Trong giai đoạn điều tra, Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các hoạt động điều tra nhằm bảo đảm việc điều tra phải khách quan, toàn diện, đầy đủ, chính xác và đúng pháp luật. Viện kiểm sát đề ra yêu cầu điều tra và trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật; quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn các quyết định của Cơ quan điều tra theo quy định của pháp

luật; hủy bỏ các quyết định không có căn cứ hoặc trái pháp luật của cơ quan điều tra; kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tham gia tố tụng; giải quyết các tranh chấp về thẩm quyền điều tra.

Trong giai đoạn truy tố, Viện kiểm sát có những nhiệm vụ, quyền hạn sau: Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháo ngăn chặn; quyết định việc truy tố bị can; quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án; quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung theo quy định của pháp luật.

Trong giai đoạn xét xử, Viện kiểm sát có trách nhiệm thực hành quyền công tố, bảo đảm việc truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; kiểm sát việc xét xử các vụ án hình sự, nhằm bảo đảm việc xét xử đúng pháp luật, nghiêm minh, kịp thời. Kiểm sát viên thay mặt Viện kiểm sát đọc cáo trạng, quyết định của Viện kiểm sát nhân dân liên quan đến việc giải quyết vụ án tại phiên tòa; tham gia xét hỏi và tranh luận, thực hiện việc luận tội với bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm. Phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát nhân dân về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm; kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án; kiểm sát các bản án và quyết định của tòa án; kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những người tham gia tố tụng; kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm; giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án quyết định của Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật; kiến nghị với Tòa án nhân dân yêu cầu khắc phục vi phạm trong xét xử.

Trong giai đoạn thi hành án, Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc thi hành án nhằm bảo đảm các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án được thi hành đúng pháp luật, đầy đủ, kịp thời. Viện kiểm sát nhân dân có quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc thi hành án thực hiện việc thi hành án đúng quy định của pháp luật; tự kiểm tra việc thi hành án và báo cáo kết quả cho Viện kiểm sát nhân dân; trực tiếp kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc thi hành án; tham gia việc xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, xóa án tích v.v…

2.1.3. Tòa án

Tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân

Điều 2 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 quy định:

Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có các Tòa án sau đây: Tòa án nhân dân tối cao;

Các Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Các Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Các Tòa án quân sự;

Các Tòa án khác Tòa án luật định;

Trong tình hình đặc biệt, Quốc hội có thể quyết định thành lập Tòa án đặc biệt.

Tòa án nhân dân xét xử theo các nguyên tắc của tố tụng. Các Tòa án nhân dân địa phương và các Tòa án quân sự chịu sự hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao về đường lối xét xử, áp dụng thống nhất pháp luật, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Quốc hội, trong trường hợp Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm báo cáo trước Ủy ban thường vụ Quốc hội. Các Chánh án Tòa án nhân dân địa phương chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp ở địa phương.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án trong tố tụng hình sự

Tòa án là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tòa án có nhiệm vụ xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật các vụ án hình sự nhằm bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng tài sản và các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân.

Bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phần vào việc phòng ngừa tội

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG TRONG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÌNH SỰ (Trang 37 -45 )

×