THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG HÌNH SỰ TRONG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÌNH SỰ

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong giải quyết vụ án hình sự (Trang 78 - 92)

TỐ TỤNG HÌNH SỰ TRONG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÌNH SỰ

3.1.1. Thực trạng mối quan hệ giữa Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra

Kết quả đạt được và nguyên nhân

Trong những năm qua, công tác thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát các cấp đã có nhiều tiến bộ đáng kể. Mặc dù số lượng án xảy ra hằng năm đều tăng theo tỷ lệ năm sau cao hơn năm trước, nhưng hoạt động công tố vẫn đạt kết quả tốt.

Viện kiểm sát các cấp đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan bảo vệ pháp luật trong việc quản lý và xử lý tin báo tội phạm nhằm hạn chế việc bỏ lọt tội phạm. Thông qua công tác này, hàng năm Ngành kiểm sát đã trực tiếp khởi tố và yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố hàng trăm vụ án hình sự. Cụ thể, Viện kiểm sát các cấp trực tiếp khởi tố, yêu cầu khởi tố. Năm 2004, trực tiếp khởi tố 65 vụ án hình sự, yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố là 154 vụ [48]. Năm 2005, trực tiếp khởi tố 37 vụ, yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố 256 vụ [49]. Năm 2006, trực tiếp khởi tố 31 vụ, yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố 281 vụ [50]. Đồng thời, thông qua kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, Viện kiểm sát các cấp đã trực tiếp hủy bỏ nhiều quyết định khởi tố hình sự của cơ quan điều tra, yêu cầu cơ quan điều tra thay đổi quyết định khởi tố cho phù hợp với hành vi phạm tội của bị can. Trong năm 2004, Viện kiểm sát các cấp hủy bỏ 41 quyết định khởi tố vụ án, 31 quyết định không khởi tố vụ án và

không phê chuẩn 18 quyết định khởi tố bị can [48]. Năm 2005, Viện kiểm sát các cấp hủy bỏ 112 quyết định khởi tố vụ án, 67 quyết định không khởi tố vụ án và không phê chuẩn 431 quyết định khởi tố bị can [49]. Năm 2006, Viện kiểm sát các cấp hủy bỏ 108 quyết định khởi tố vụ án, 55 quyết định không khởi tố vụ án và không phê chuẩn 437 quyết định khởi tố bị can [50]. Hoạt động phê chuẩn hoặc không phê chuẩn việc bắt, tạm giữ, tạm giam được tiến hành khẩn trương và thận trọng hơn. Trong lĩnh vực này mỗi năm Viện kiểm sát các cấp đã không phê chuẩn việc bắt, tạm giam đồng thời cũng yêu cầu cơ quan điều tra các cấp bắt tạm giam hàng trăm trường hợp. Năm 2003, không phê chuẩn 127 trường hợp bắt khẩn cấp, 343 trường hợp tạm giam, không phê chuẩn lệnh bắt tạm giam 285 trường hợp [46]. Năm 2004, không phê chuẩn 77 trường hợp bắt khẩn cấp, không phê chuẩn gia hạn tạm giam 24 trường hợp, không phê chuẩn lệnh tạm giam 156 bị can, không phê chuẩn lệnh bắt tạm giam 173 bị can [48]. Năm 2005, không phê chuẩn 118 trường hợp bắt khẩn cấp, không phê chuẩn gia hạn tạm giam 159 trường hợp, không phê chuẩn lệnh tạm giam 327 bị can, không phê chuẩn lệnh bắt tạm giam 394 bị can [49]. Năm 2006, không phê chuẩn 134 trường hợp bắt khẩn cấp, không phê chuẩn gia hạn tạm giam 189 trường hợp, không phê chuẩn lệnh tạm giam 329 bị can, không phê chuẩn lệnh bắt tạm giam 350 bị can [50]. Đó chính là một trong những nguyên nhân cơ bản để hàng năm số người bắt giữ được đưa vào xử lý hình sự trong phạm vi toàn quốc. Năm 2004, toàn quốc có 45.205 người bị bắt, tạm giữ hình sự (giảm 1.190 người so với năm 2003) trong đó bắt khẩn cấp 12.950 người, bắt quả tang 26.747 người, bắt truy nã, tự thú và đầu thú 5.508 người. Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát các cấp đã giải quyết 44.682 người. Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát các cấp đã giải quyết 44.682 người, trong đó khởi tố hình sự 40.995 người đạt 91,7% tăng 1,3% so với năm 2003 [48]. Năm 2005 toàn quốc có 47.845 người bị bắt, tạm giữ hình sự tăng 2.640 người so với năm 2004. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát các cấp đã giải quyết được 47.242 người trong đó khởi tố hình sự 44.913 người đạt tỷ lệ

95,1% [49]. Năm 2006 toàn quốc có 53.243 người bị bắt, tạm giữ hình sự. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát các cấp đã giải quyết được 52.676 người trong đó khởi tố hình sự 50.224 người đạt tỷ lệ 95,1% [50].

Nhiều Viện kiểm sát các địa phương đã tăng cường ngay từ đầu để bảo đảm hiệu quả thực hành chức năng công tố ngay từ khi khởi tố vụ án; trong giai đoạn điều tra, đã chú trọng đề ra yêu cầu điều tra, yêu cầu cơ quan điều tra thu thập tài liệu, chứng cứ theo đúng quy định của pháp luật, tham gia một số hoạt động điều tra, nhất là khám nghiệm hiện trường các vụ án nghiêm trọng, phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra, đẩy nhanh tiến độ điều tra, đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về thời hạn tạm giữ, tạm giam và thời hạn điều tra vụ án. Vì vậy, phần lớn các vụ án hình sự được giải quyết trong thời hạn luật định. Số vụ án truy tố đạt tỷ lệ cao, số vụ án phải đình chỉ ngày càng được hạn chế.

Những năm qua, trung bình hàng năm Viện kiểm sát các cấp đã kiểm sát điều tra được một khối lượng rất lớn các vụ án hình sự năm sau cao hơn năm trước.

Do kiểm sát chặt chẽ hơn việc khởi tố ngay từ đầu nên số bị can đã khởi tố phải đình chỉ vì không có tội giảm nhiều. Chẳng hạn, năm 2003 so với năm 2002 giảm nhiều, cụ thể: Năm 2003 Cơ quan điều tra đình chỉ điều tra đối với 241 bị can Tòa án không phạm tội (chiếm 0,3% số bị can Cơ quan điều tra đã xử lý), giảm 28,5% so với năm 2002; Viện kiểm sát đình chỉ đối với 115 bị can Tòa án không phạm tội (chiếm 0,14% số bị can Viện kiểm sát đã xứ lý) giảm 44,2% so với năm 2002 [46]. Năm 2004 Tòa án chất lượng thực hành quyền công tố có tiến bộ nên các trường hợp đình chỉ điều tra Tòa án không phạm tội giảm so với cùng kỳ năm trước. Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát các cấp đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án đối với 289 bị can giảm 67 bị can so với năm 2003 (Cơ quan điều tra đình chỉ đối với 165 bị can, Viện kiểm sát đình chỉ 124 bị can) [48]. Năm 2005 cơ quan điều tra và Viện kiểm

sát các cấp đã đình chỉ đối với 138 trường hợp Tòa án không phạm tội, giảm 151 trường hợp so với năm 2004 (cơ quan điều tra đình chỉ 88 trường hợp, Viện kiểm sát đình chỉ 50 trường hợp) [49].

Bên cạnh đó, nhiều Viện kiểm sát địa phương đã có nhiều chuyển biến tích cực trong giải quyết dứt điểm án quá hạn, đề xuất có hiệu quả các biện pháp truy bắt số bị can trốn, đã phục hồi điều tra được hàng trăm vụ án/năm.

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ theo luật định, ngoài việc chủ động phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng khác trong việc phát hiện và xử lý các vụ án hình sự, Viện kiểm sát các cấp còn phối hợp kiểm tra liên ngành về công tác giải quyết án hình sự của các cơ quan tố tụng, nhất là trong việc bắt, tạm giam, đình chỉ vụ án. Chính vì vậy, chất lượng công tác đấu tranh phòng chống tội phạm của các cơ quan bảo vệ pháo luật ngày càng được nâng lên.

Trong những năm qua, thực hiện các nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp, Viện kiểm sát các cấp đã từng bước tập trung làm tốt chức năng công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp mà trước hết là các hoạt động điều tra, góp phần đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm có hiệu quả, bảo vệ quyền tự Tòa án dân chủ của công dân. Đạt được những kết quả đáng khích lệ như trên trong công tác thực hành quyền công tố trong giai đoạn kiểm sát điều tra các vụ án hình sự là Tòa án các các nguyên nhân cơ bản sau đây:

Trước hết là, Viện kiểm sát các cấp đã quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp, trong đó có chức năng nhiệm vụ của Viện kiểm sát, nhất là quán triệt yêu cầu Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp đến năm 2020. Viện kiểm sát các cấp đã có nhận thức khá đầy đủ vai trò, vị trí của công tác thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành, bám sát yêu cầu, nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước trong mỗi thời kỳ.

Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã có nhiều chỉ thị và các thông báo rút kinh nghiệm để chấn chỉnh công tác kiểm sát điều tra trong toàn ngành

trên các mặt: kiểm sát việc khởi tố, xử lý bắt, giữ hình sự ngày từ đầu; đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án và yêu cầu đặt ra đối với việc truy tố bị can.

Viện kiểm sát ở các cấp đã tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa ba ngành, nhất là với Cơ quan điều tra trong việc tiếp nhận, xử lý, tố giác, tin báo về tội phạm. Việc đề nghị, áp dụng, thay đổi và hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn đều được tiến hành khẩn trương; việc xét phê chuẩn các biện pháp ngăn chặn mà trước hết là biện pháp bắt, giữ, tạm giữ, tạm giam của Viện kiểm sát đã từng bước phúc đáp yêu cầu điều tra và hạn chế tình trạng để xảy ra oan sai.

Tinh thần, trách nhiệm của đội ngũ Kiểm sát viên ngày càng được nâng cao, nhất là Viện trưởng Viện kiểm sát các cấp, những người có thẩm quyền quyết định những nội dung thực hành chức năng công tố ở giai đoạn điều tra.

Trình độ pháp lý và nghiệp vụ kiểm sát của đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên Viện kiểm sát các cấp cũng được nâng lên, đã biết vận dụng pháp luật tương đối vững vàng vào việc giải quyết các vụ án hình sự ngay từ khi thụ lý vụ án. Vì vậy số vụ án Tòa án các cấp trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung giảm dần, số vụ phải đình chỉ vụ án chiếm tỷ lệ thấp, tỷ lệ số vụ truy tố cao trong tổng số án thụ lý điều tra.

Công tác kiểm sát điều tra ở Viện kiểm sát các cấp dần dần đã đi vào nề nếp theo quy chế do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành, trong đó chỉ rõ quy trình Viện kiểm sát và phương pháp kiểm sát điều tra ngay từ khi nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, nội dung công tác kiểm sát các hoạt động điều tra, việc lập hồ sơ kiểm sát phản ánh diễn biến quá trình điều tra và những quyết định công tố của Viện kiểm sát. Các Kiểm sát viên được phân công kiểm sát điều tra trên hồ sơ khi cơ quan điều tra kết thúc chuyển sang. Do đó, đã kịp thời khắc phục vi phạm trong hoạt động điều tra của cơ quan điều tra có hiệu quả.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị và phương tiện làm việc của các cơ quan tư pháp nói chung, Viện kiểm sát nói riêng đã từng bước được quan tâm. Các

Viện kiểm sát cấp huyện đã có trụ sở làm việc ổn định, một số địa phương còn được trang bị máy vi tính, xe máy công để phục vụ công tác kiểm sát điều tra.

Những thiếu sót tồn tại và nguyên nhân

Mặc dù đã có nhiều cố gắng công tác thực hành chức năng công tố của Viện kiểm sát các cấp trong giai đoạn điều tra thời gian qua còn bộc lộ nhiều tồn tại cần được khắc phục nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, trên các phương diện sau đây:

Việc quản lý giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 còn nhiều hạn chế. Thực tiễn cho thấy Viện kiểm sát các cấp thiếu chủ động trong việc phối hợp với Cơ quan điều tra, chính quyền địa phương, các cơ quan nhà nước khác để nắm nguồn tin báo tội phạm. Số vụ án hình sự khởi tố không phản ánh đúng thực trạng số vụ phạm tội xảy ra. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng bỏ lọt tội phạm nhất là tội phạm về ma túy, tội phạm về tham nhũng.

Viện kiểm sát chưa thực hiện tốt việc phê chuẩn các biện pháp ngăn chặn, vẫn còn xảy ra các trường hợp bắt, tạm giữ không đúng sau đó phải trả tự do. Tình trạng chậm trọng việc gia hạn hoặc phê chuẩn việc gia hạn tạm giam hoặc trả tự Tòa án đối với người bị tạm giam khi thời hạn tạm giam đã hết vẫn còn xảy ra ở nhiều địa phương (Nam 2003 quá hạn 399 người, năm 2004 quá hạn 435 người).

Trong quá trình thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra còn tỷ lệ đáng kể số vụ mà Viện kiểm sát không kiểm sát điều tra từ đầu, Tòa án đó dẫn tới án phải trả điều tra bổ sung nhiều, nhiều vụ phải đình chỉ điều tra bổ sung năm 2003 là 1908 vụ chiếm 3,6% số vụ mà Viện kiểm sát thụ lý; năm 2004 là 3162 vụ chiếm tỷ lệ 4,8% số vụ Viện kiểm sát thụ lý; năm 2005 là 2994 vụ, chiếm tỷ lệ 5,84% số vụ Viện kiểm sát thụ lý [48].

Số vụ và bị can phải đình chỉ điều tra do không phạm tội. Năm 2003, Cơ quan điều tra đình chỉ 241 bị can không phạm tội. Viện kiểm sát đình chỉ

đối với 115 bị can do không phạm tội [46]. Năm 2004, Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát các cấp đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án đối với 289 bị can giảm 67 bị can so với năm 2003 [48]. Năm 2005, Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát các cấp đã đình chỉ điều tra đình chỉ vụ án đối với 138 trường hợp Tòa án không phạm tội giảm 151 trường hợp so với năm 2004 [49].

Trong quá trình kiểm sát điều tra Viện kiểm sát chưa chú ý tính chất mức độ thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra dẫn tới khởi tố tràn lan sau đó phải chuyển xử lý hành chính; có những vụ không xác minh tuổi chịu trách nhiệm hình sự; hoặc ở một số tội, việc khởi tố phải có yêu cầu của người bị hại song lại không được làm rõ dẫn đến vụ án điều tra rồi phải đình chỉ. Công tác khám nghiệm hiện trường trong nhiều trường hợp còn lúng túng, thụ động, thậm chí có nhiều vụ Viện kiểm sát không tham gia khám nghiệm nhưng Kiểm sát viên vẫn ký vào biên bản khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi là vi phạm pháp luật, dẫn tới căn cứ khởi tố vụ án không đúng pháp luật, khởi tố cả những vụ việc chỉ là tranh chấp dân sự, kinh tế trong các trường hợp hợp đồng mua bán, vay mượn tài sản; khởi tố đối với những người mà họ không đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự; người mà đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; khởi tố những trường hợp không cấu thành tội phạm, hành vi của họ chỉ đáng xử lý hành chính.

Bên cạnh đó, còn những vụ đình chỉ không đúng pháp luật. Qua phân tích cho thấy, số vụ đình chỉ không đúng pháp luật chủ yếu là do đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội không chính xác, đã đình chỉ cả những trường hợp rõ ràng là phạm tội. Cùng với những thiếu sót trên, một số địa phương Cơ quan điều tra còn đình chỉ một số trường hợp sai thẩm quyền nhưng Viện kiểm sát nơi đó cũng không phát hiện được để kịp thời hủy bỏ. Còn để xảy ra tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, giữa cấp trên và cấp dưới đối với những vụ án có vướng mắc làm ảnh hưởng đến thời hạn, chất lượng giải quyết án hình sự. Những tồn tại trong

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong giải quyết vụ án hình sự (Trang 78 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)