KIỂM SÁT ĐÌNH CHỈ ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA CQĐT

Một phần của tài liệu Kiểm soát hoạt động tư pháp trong giai đoạn khởi tố - điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát (Trang 86 - 92)

b) Bắt người trong trường hợp khẩn cấp

2.5. KIỂM SÁT ĐÌNH CHỈ ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA CQĐT

Đình chỉ điều tra là biện pháp tố tụng do CQĐT áp dụng ở giai đoạn điều tra vụ án khi có một trong những căn cứ do pháp luật tố tụng hình sự quy định. Việc nhà làm luật xây dựng chế định "đình chỉ điều tra" là thể hiện quan điểm bên cạnh việc phải xử lý nghiêm minh tội phạm và người phạm tội, Nhà nước ta luôn có chính sách khoan hồng nhân đạo đối với người phạm tội, đặc biệt là không làm oan người vô tội. Nên đình chỉ điều tra vụ án hình sự trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự là quyền đồng thời cũng là nghĩa vụ của CQĐT phải ra quyết định đình chỉ khi có căn cứ để đình chỉ điều tra.

Việc định chỉ điều tra là một sự kiện pháp lý làm chấm dứt toàn bộ hoạt động tố tụng đối với vụ án đó, CQĐT phải hủy bỏ ngay biện pháp ngăn chặn đang áp dụng đối với bị can bị đình chỉ điều tra (nếu có), trả lại toàn bộ tài sản đang bị tạm giữ, kê biên... Ngoài ra, tùy theo trách nhiệm của từng cơ quan tiến hành tố tụng trong việc để xảy ra khởi tố bị can, điều tra và đã áp dụng biện pháp tạm giam sau đó phải đình chỉ điều tra do bị can không phạm tội thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại về danh dự và vật chất đối với người bị oan, sai theo quy định của Nghị quyết 388 của Uỷ ban thường vụ quốc hội.

Mặc dù pháp luật tố tụng hình sự đã quy định khá cụ thể các căn cứ để đình chỉ điều tra vụ án, nhưng trong thực tiễn do nhiều nguyên nhân khác nhau mà vẫn để xảy ra việc đình chỉ điều tra sai hoặc CQĐT vẫn cố tình không đình chỉ điều tra khi có căn cứ để đình chỉ. Do vậy, với chức năng của mình, VKS thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật của CQĐT trong việc

đình chỉ điều tra nhằm ngăn chặn kịp thời các vi phạm pháp luật. Cũng giống như các hoạt động kiểm sát trong giai đoạn điều tra, hoạt động kiểm sát đình chỉ điều tra chủ yếu tập trung kiểm tra tính có căn cứ trong quyết định đình chỉ điều tra của CQĐT. Theo quy định tại Điều 139 BLTTHS thì ở giai đoạn điều tra, CQĐT ra quyết định đình chỉ điều tra trong những trường hợp sau:

Thứ nhất: Có một trong những căn cứ quy định tại Điều 89 BLTTHS. Tức là khi có một trong những căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự, như vậy khi chưa khởi tố vụ án hình sự mà xác định được có căn cứ quy định tại Điều 89 BLTTHS thì CQĐT không được khởi tố vụ án, trong trường hợp đã khởi tố vụ án và tiến hành điều tra CQĐT mới phát hiện được có một trong những căn cứ quy định tại Điều 89 BLTTHS thì sẽ phải ra quyết định đình chỉ điều tra.

Thứ hai: Đã hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm.

Thứ ba: Trong trường hợp được quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 25 BLHS, thì CQĐT ra quyết định đình chỉ điều tra và có thể chuyển giao hồ sơ cho cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội xử lý. Có nghĩa quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 25 BLHS là những trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự.

Trên đây là những căn cứ mà VKS phải dựa vào đó để thực hiện chức năng kiểm sát, bảo đảm quyết định đình chỉ điều tra của CQĐT là có căn cứ và hợp pháp. Nếu để xảy ra việc đình chỉ điều tra không có căn cứ sẽ dẫn đến bỏ lọt tội phạm, không đưa ra xử lý trước pháp luật một cách nghiêm minh người phạm tội; ngược lại nếu để xảy ra tình trạng có căn cứ để đình chỉ điều tra mà CQĐT không tiến hành đình chỉ sẽ gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của bị can và những người có liên quan, hoặc nếu việc đình chỉ điều tra không đúng thẩm quyền sẽ vi phạm thủ tục tố tụng dẫn đến quyết định đình chỉ điều tra sẽ không có hiệu lực pháp luật. Chính vì những lý do trên bắt

buộc VKS phải thực hiện chức năng kiểm sát việc đình chỉ điều tra của CQĐT để hạn chế những vi phạm pháp luật có thể xảy ra.

BLTTHS năm 1988 quy định các căn cứ để đình chỉ điều tra tại Điều 139, nhưng vấn đề đặt ra là ngoài các căn cứ đó ra, CQĐT có còn được quyết định đình chỉ điều tra trong trường hợp nào nữa không?, hơn nữa BLTTHS năm 1988 quy định CQĐT phải gửi quyết định đình chỉ điều tra cho VKS cùng cấp nhưng lại không quy định cụ thể VKS có quyền hạn gì trong trường hợp quyết định đình chỉ đó không có căn cứ. Những hạn chế này đã được nhà làm luật khắc phục bằng việc quy định bổ sung thêm căn cứ đình chỉ điều tra thuộc thẩm quyền của CQĐT trong BLTTHS năm 2003, theo đó BLTTHS năm 2003 tiếp tục kế thừa các căn cứ tại Điều 139 BLTTHS năm 1988 và có bổ sung thêm các căn cứ sau:

Thứ nhất, trường hợp trong những vụ án khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, trong trường hợp người bị hại đã yêu cầu khởi tố nhưng lại rút yêu cầu khởi tố trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ. Điều đó có nghĩa trong những vụ án khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, trường hợp bị hại đã có đơn yêu cầu khởi tố và sau đó rút đơn yêu cầu khởi tố trong giai đoạn điều tra thì CQĐT có quyền ra quyết định đình chỉ điều tra (điểm a, khoản 2 Điều 164).

Thứ hai, trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội (Điều 19 BLHS); Miễn trách nhiệm hình sự (Điều 25 BLHS) và trường hợp miễn trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội, nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục (khoản 2 Điều 69 BLHS).

Vậy điểm a, khoản 2 Điều 164 BLTTHS năm 2003 nhà làm luật đã mở rộng phạm vi thẩm quyền của CQĐT đối với việc đình chỉ điều tra, quy định bổ sung này chắc chắn sẽ khắc phục được bất cập trong thực tiễn giải

quyết vụ án hình sự của CQĐT, tạo chủ động cho CQĐT trong việc đình chỉ điều tra, tránh việc đùn đẩy trách nhiệm đình chỉ điều tra cho cơ quan VKS.

Đối với quyền hạn của VKS trong việc thực hiện chức năng kiểm sát đình chỉ điều tra của CQĐT, Khoản 4 Điều 164 BLTTHS năm 2003 quy định: "trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được quyết định đình chỉ điều tra của CQĐT, nếu thấy quyết định đình chỉ điều tra có căn cứ thì VKS phải trả lại hồ sơ vụ án cho CQĐT để giải quyết theo thẩm quyền; nếu thấy quyết định đình chỉ điều tra không có căn cứ thì hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra và yêu cầu CQĐT phục hồi điều tra, nếu thấy đủ căn cứ để truy tố thỉ hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra và ra quyết định truy tố". Với quy định mới này đã thể hiện trách nhiệm và quyền hạn của VKS đối với việc đình chỉ điều tra của CQĐT, điều đó đã khắc phục được quy định chung chung về quyền hạn của VKS tại Điều 139 BLTTHS năm 1988.

Mặc dù BLTTHS năm 1988 chưa quy định rõ trách nhiệm của VKS trong việc đình chỉ điều tra của CQĐT, nhưng theo tinh thần chung của pháp luật tố tụng hình sự thì VKS phải có trách nhiệm bảo đảm quyết định định chỉ điều tra của CQĐT là có căn cứ và hợp pháp. Điều đó có nghĩa chỉ khi có căn cứ để đình chỉ điều tra thì CQĐT mới được quyết định đình chỉ, trong trường hợp nếu vụ án có nhiều bị can mà căn cứ đình chỉ điều tra không liên quan đến tất cả các bị can thì có thể đình chỉ điều tra đối với từng bị can và quyết định đình chỉ điều tra phải đúng thẩm quyền, đúng trình tự thủ tục tố tụng do luật định.

Để kiểm sát được tốt việc đình chỉ điều tra của CQĐT, đòi hỏi VKS phải nghiên cứu kỷ hồ sơ và thận trọng kiểm tra căn cứ áp dụng để đình chỉ, nếu thấy việc đình chỉ điều tra của CQĐT là đúng thì tiếp tục theo dõi, giải quyết các vấn đề có liên quan như phải hủy bỏ biện pháp ngăn chặn đang áp dụng đối với bị can đã bị đình chỉ điều tra. Ngược lại, nếu phát hiện CQĐT đình chỉ điều tra không có căn cứ thì VKS quyết định hủy bỏ quyết định đình

Khi vụ án đã kết thúc điều tra bằng bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố chuyển đến VKS mới phát hiện hoặc mới phát sinh căn cứ dẫn đến việc đình chỉ thì VKS quyết định đình chỉ vụ án và đình chỉ bị can theo quy định tại Điều 141, 142 và khoản 1 Điều 143b BLTTHS..

Cùng với việc thông qua BLHS năm 1999, ngày 21/12/1999 Quốc hội nước ta đã ban hành Nghị quyết số 32/1999/QH 10 về việc thi hành BLHS năm 1999. Tại mục 3 Nghị quyết quy định: "c) Không xử lý về hình sự đối với người thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự trước đây quy định là tội phạm nhưng Bộ luật này không quy định là tội phạm; nếu vụ án đang được điều tra, truy tố, xét xử thì phải đình chỉ.

d) Không xử lý về hình sự đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi về tội phạm có mức cao nhất của khung hình phạt đến bảy năm tù, nếu vụ án đang được điều tra, truy tố, xét xử thì phải đình chỉ". Nghị quyết trên có hiệu lực thi hành từ ngày 4/1/2000, như vậy, các quy định trên cũng được coi là căn cứ để không khởi tố vụ án hình sự, trong trường hợp vụ án đã được khởi tố điều tra thì tùy theo từng giai đoạn tố tụng hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng phải ra quyết định đình chỉ. Do vậy, CQĐT cũng có thẩm quyền quyết định đình chỉ điều tra khi có một trong các căn cứ nói trên.

Tóm lại, việc thực hiện chức năng kiểm sát đình chỉ điều tra là hết sức quan trọng, thông qua đó VKS có trách nhiệm bảo đảm việc tuân theo pháp luật của CQĐT trong việc đình chỉ điều tra, hạn chế đến mức thấp nhất vi phạm pháp luật dẫn đến bỏ lọt tội phạm hoặc làm oan người vô tội của CQĐT.

* * *

Trên đây là những nội dung phân tích các chế định pháp luật tố tụng hình sự về kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn khởi tố - điều tra vụ án

hình sự. Vậy, việc vận dụng những quy định đó vào thực tiễn như thế nào? Hoạt động kiểm sát khởi tố - điều tra vụ án hình sự của VKS trong những năm qua bên cạnh những ưu điểm, thì còn có những hạn chế gì? Qua đánh giá thực trạng đó cần rút ra các giải pháp, kiến nghị gì để nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động kiểm sát khởi tố - điều tra của VKS trong thời gian tới nhằm thực hiện tốt BLTTHS năm 2003 và Luật tổ chức VKS năm 2002. Tất cả các vấn đề trên sẽ được chúng tôi trình bày ở chương tiếp theo.

Chương 3

Một phần của tài liệu Kiểm soát hoạt động tư pháp trong giai đoạn khởi tố - điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát (Trang 86 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)