Giải pháp, kiến nghị về tăng cƣờng công tác quản lý, chỉ đạo điều hành và tổng kết rút kinh nghiệm nghiệp vụ

Một phần của tài liệu Kiểm soát hoạt động tư pháp trong giai đoạn khởi tố - điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát (Trang 122 - 124)

d) Cơ sở vật chất

3.3.3.Giải pháp, kiến nghị về tăng cƣờng công tác quản lý, chỉ đạo điều hành và tổng kết rút kinh nghiệm nghiệp vụ

điều hành và tổng kết rút kinh nghiệm nghiệp vụ

Để nâng cao chất lượng công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp trong lĩnh vực tư pháp hình sự, việc tăng cường hơn nữa vai trò quản lý, chỉ đạo điều hành và tổng kết rút kinh nghiệm nghiệp vụ của Viện trưởng - VKS các cấp là yêu cầu khách quan, xuất phát từ nguyên tắc tổ chức và hoạt động của

Một thực tế tồn tại lâu nay là có nhiều Viện trưởng - VKS các cấp quá tập trung vào các công việc hành chính, sự vụ mà phó mặc các hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong khởi tố - điều tra vụ án hình sự cho cấp Phó và cho các Kiểm sát viên dưới quyền, nhiều quyết định tố tụng được Viện trưởng ban hành chỉ trên cơ sở nghe báo cáo của cấp dưới, do vậy đã xảy ra những trường hợp oan, sai. Với vai trò là người lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm chung về toàn bộ hoạt động của VKS mỗi cấp cũng như chịu trách nhiệm về hoạt động của VKS cấp dưới, đồng thời trước yêu cầu nâng cao chất lượng công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp trong khởi tố - điều tra các vụ án hình sự, theo chúng tôi Viện trưởng - VKS các cấp phải thực hiện tốt các nội dung sau:

Thứ nhất, phải tham gia trực tiếp vào những hoạt động kiểm sát quan trọng nhằm bảo đảm các quyết định pháp lý được ban hành phải đúng đắn, hợp pháp và có căn cứ. Ví dụ: trong các vụ án giết người không quả tang, Lãnh đạo VKS phải trực tiếp cùng kiểm sát viên tham gia kiểm sát khám nghiệm hiện trường; vấn đề phê chuẩn việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong các trường hợp phức tạp, khó khăn trong việc xác định căn cứ để phê chuẩn thì Lãnh đạo Viện phải trực tiếp xem xét hồ sơ trước khi quyết định phê chuẩn.

Thứ hai, phải tăng cường hơn nữa công tác quản lý chặt chẽ đối với các hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp ở mỗi cấp kiểm sát. Hoạt động quản lý trước hết phải bảo đảm quản lý chặt chẽ những hoạt động quan trọng như quản lý về tiếp nhận, xử lý về tin báo tội phạm; quản lý vấn đề khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can; quản lý vấn đề trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng hay quản lý các trường hợp án đình chỉ... Bên cạnh đó, còn phải quản lý con người để phát huy hết năng lực của cán bộ khi được giao thực hiện chức năng kiểm sát khởi tố - điều tra vụ án hình sự.

Viện trưởng - VKS cấp trên cần có biện pháp để các VKS cấp dưới thực hiện tốt chế độ báo cáo, thống kê, chế độ thỉnh thị nghiệp vụ, đồng thời phải tạo cơ chế chặt chẽ trong việc xử lý các thông tin báo cáo, trả lời thỉnh thị của VKS cấp trên. Tiếp theo là phải tăng cường công tác kiểm tra hoạt động thực hiện chức năng kiểm sát khởi tố - điều tra của các VKS cấp dưới, như quy định chế độ giao ban công tác giữa VKS cấp trên với VKS cấp dưới, lập các đoàn kiểm tra...việc kiểm tra của VKS cấp trên đối với VKS cấp dưới phải thực hiện nghiêm túc, thường xuyên và có hiệu quả như nội dung của Chỉ thị công tác năm 2003 của đồng chí Viện trưởng - VKSND tối cao đa nêu: "VKS cấp trên cần tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn, chỉ đạo nghiệm vụ đối với VKS cấp dưới. VKS cấp dưới phải báo cáo đầy đủ, kịp thời về hoạt động của mình cho VKS cấp trên theo quy định của ngành".

Qua các giải pháp nói trên, chúng tôi đưa ra một số kiến nghị sau: Cần quy định rõ trong các quy chế công tác kiểm sát của ngành về trách nhiệm cụ thể của VKS cấp trên trong việc trả lời thỉnh thị của VKS cấp dưới, nhất là vấn đề thời gian trả lời thỉnh thị và quan hệ giữa các đơn vị nghiệp vụ cấp trên có liên quan đến vấn đề thỉnh thị của VKS cấp dưới. Với quy định đó sẽ khắc phục được tình trạng nhiều vụ việc khi VKS cấp dưới thỉnh thị nhưng chưa được VKS cấp trên trả lời kịp thời, mà để kéo dài thời gian ảnh hưởng đến thời hạn giải quyết vụ án.

Một phần của tài liệu Kiểm soát hoạt động tư pháp trong giai đoạn khởi tố - điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát (Trang 122 - 124)