KIỂM SÁT VIỆC ÁP DỤNG, THAY ĐỔI, HỦY BỎ CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN

Một phần của tài liệu Kiểm soát hoạt động tư pháp trong giai đoạn khởi tố - điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát (Trang 72 - 74)

ngay những việc làm đó của đối tượng phạm tội thì CQĐT phải tiến hành khám xét khẩn cấp. Đây là một trong những căn cứ để CQĐT tiến hành khám xét khấn cấp, ngoài ra Khoản 3 Điều 117 BLTTHS cũng quy định căn cứ để khám người trong trường hợp khấn cấp, cụ thể: "có thể tiến hành khám người không cần có lệnh trong trường hợp bắt người hoặc khi có căn cứ để khẳng định người có mặt tại nơi khám xét dấu trong người đồ vật cần thu giữ".

Hoạt động kiểm sát việc khám xét được thực hiện theo các quy định tại Điều 115, 116, 117, 118, 120, 141 BLTTHS; Điều 14 Luật tổ chức VKSND năm 2002 và Điều 14 Quy chế công tác kiểm sát, theo đó VKS phải bảo đảm các nội dung cơ bản sau: Chỉ khi có căn cứ theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự thì mới quyết định phê chuẩn áp dụng biện pháp khám xét và phải bảo đảm hoạt động khám xét phải tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, không được lợi dụng khám xét mà xâm phạm một cách trái pháp luật các quyền, lợi ích đó.

Trong trường hợp CQĐT tiến hành khám xét khẩn cấp, nếu qua kiểm tra báo cáo của CQĐT thấy rằng việc khám xét không có căn cứ và không hợp pháp thì VKS yêu cầu CQĐT khắc phục hậu quả ngay, đồng thời ra quyết định huỷ bỏ kết quả khám xét đó.

2.3. KIỂM SÁT VIỆC ÁP DỤNG, THAY ĐỔI, HỦY BỎ CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN NGĂN CHẶN

Các biện pháp ngăn chặn là các biện pháp cưỡng chế tố tụng hình sự mang tính nghiêm khắc nhất trong hệ thống các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước, đặc biệt là các biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam. Vì việc áp dụng các biện pháp này sẽ trực tiếp hạn chế một số quyền công dân đối với người bị áp dụng.

Hiến pháp năm 1992 đã ghi nhận: " ở nước Cộng hào XHCN Việt nam các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và Luật" và Hiến pháp năm 1992 cũng đã dành một chương quy định những quyền cơ bản của công dân, trong đó có những quyền gắn liền, không tách rời con người thường được gọi là quyền tự do nhân thân. Trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình các cơ quan tiến hành tố tụng phải có nghĩa vụ bảo vệ các quyền cơ bản của công dân.

BLTTHS nước ta quy định các biện pháp ngăn chặn gồm có: Bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm. Qua thời gian thi hành BLTTHS cho thấy việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đã phát huy tác dụng trong công tác đấu tranh phòng ngừa, tuy nhiên trong thực tiễn vẫn còn để xảy ra những trường hợp bắt, giam, giữ oan, sai. Để hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng oan, sai trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam, BLTTHS đã quy định vai trò quyết định trong việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn thuộc cơ quan VKS trong giai đoạn điều tra nên việc bắt, giam, giữ, gia hạn tạm giữ, tạm giam bị can đều phải được VKS xem xét, phê chuẩn đối với từng trường hợp, bảo đảm việc bắt, giữ, giam người có căn cứ, đúng pháp luật, góp phần phục vụ tốt công tác điều tra, khám phá các vụ án hình sự và bảo vệ quyền tự do, dân chủ của công dân.

Do phạm vi giới hạn của luận văn, nên chúng tôi không có điều kiện đi vào nghiên cứu làm rõ từng biện pháp ngăn chặn được quy định trong BLTTHS, mà chỉ tập trung vào nghiên cứu chức năng kiểm sát tuân theo pháp

luật trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn. Vì vậy, sau đây chúng tôi sẽ trình bày một số biện pháp ngăn chặn là trọng tâm của hoạt động kiểm sát của VKS.

Một phần của tài liệu Kiểm soát hoạt động tư pháp trong giai đoạn khởi tố - điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)