Trường phái quản trị châ uÁ

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC HỌC THUYẾT QUẢN TRỊ (Trang 38 - 41)

III) Một số lý thuyết quản trị hiện đại

2. Trường phái quản trị châ uÁ

Các nhà nghiên cứu Nhật Bản cho rằng “quản trị sáng tạo” là phong cách quản trị của thế kỷ 21

2.1/ Thuyết KAIZEN

Thuyết này được đưa ra bởi Masaakiimai. Kaizen theo tiếng Nhật có nghĩa là cải tiến, cải thiện không ngừng. Ở Nhật, thay đổi là một lối sống, mọi người coi thay đổi như là lẽ thường tình. “Sự thần kỳ về kinh tế” thời hậu chiến của Nhật là do giới kinh doanh đã nghiên cứu những nhân tố như cuộc vận động về năng suất, kiểm tra chất lượng toàn diện, hoạt động của các nhóm nhỏ, tự động hóa, người máy công nghiệp và quan hệ lao động.

Kaizen chú trọng đến quá trình cải tiến liên tục, tập trung vào 3 yếu tố của nhân sự là giới quản lý, tập thể và cá nhân. Đặc điểm của Kaizen trong quản lý bao hàm khái niệm quản sản xuất vừa đúng lúc (JIT: just-in-time) và công ty luôn ghi nhận các ý kiến đóng góp của công nhân, khuyến khích công nhân khám phá và báo cáo mọi vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc để giới quan lý kịp thời giải quyết. Về phân mình, người quản lý giúp đỡ các giám sát viên để họ có thể khuyến khích công nhân đóng góp nhiều ý kiến và họ bao giờ cũng nghiêm chỉnh xem xét các ý kiến đóng góp. Thường thì các ý kiến đóng góp được dán trên tường nơi làm việc để khuyến khích tinh thần thi đua trong công nhân, hơn nữa vì những tiêu chuẩn mới được ấn định lại chính là theo ý kiến của công nhân nên người công nhân cảm thấy hãnh diện và sẵn sàng làm tốt công việc theo tiêu chuẩn mới đó.

Kaizen hướng về những nỗ lực của con người. Thật vậy, khi quan sát người công nhân làm việc, giới quan lý Nhật chú trọng tới cách người đó làm việc hơn.

2.2/ Thuyết Z

Với trình tự phát triển, người ta gọi các thuyết thuộc trường phái cổ điển là thuyết X và các thuyết tiếp sau thể hiện bước chuyển từ tư tưởng “con người kinh tế” sang tư tưởng “con người xã hội”, gọi là thuyết Y. Nếu thuyết X chủ trương sử dụng quyền lực trong quản lý để điều khiển thì thuyết Y quan tâm đến yếu tố tạo động. Ở đó, sự khác nhau chủ yếu là một bên thiên về tập trung chuyên quyền, còn một bên phát huy tính dân chủ. Hoạt động quản lý ngày càng đa dạng và phức tạp hơn. Từ đó các nhà lý luận quản lý hiện đại có cách tiếp cận mới toàn diện hơn, xuất hiện các thuyết thuộc trường phái quản lý hiện đại. Cách tiếp cận đó vừa chú trọng 5 chức năng của quản lý, vừa theo hướng tình huống ngẫu nhiên; kết hợp các lý thuyết quản lý với các điều kiện thực tiễn, sử dụng các chìa khoá quản lý hữu hiệu để xử lý linh hoạt, sáng tạo, và thuyết Z ra đời.

Một số nhà khoa học Mỹ (tiêu biểu là T.J.Peters và R.H.Waterman) đã nghiên cứu các yếu tố thành công của mô hình kỹ thuật quản lý Kaizen, liên hệ với cách quản lý của một số công ty Mỹ xuất sắc, tìm ra “mẫu số chung”. Từ đó, William Ouchi (một kiều dân Nhật ở Mỹ, là giáo sư ở Trường Đại học California) đã nghiên cứu đề tài này và dựa trên nền tảng lý luận và thực tiễn đã được Tiến sĩ W. Edwards Choid Deming đúc kết và phát kiến trước đó để cho ra đời tác phẩm

“Thuyết Z: Làm thế nào để các doanh nghiệp Mỹ đáp ứng được sự thách đố của Nhật?” xuất bản năm 1981. Đó là lý thuyết trên cơ sở hợp nhất hai mặt của một tổ chức kinh doanh: vừa là tổ chức có khả năng tạo ra lợi nhuận, vừa là một cộng đồng sinh hoạt đảm bảo cuộc sống của mọi thành viên, tạo điều kiện thăng tiến và thành công.

Ouchi đặt vấn đề người Mỹ có thể học tập người Nhật về quản lý, trước hết là chế độ làm việc suốt đời cho một công ty lớn. Bởi vì Ouchi cho rằng, xí nghiệp Nhật Bản thường gắn bó với chế độ làm việc suốt đời, xí nghiệp sẽ làm hết sức mình để phát triển long trung thành của nhân viên bằng cách đối xử với họ một cách công bằng và nhân đạo. Một ưu điểm nữa trong thực tiễn quản lý Nhật Bản là không chuyên môn hóa lao động quá mức; trái lại họ đã luân chuyển nhân viên qua

những bộ phân khác nhau của công việc để họ phát triển toàn diện. Cốt lõi của thuyết này là làm thỏa mãn và gia tăng tinh thần cho người lao động để đạt được năng suất chất lượng trong công việc.Thuyết Z còn được biết đến dưới cái tên "Quản lý kiểu Nhật" và được phổ biến khắp thế giới vào thời kỳ bùng nổ kinh tế của các nước châu Á thập niên 1980.

Ouchi còn đi vào tìm hiểu cơ chế quản lý của một xí nghiệp Nhật Bản và đặc biệt chú ý đến tinh thần và giá trị tập thể của phương pháp quản lý Nhật Bản. Nó hoàn toàn xa lạ với các giá trị của chủ nghĩa cá nhân ở phương Tây. So sánh doanh nghiệp Nhật Bản với doanh nghiệp phương Tây, ông tìm thấy sự tương phản giữa chúng như sau:

Doanh nghiệp Nhật Bản Doanh nghiệp phương Tây

-Việc làm suốt đời -Đánh giá đề bạt chậm

-Nghề nghiệp không chuyên môn hóa -Cơ chế kiểm tra ngẫu nhiên

-Quyết định tập thể -Trách nhiệm tập thể -Quyền lợi toàn cực

-Việc làm giới hạn trong thời gian -Đánh giá đề bạt nhanh

- Nghề nghiệp chuyên môn hóa -Cơ chế kiểm tra hiển nhiên -Quyết định cá nhân

-Trách nhiệm cá nhân -Quyền lợi có giới hạn .

Tác dụng và mặt hạn chế

Thuyết Z được đánh giá là một lý thuyết quan trọng về quản trị nhân sự (OB) hiện đại, bên cạnh thuyết X và thuyết Y. Tư tưởng cốt lõi của thuyết Z thể hiện sự quan tâm đến con người và yêu cầu mọi người cùng làm việc tận tâm với tinh thần cộng đồng; và đó là chìa khóa tạo nên năng suất ngày càng cao và sự ổn định của doanh nghiệp. Đây cũng là một cách để hạn chế thất nghiệp thường xảy ra trong kinh tế thị trường. Thuyết Z đưa đến thành công của nhiều công ty nên các công ty này được phân loại là các Công ty Z (Z companies).

Bên cạnh đó, Thuyết Z cũng có những điểm yếu căn bản: - Tạo ra sức ỳ lớn trong các công ty

- Chỉ áp dụng đối với các tổ chức kinh doanh, với môi trường bên trong doanh nghiệp So sánh Kaizen và Thuyết Z: Kaizen Thuyết Z Khác nhau - Hướng về sự quản lý - Cải tiến từng bước nhỏ

- Nêu bật sự hơn hẳn của cải tiến từ từ so với cách tân

- Chú trọng đến: + Kỉ luật

+ Quản lý thời gian + Phát triển tay nghề

+ Tham gia các hoạt động trong công ty + Tinh thần lao động

+Sự thông cảm

-Chú ý quản lý nhân viên trên cơ sở truyền thống văn hóa Nhật.

- Tập trung đề cao tinh thần và thái độ của nhân viên .

- Không chú trọng việc cải tiến để hoàn thiện một cách liên tục.

Giống nhau

- Cùng là kiểu quản lý của Nhật bản.

- Dựa vào tập thể, đề cao quyết định tập thể, nỗ lực tập thể. - Thực hiện không khí gia đình trong doanh nghiệp.

- Mong có hiệu quả cao và mang lại năng suất cao.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC HỌC THUYẾT QUẢN TRỊ (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)