Một số quan điểm của Peter Drucker

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC HỌC THUYẾT QUẢN TRỊ (Trang 34 - 37)

III) Một số lý thuyết quản trị hiện đại

1. Trường phái quản trị Tây Âu

1.3/ Một số quan điểm của Peter Drucker

Peter Ferdinand Drucker (1909 –2005) là

chuyên gia hàng đầu thế giới về tư vấn quản trị. Ông được coi là cha đẻ của ngành Quản trị kinh doanh hiện đại, là tác giả nhiều cuốn sách quản lý

Peter Ferdinand Drucker

nổi tiếng, trong đó có cuốn “Những thách thức của quản lý trong thế kỷ 21”.

Tạp chí Financial Times đã bình chọn ông là 1 trong 4 nhà quản lý bậc thầy của mọi thời đại (cùng với Jack Welch, Phillip Kotler và Bill Gates)

Một số quan điểm tiến bộ của Peter Drucker về quản trị

Người công nhân tri thức

Từ cuốn sách “Khái niệm công ty”, Drucker đưa ra khái niệm “trao quyền” cho công nhân vì ông tin rằng công nhân là nguồn lực chứ không chỉ là chi phí. Ông là người kịch liệt phê phán quan niệm cho rằng công nhân chỉ là một con ốc trong dây chuyền sản xuất bởi ông khẳng định dây chuyền chỉ vận hành bằng tốc độ của người công nhân chậm nhất và sản xuất theo kiểu này không khuyến khích sự sáng tạo của công nhân.

Đây cũng là lần đầu tiên ông nêu khái niệm “người công nhân tri thức” vì ông cho rằng thế giới đang dần dịch chuyển từ nền kinh tế hàng hóa sang nền kinh tế tri thức. Trong cuốn "Quản trị cho Tương lai", ông viết: "Từ nay, chìa khóa sẽ là tri thức. Thế giới sẽ không sử dụng nhiều lao động, nguyên liệu hay năng lượng, mà sử dụng nhiều tri thức."

Quan niệm “quản lý theo mục tiêu”

Trong cuốn “Thực hành quản lý” (1954), Drucker đã đưa ra cụm từ “quản lý theo mục tiêu” cho đến nay vẫn còn thời thượng.

Phương pháp quản lý theo mục tiêu (Management by Objectives - MBO) phản ánh rõ nét quá trình phát triển của quản trị doanh nghiệp, từ quản lý mang tính chỉ huy theo chiều dọc với phương pháp quản lý theo thời gian (Management by Time - MBT) sang quản lý mục tiêu mang tính kết nối và cộng tác theo chiều ngang.

Phương pháp quản lý theo thời gian Phương pháp quản lý theo mục tiêu

* Đặc điểm:

- Quản lý doanh nghiệp theo chiều dọc mang nặng tính chỉ huy và điều khiển. * Ưu điểm:

- Duy trì ý thức kỷ luật của nhân viên. * Nhược điểm:

- Tạo sức ỳ và tính thụ động của nhân viên.

- Không khai thác hết năng lực làm việc của nhân viên.

- Lãng phí về thời gian, đặc biệt là “hidden lost time” (lãng phí thời gian ẩn), tức là nhân viên vẫn làm việc nhưng làm rất chậm hoặc làm việc theo kiểu đối phó.

* Đặc điểm:

- Quản lý doanh nghiệp theo chiều ngang mang tính kết nối và cộng tác. * Ưu điểm:

- Năng suất lao động cao.

- Phát huy được trí tuệ và năng lực làm việc của nhân viên.

- Tạo môi trường làm việc mang tính cạnh tranh.

- Tối đa hoá nguồn lực và hạn chế lãng phí về thời gian.

* Nhược điểm:

- Nếu không có công cụ kiểm soát tốt thì sẽ dễ mất “cả chì lẫn chài” - mục tiêu không đạt được và vẫn lãng phí.

Vai trò quan trọng của khách hàng

Từ những năm 1950, ông cho rằng doanh nghiệp không chỉ là bộ máy kiếm tiền mà còn có trách nhiệm như một công dân trong xã hội, rằng “không có khách hàng thì không có doanh nghiệp” - một điều tưởng như sơ đẳng nhưng là nền tảng của khoa marketing hiện đại. Theo Drucker, chỉ có một định nghĩa đúng về mục đích kinh doanh: tạo ra khách hàng. Thị trường không phải do thượng đế, thiên

nhiên, hay các động lực kinh tế tạo ra, mà do chính các doanh nhân hình thành. Doanh nhân giúp khách hàng thoả mãn sự ham muốn của mình; và có thể khách hàng đã có ham muốn trước khi được cấp phương tiện để thỏa mãn. Nhưng trước đó, nó mới chỉ là sự ham muốn trên lý thuyết; chỉ khi các doanh nhân có hành động để biến sự ham muốn đó thành một nhu cầu thực thụ thì mới có khách hàng và thị trường.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC HỌC THUYẾT QUẢN TRỊ (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)