Bảng 2.4- Thu cân đối NSNN từ hoạt động xuất, nhập khẩu
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Stt Nội dung Kết quả thực hiện Tăng trưởng tyệt đối
2009 2010 2011 2009-
2010
2010- 2011 Thu cân đối ngân
sách từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu
105,664 130,100 144,000 24,436 13,900
1 Tổng số thu từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu
143,664 181,000 205,000 37,336 24,000
2 Hoàn thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu
-38,000 -50,900 -61,000 -12,900 -10,100 (Nguồn: Bộ Tài Chính) Nhìn chung trong giai đoạn 2009-2011, thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu tăng lên 38.336 tỷ đồng và luôn chiếm tỷ trọng trên 20% trong nguồn thu ngân sách nhà nước. Điều này cho thấy thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu đóng một vai trò rất quan trọng. Nhất là sau khi gia nhập WTO, xuất khẩu của Việt Nam đã tăng liên tục và đến năm 2011 đã tăng lên hơn 96 tỷ USD => tăng thu ngân sách nhà nước. Tuy nhiên trong giai đoạn này,
hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta cũng gặp phải nhiều thách thức do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế và khủng hoảng nợ công Châu Âu, làm cho cầu đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam giảm (hơn 50% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam là sang thị trường Mỹ, EU và Nhật Bản). Đồng thời, gánh nặng nợ nần và chi phí nguyên liệu tăng lên đã làm nhiều doanh nghiệp bị thu lỗ từ đó ảnh hưởng xấu đến nguồn thu ngân sách.
Từ 2009-2010:
Kết quả thực hiện tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2010 tăng cao so với năm 2009, trong đó: kim ngạch xuất khẩu đạt 72,2 tỷ USD; kim ngạch nhập khẩu đạt 84,8 tỷ USD. Cùng với đó, việc sửa đổi, bổ sung một số cơ chế và chính sách quản lý thu đã góp phần làm mức thu cả năm 2010 đạt 181.000 tỷ đồng; sau khi hoàn thuế giá trị gia tăng theo chế độ 50.900 tỷ đồng, thu cân đối ngân sách đạt 130.100 tỷ đồng, tăng lên 24.436 tỷ đồng tương ứng tăng 23,1% so với thực hiện năm 2009 ( 105.664 tỷ đồng ).
Trong thời gian này, nhận thấy có nhiều bất cập trong cơ chế quản lý cơ chế xuất nhập khẩu nên nhà nước đã quyết định sữa đổi, bổ sung theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu. Trước hết là đối với các mặt hàng trong nước sản xuất được hoặc không khuyến khích nhập khẩu để hạn chế nhập siêu, như: rà soát, điều chỉnh tăng thuế nhập khẩu các mặt hàng không thiết yếu, hàng tiêu dùng không khuyến khích nhập khẩu, trên cơ sở đó ban hành danh mục các mặt hàng này để làm cơ sở giám sát và thực hiện các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và các hàng rào kỹ thuật phù hợp với thông lệ quốc tế và luật pháp Việt Nam... Bên cạnh đó, đã tổ chức theo dõi sát tình hình diễn biến thị trường để điều chỉnh kịp thời thuế nhập khẩu đối với các nhóm mặt hàng cần kiểm soát (thủy sản, sữa, thép...) và các nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu.
Từ 2010-2011:
Năm 2011, ước tổng thu từ hoạt động xuất nhập khẩu cả năm đạt 205.000 tỷ đồng, sau khi trừ ước chi hoàn thuế giá trị gia tăng 61.000 tỷ đồng, dự kiến thu cân
đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu năm 2011 đạt 144.000 tỷ đồng, tăng lên 13.900 tỷ đồng so với năm 2010.
Số thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt khá trong thời gian này chủ yếu do trị giá hàng hoá nhập khẩu các mặt hàng chịu thuế tăng lớn so với kế hoạch do giá thế giới tăng và điều chỉnh tỷ giá. Bên cạnh đó, nhiều chính sách thu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cũng đã được thực hiện nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế nhập siêu, như: tăng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với 6 mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu, tăng thuế suất thuế xuất khẩu quặng sắt và tinh quặng sắt, gỗ và các sản phẩm từ gỗ để hạn chế xuất khẩu tài nguyên thô tiếp tục đẩy mạnh thực hiện rà soát, sửa đổi, bổ sung, cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thu thuế xuất nhập khẩu; tăng cường các biện pháp chống buôn lậu, gian lận thương mại... => tăng thu cho NSNN.