Chi đầu tư phát triển

Một phần của tài liệu Thực trạng thu chi ngân sách ở việt nam trong giai đoạn 2009 2011 (Trang 29 - 30)

Trong giai đoạn 2009-2011, kết quả thực hiện đã giảm xuống từ 4.961 tỷ đồng.

Bảng 2.7- Chi đầu tư phát triển

Đơn vị tính: Tỷ đồng Nội dung Kết quả thực hiện Tăng trưởng tyệt đối

2009 2010 2011 2009-

2010 2010-2011Chi đầu tư phát triển 179,961 172,710 175,000 -7,251 2,290 Chi đầu tư phát triển 179,961 172,710 175,000 -7,251 2,290

(Nguồn: Bộ Tài Chính)  Từ 2009-2010:

Chi đầu tư phát triển năm 2010 là 172,710 tỷ đồng(bao gồm cả vốn dự kiến bổ sung từ nguồn vượt thu NSNN năm 2010) bằng 96% mức thực hiện năm 2009 tức là giảm đi 7,251 tỷ đồng so với năm 2009 ( 179,961 tỷ đồng) và bằng 8,7% GDP. Kết quả thực hiện số vượt chi so với dự toán được sử dụng từ nguồn dự phòng ngân sách nhà nước đã bố trí đầu năm và một phần nguồn vượt thu ngân sách nhà nước so với dự toán.

Trong tổ chức triển khai thực hiện, các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã đảm bảo hoàn thành công tác phân bổ kế hoạch vốn năm 2009-2010 theo yêu cầu đề ra; đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án và tuân thủ quy trình kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư... Bên cạnh nguồn vốn đầu tư bố trí cân đối ngân sách nhà nước, thực hiện huy động trái phiếu Chính phủ để đầu tư các công trình giao thông, thuỷ lợi, y tế, giáo dục và nhà ở cho sinh viên.

 Từ 2010-2011:

Ước thực hiện năm 2011, trên cơ sở dự toán đầu năm, cộng thêm vốn dự kiến bổ sung từ nguồn dự phòng và nguồn vượt thu NSNN, đạt 175.000 tỷ đồng, tăng 9% tương ứng tăng 2.290 tỷ đồng so với thực hiện năm 2010 (172.710 tỷ đồng ), bằng 22% tổng chi NSNN.

Sỡ dĩ số chi năm 2011 cao hơn 2.290 tỷ đồng so với năm 2010 là do nhà nước sử dụng cho thực hiện các dự án quan trọng, cấp bách có khả năng hoàn

thành đưa vào sử dụng năm 2011-2012, các dự án đầu tư sửa chữa, nâng cấp công trình sạt lở đê kè cấp bách và giảm nhẹ tác hại thiên tai, bổ sung tăng dự trữ quốc gia để bảo đảm an ninh lương thực...

Nhưng nhìn chung, trong giai đoạn 2009-2011, với việc triển khai thực hiện nêu trên, nhiều dự án quan trọng đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả, tạo thêm năng lực mới cho nền kinh tế. Ước tính cả nước có trên 1.500 km đường giao thông các loại, trên 1.000 km kênh mương được xây dựng mới và nâng cấp, cải tạo hoàn thành; năng lực tưới tăng thêm 200 nghìn ha; hàng nghìn phòng học, nhà bán trú được xây mới; các dự án phục vụ 1.000 năm Thăng Long Hà Nội, cầu Cần Thơ, cầu Hàm Luông, cầu Thanh Trì, đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương, sân bay Cần Thơ... đã hoàn thành, đưa vào khai thác phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.

Một phần của tài liệu Thực trạng thu chi ngân sách ở việt nam trong giai đoạn 2009 2011 (Trang 29 - 30)