Chi thường xuyên

Một phần của tài liệu Thực trạng thu chi ngân sách ở việt nam trong giai đoạn 2009 2011 (Trang 31 - 33)

Trong giai đoạn 2009-2011, số tiền sử dụng cho chi thường xuyên đã tăng lên nhanh, cụ thể số chi này năm 2011 gấp 1.53 lần so với năm 2009, tương ứng với tăng lên 170.999 tỷ đồng.

Bảng 2.9- Chi thường xuyên

Đơn vị tính : Tỷ đồng

Stt Nội dung Kết quả thực hiện Tăng trưởng tyệt đối

2009 2010 2011 2009-

2010 2010-2011

Chi thường xuyên 320,501 385,082 491,500 64,581 106,418 1 Chi giáo dục - đào

tạo, dạy nghề

78,105 98,560 120,339 20,455 21,779

2 Chi y tế 27,479 33,679 44,860 6,200 11,181

3 Chi dân số và kế hoạch hoá gia đình

931 870 900 -61 30

4 Chi khoa học, công nghệ

4,611 5,139 6,483 528 1,344

5 Chi văn hoá thông tin 3,200 3,792 4,774 592 982 6 Chi phát thanh, truyền hình, thông tấn 1,770 1,964 2,489 194 525 7 Chi thể dục thể thao 1,462 1,253 1,826 -209 573 8 Chi lương hưu và 62,465 70,678 82,660 8,213 11,982

bảo đảm xã hội

9 Chi sự nghiệp kinh tế

26,866 30,820 47,262 3,954 16,442 10 Chi sự nghiệp bảo

vệ môi trường 5,585 7,645 7,950 2,060 305 11 Chi quản lý hành chính nhà nước, Đảng, đoàn thể 44,903 53,693 68,202 8,790 14,509 12 Chi trợ giá mặt hàng chính sách 1,460 1,675 2,110 215 435 (Nguồn: Bộ Tài Chính)  Từ 2009-2010:

Năm 2010, kết quả thực hiện đạt 385.082 tỷ đồng, tăng 20,2% tương ứng tăng 64.581 tỷ đồng so với thực hiện năm 2009 ( 320,501 tỷ đồng).Từ 2009-2010, công tác quản lý, điều hành ngân sách đã bảo đảm tiến độ thực hiện các nhiệm vụ chi theo dự toán được giao; đồng thời thực hiện các nhiệm vụ quan trọng như: thực hiện các chính sách về an sinh xã hội để giảm bớt khó khăn về đời sống cho nhân dân, tập trung trước hết cho người nghèo, đồng bào dân tộc, người lao động có thu nhập thấp và các đối tượng chính sách khác; phòng, chống, khắc phục hậu quả hạn hán, bão lũ; tăng kinh phí phòng, chống tái phát dịch cúm gia cầm và dập dịch lở mồm long móng gia súc; thực hiện chính sách miễn, giảm học phí,...

 Từ 2010-2011:

Trên cơ sở phân bổ sử dụng nguồn dự phòng ngân sách đã bố trí đầu năm và dự kiến bổ sung thêm từ nguồn vượt thu NSNN năm 2011 cho chi thường xuyên, chủ yếu để khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh và bảo đảm an sinh xã hội; ước thực hiện chi ngân sách cho lĩnh vực này cả năm đạt 491.500 tỷ đồng, tăng 106.418 tỷ đồng so với năm 2010 (385.082 tỷ đồng).

Bên cạnh việc, Chính phủ đã tập trung kinh phí thực hiện các chính sách an sinh xã hội đã được bố trí dự toán đầu và thực hiện chi trả tiền lương, lương hưu và trợ cấp xã hội theo mức tiền lương tối thiểu mới 830.000 đồng/tháng từ ngày

01/05/2011 theo đúng kế hoạch, Chính phủ đã ban hành và tổ chức thực hiện một số chính sách mới, như: trợ cấp khó khăn đối với cán bộ, công chức, người hưởng lương hưu có mức lương thấp, hộ nghèo đời sống khó khăn…; hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo; nâng mức cho học sinh sinh viên vay từ mức 900.000 đồng/người/tháng lên 1.000.000 đồng/người/tháng...

Nhận xét chung:

Biểu đồ 2.2- Cơ cấu chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2009-2011(%)

Nhìn chung , nhờ thu NSNN đạt khá nên tổng chi NSNN cung đạt được khá cao, tăng lên 211.305 tỷ đồng trong giai đoạn 2009-2011. Tuy nhiên ,cơ cấu chi ngân sách nhà nước phát triển theo chiều hướng không mấy tích cực, tăng dần tỷ trọng cho chi thường xuyên ( nếu năm 2009 là 54,82% thì năm 2011 là 61,75% ), ngược lại chi phát triển lại giảm dần ( từ 30,78% năm 2009 xuống còn 21,98% năm 2011 ). Nhưng cũng trong giai đoạn này, chi NSNN đã chú trọng đến mục tiêu phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, cụ thể: chi giáo dục-đào tạo, dạy nghề tăng từ 78.105 tỷ đồng năm 2009 lên 120.339 tỷ đồng năm 2011; chi khoa học công nghệ tăng từ 4.611 tỷ đồng năm 2009 lên 6.483 tỷ đồng năm 2011.

Một phần của tài liệu Thực trạng thu chi ngân sách ở việt nam trong giai đoạn 2009 2011 (Trang 31 - 33)