Hướng giải quyết

Một phần của tài liệu Thực trạng thu chi ngân sách ở việt nam trong giai đoạn 2009 2011 (Trang 36 - 40)

- Cần tăng cường sự gắn kết giữa chiến lược tài chính Nhà nước với chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn.

- Thực hiện cơ cấu lại thu ngân sách Nhà nước trên cơ sở cải cách tổng thể hệ thống chính sách thuế, từng bước tăng tỷ trọng thu ngân sách Nhà

nước từ thuế, phí và các nguồn thu trong nước khác; giảm dần sự phụ thuộc vào số thu từ dầu thô, bán tài nguyên; tăng tỷ trọng thuế trực thu trong tổng số thu từ thuế, phí, đồng thời đảm bảo tính công bằng của hệ thống chính sách thu theo hướng giảm thuế suất để tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh phát triển trên cơ sở mở rộng phạm vi, đối tượng nộp thuế.

- Nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính Nhà nước, phát huy vai trò định hướng của nguồn lực tài chính Nhà nước trong đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.

- Nghiên cứu sửa đổi Luật Ngân sách Nhà nước, đổi mới các quy định về phân định nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách; nghiên cứu để từng bước xóa bỏ tình trạng lồng ghép của hệ thống ngân sách Nhà nước theo nguyên tắc ngân sách cấp nào do cấp đó quyết định.

- Nghiên cứu áp dụng phương pháp lập dự toán ngân sách theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn. Đây là cách làm đang được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Ưu điểm nổi trội của phương pháp này là tạo được sự ổn định tài khoá trong trung hạn - một giai đoạn có độ dài tương đương với thời kỳ ổn định ngân sách theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước năm 2002.

- Trong quản lý chi ngân sách, từng bước nghiên cứu áp dụng cơ chế quản lý ngân sách gắn với kết quả thực hiện các nhiệm vụ chi trên cơ sở đẩy mạnh phân cấp và trao quyền tự chủ cho người đứng đầu các cơ quan, đơn vị; nâng cao quyền hạn và trách nhiệm của các Bộ, cơ quan, địa phương trong quản lý điều hành ngân sách Nhà nước.

- Tăng cường tính công khai, minh bạch ngân sách. Thực hiện công khai minh bạch trong quản lý sẽ tạo điều kiện cho người dân, cho cộng đồng có thể giám sát, kiểm soát, qua đó hạn chế những thất thoát, lãng phí trong sử dụng nguồn lực.

- Tăng cường việc tiếp cận thông tin tài khóa cho cơ quan giúp việc của Quốc hội về tài chính ngân sách. Cụ thể, nghiên cứu khả năng đấu nối để Vụ Tài chính - Ngân sách của Văn phòng Quốc hội tiếp cận và truy cập dễ dàng hệ thống thông tin TABMIS mà Bộ Tài chính đang triển khai với hệ thống kho bạc và cơ quan tài chính từ cấp quận, huyện trở lên trong cả nước.

Kết Luận

Trong bất cứ nền kinh tế nào, việc giải quyết cân đối giữa thu – chi cũng được xem là nhiệm vụ hàng đầu để quản lý nền kinh tế của Nhà nước. Song, việc tăng trưởng kinh tế luôn luôn không đáp ứng kịp với yêu cầu chi tiêu của Chính phủ cho đời sống xã hội, nên thường xảy ra tình trạng bội chi ngân sách ở nhiều nước trên thế giới, Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ.

Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã có những bước đi khá đúng đắn trong việc thực hiện công tác thu chi ngân sách nhà nước, góp phần tăng thu, giảm

bội chi ngân sách , tạo đà tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên, khi tình hình kinh tế thế giới thay đổi nhanh chóng theo nhiều chiều hướng phức tạp như hiện nay thì không một chính sách nào có thể tồn tại mãi mãi mà không có điểm bất cập. Vì vậy, chính phủ cùng với nhiều nhà kinh tế đã ra sức nghiên cứu, đưa ra các kiến nghị khác nhau nhằm xây dựng một chính sách thu chi ngân sách nhà nước có hiệu quả cho nền kinh tế đất nước.

Trong khuôn khổ bài viết, em không mong gì hơn ngoài việc tìm hiểu ban đầu những vấm đề về thu chi ngân sách nhà nước ở Việt Nam, từ đó đưa ra một số ý kiến xây dựng nhằm góp phần nhỏ bé, hoàn thiện thêm chính sách kích cầu cho phù hợp với tình hình kinh tế đất nước. Với những gì đã làm được trong giai đoạn 2009 – 2011, chúng ta hoàn toàn tin tưởng rằng Việt Nam sẽ thành công trong việc thực hiện các chính sách cân đối thu chi ngân sách nhà nước linh hoạt, xây dựng một nền kinh tế bền vững, và nâng cao vị thế trên thế giới.

Tài Liệu Tham Khảo

1. Giá trình môn “ Lý thuyết tài chính tiền tệ “, NXB Thống Kê, 2004 ( tái bản lần thứ 4).

2. PGS.TS Lê Văn Tề, “ Lý thuyết tài chính tiền tệ “, NXB Phương Đông

3. Viện Khoa Học Tài Chính, PGS.TS Đỗ Đức Minh, “ Tài Chính Việt Nam 2001- 2010 “, NXB Tài Chính, 2006.

4. TS Vũ Thị Nhài, “ 100 Câu Hỏi Và Trả Lời Về Quản Lý Tài Chính Công “, NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội, 2007.

5. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009, ngày 05/08/2010 ( theo trang web Bộ Tài Chính: http://www.mof.gov.vn ).

6. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2010, ngày 25/05/2011 ( theo trang web Bộ Tài Chính: http://www.mof.gov.vn ).

7. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2011, ngày 03/01/2012 ( theo trang web Bộ Tài Chính: http://www.mof.gov.vn ).

8. “Ngân sách nhà nước: Thu lỏng lẻo, chi “xông xênh”, theo vneconomy.vn,số ngày 21/10/2011.

9. “ Lộ trình cải cách tài khóa và những thách thức “,theo vneconomy.vn, số ngày 19/09/2011.

Một phần của tài liệu Thực trạng thu chi ngân sách ở việt nam trong giai đoạn 2009 2011 (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w