Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh vận chuyển khách du

Một phần của tài liệu đề tài: pháp luật về kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch (Trang 44 - 71)

5. Bố cục của luận văn

2.3.2.Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh vận chuyển khách du

cho kinh doanh dịch vụ du lịch và cả khách du lịch. Hoạt động hướng dẫn du lịch là hoạt

động chủ yếu của hướng dẫn viên, hướng dẫn viên là người tiếp xúc và phục vụ khách nhiều nhất trong toàn bộ hoạt động hướng dẫn du lịch của doanh nghiệp lữ hành. Chất lượng công việc của hướng dẫn viên quyết định hiệu quả của hoạt động hướng dẫn du lịch, vì vậy, hướng dẫn viên chính là người đại diện của đơn vị kinh doanh lữ hành theo hợp đồng với khách du lịch theo tour mà khách đã mua.

Bằng hoạt động nghiệp vụ, hướng dẫn viên tạo mối quan hệ từ các nguồn khách hàng khác nhau để lôi cuốn khách mua tour và luôn có nhu cầu được mua dịch vụ hướng dẫn từ doanh nghiệp lữ hành. Do có cơ hội tiếp xúc với nhiều đối tượng khác nhau, hướng dẫn viên còn góp phần ngăn ngừa các hoạt động gây hại cho an ninh quốc gia, bảo vệ lợi ích của du khách, bảo vệ môi trường ở những nơi mà họđang dẫn tour. Hướng dẫn viên trở thành người bạn đồng hành của du khách trong suốt chuyến tham quan, từ các hoạt động ăn uống, nghỉ dưỡng cho các hoạt động vui chơi, giải trí, mua sắm,…khi du khách đặt chân đến những nơi xa lạ lần đầu tiên. Khi xảy ra những tình huống bất thường, ảnh hưởng đến chuyến du lịch của du khách thì hướng dẫn viên vẫn là người đại diện, là người đầu tiên đứng ra giải quyết, dàn xếp ổn thỏa mọi chuyện để du khách an tâm tiếp tục cuộc hành trình của mình, điều này chứng tỏ hướng dẫn viên có vai trò quan trọng không thua kém gì vai trò của các cơ quan chức năng khi các cơ quan này chưa kịp xử trí để bảo vệ du khách. Hướng dẫn viên còn có vai trò truyền tải thông tin, quảng bá về du lịch quốc gia, quảng bá cho doanh nghiệp, cho địa phương. Bên cạnh đó, hướng dẫn viên còn có thể nắm bắt thị hiếu, nhu cầu của khách, nhận được những phản hồi chân thật nhất từ du khách liên quan tới thông tin và hoạt động du lịch. Tóm lại, hướng dẫn viên giữ vai trò quan trọng trong hoạt động của các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ

du lịch trong khu du lịch. Hơn thế nữa, doanh nghiệp lữ hành phải chịu trách nếu hướng dẫn viên có hành vi không đúng với khách du lịch.86

2.3.2. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh vận chuyển khách du lịch trong khu du lịch du lịch trong khu du lịch

Theo Điều 60, Luật Du lịch 2005 thì quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh vận chuyển khách du lịch trong khu du lịch bao gồm các quyền và nghĩa vụ sau:

86

Thứ nhất, lựa chọn phương tiện vận chuyển khách du lịch và đảm bảo các điều kiện vận chuyển khách du lịch trong quá trình kinh doanh

Sự phát triển của giao thông vận tải đã góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh vận chuyển khách du lịch. Đối với một số khu du lịch nổi tiếng cùng với sự thuận tiện của giao thông vận tải ắt sẽ có nhiều khách du lịch đến thăm. Với những người đi du lịch thì phải đảm bảo các yếu tố: độ an toàn, sự tiện nghi, tốc độ và giá cả. Các nhà kinh doanh vận chuyển khách du lịch cần nắm bắt được các nhu cầu của khách, tình hình

đường xá, chất lượng phương tiện vận tải để đảm bảo kết quả cao trong kinh doanh. Muốn phát triển kinh doanh trong khu du lịch thì trước hết phải quan tâm đến cơ sở hạ

tầng của khu du lịch và đặc biệt là sự phát triển của giao thông vận tải. Ảnh hưởng của ngành giao thông đối với kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch là rất lớn. Bởi khu du lịch có đường xá tốt sẽ tạo cảm giác thoải mái cho khách du lịch khi đi trên xe sẽ

khuyến khích tạo động lực cho du lịch phát triển. Còn đối với những điểm đường giao thông khó khăn sẽ cản trở cho việc kinh doanh trong khu du lịch. Đến chất lượng của phương tiện đưa đón khách du lịch, khi đi du lịch thì khách du lịch thường có xu hướng tiêu dùng với chất lượng cao hơn mức thường ngày do đó họ đòi hỏi phải có các dịch vụ

cao đáp ứng nhu cầu của họ. Ngày nay, chất lượng phương tiện vận chuyển phải bảo đảm

được sự an toàn, tính tiện nghi và tốc độ nhanh.

Hiện nay, có nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh vận chuyển khách du lịch từng bước đáp ứng được nhu cầu ngày càng lớn của khách du lịch. Các tổ chức, cá nhân này

đã bước đầu mạnh dạng nhập khẩu nhiều loại xe chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của các du khách. Từ các loại xe nhỏ đối với khách du lịch đi theo hình thức gia đình đến loại xe lớn hàng chục chỗ ngồi đáp ứng cho khách du lịch đi theo hình thức tập thể. Nhưng đa phần, các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận chuyển khách du lịch nhập mới các loại xe lớn với trang thiết bị hiện đại như máy điều hòa trên xe, tạo cảm giác thoải mái cho khách du lịch, hệ thống âm thanh hiện đại có thể vừa đi vừa nghe nhạc vừa xem phim, lại thuận tiện cho hướng dẫn viên du lịch bởi vì họ có thể hướng dẫn cho khách du lịch trên xe thông qua hệ thống âm thanh. Ghế ngồi tạo cảm giác thoải mái có thể ngồi hoặc ngả lưng phù hợp với chuyến đi trên đoạn đường dài. Điều này chứng tỏ

rằng, tổ chức, cá nhân kinh doanh vận chuyển khách du lịch đã nắm bắt được nhu cầu đi lại trong du lịch, họ đã ngày càng nâng cao chất lượng xe cộ, đáp ứng các dịch vụ thiết thực của khách du lịch.

Đối với kinh doanh vận chuyển khách du lịch thì các tổ chức, cá nhân kinh doanh ngoài các yếu tố về vấn đề mua sắm trang thiết bị hiện đại, đảm bảo an toàn, an ninh cho khách du lịch đi trên đường thì các yếu tố chủ quan là người điều khiển phương tiện giao thông phải có trình độ tay nghề, kinh nghiệm. Hầu hết, các tổ chức, cá nhân kinh doanh

vận chuyển khách du lịch lựa chọn người lái xe lành nghề, có kinh nghiệm, có thể lái xe

đường dài bởi những người này có nhiều năm đi trên đường, họ xử lý tình huống trên

đường đi bình tĩnh đảm bảo sự an tâm cho khách du lịch. Không chỉ đảm bảo chuyến hành trình kịp với tốc độ của chuyến đi mà đội ngũ lái xe còn được hoàn thiện về tác phong làm việc, họ làm việc nhiệt tình, đúng trách nhiệm, có thái độ hòa nhã với khách du lịch ăn mặc trang phục đàng hoàng, gọn đẹp, không hút thuốc hay uống rượu bia khi lái xe. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận chuyển khách du lịch đã chủđộng thay đổi lề

lối làm việc có trách nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ khách, nâng cao chất lượng của chuyến đi, góp phần hoàn thiện chuyến đi của du khách.87

Thứ hai, vận chuyển khách du lịch theo tuyến, theo hợp đồng với khách du lịch hoặc doanh nghiệp kinh doanh lữ hành

Với những tác động của giao thông đối với du lịch thì nó ảnh hưởng đến cả hành trình chuyến đi của khách du lịch, nó có thể tạo ấn tượng tốt hay xấu cho chuyến du lịch. Vì thế các nhà kinh doanh du lịch đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ lưỡng về độ dài chuyến hành trình, lộ trình đi của chuyến, chọn tuyến được phù hợp với chất lượng đường xá tốt cũng như người điều khiển phương tiện để đảm bảo an toàn cho khách, lựa chọn dịch vụ

vận chuyển thích hợp. Do nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh vận chuyển khách du lịch nhìn thấy được lợi nhuận to lớn trong việc kinh doanh loại hình này nên đã nhanh chóng nhảy vào chiếm lĩnh thị trường đầy tiềm năng này. Nhiều tổ chức, cá nhân đã hạ giá thuê xe nhưng chất lượng vẫn đảm bảo thì lợi ích của khách du lịch được tăng lên. Điều này thúc đẩy cho hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch ngày càng phát triển. Hơn nữa, các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận chuyển khách du lịch thường liên kết với các doanh nghiệp lữ hành. Việc này có thuận lợi cho cả hai bên bởi tính liên kết chặt chẽ sẽ đảm bảo hợp đồng chắc chắn cả trong và ngoài mùa vụ du lịch, tránh gây tổn thất cho các đối tác.88

Thứ ba, mua bảo hiểm hành khách cho khách du lịch theo phương tiện vận chuyển

Cũng giống như kinh doanh lữ hành, việc mua bảo hiểm hành khách cho khách du lịch theo phương tiện vận chuyển là hết sức cần thiết, bởi một khi tham gia giao thông thì có nhiều bất ngờ xảy ra mà du khách không thể lường trước được. Hiện tại, trên cả nước tai nạn giao thông xảy ra ở nhiều nơi và liên tục. Việc bảo đảm an toàn cho du khách, vận chuyển du khách đi tham quan tại các khu du lịch là điều quan trọng nhất. Nhưng tổ

chức, cá nhân khi kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch cũng không thể lường trước được hậu quả đáng tiếc xảy ra cũng như những tổn thất mà khách du lịch phải chịu 87 Luật Du lịch 2005, điều 60, khoản 1. 88 Luật Du lịch 2005, điều 60, khoản 2.

khi đi du lịch. Vì vậy, khách du lịch cần mua bảo hiểm khi tham gia giao thông. Bởi khi khách du lịch gặp chuyện không hay xảy ra thì khách du lịch có thểđược bồi thường một khoản tiền, hạn chế được phần nào gánh nặng về tài chính cho bản thân và gia đình. Khách du lịch có thể mua bảo hiểm du lịch tại doanh nghiệp bảo hiểm được phép hoạt

động tại Việt Nam.89

Thứ tư, gắn biển hiệu chuyên vận chuyển khách du lịch ở nơi dễ nhận biết trên phương tiện vận chuyển (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để đến với các khu du lịch thì người du khách phải cần một phương tiện vận chuyển và tại các khu du lịch, khi du khách đến tham quan thì có rất nhiều phương tiện vận chuyển. Để phân biệt được các phương tiện vận chuyển thì khách du lịch luôn nhìn vào biển hiệu của phương tiện vận chuyển đó. Do đó, tổ chức, cá nhân kinh doanh vận chuyển khách du lịch cần gắn biển hiệu ở nơi dễ thấy trên phương tiện vận chuyển để

giúp khách du lịch dễ dàng nhận biết được loại phương tiện vận chuyển nào mà khách du lịch đang đi. Qua đó, tránh tình trạng đi nhầm phương tiện vận chuyển, giúp hướng dẫn viên dễ dàng kiểm soát được số lượng khách du lịch đang có mặt trên phương tiện vận chuyển đó cũng như giúp chuyến du lịch của khách du lịch cảm thấy thú vị hơn, không lo lắng mà còn giúp chuyến đi kịp với tiến độđã đề ra.

2.3.3. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch trong khu du lịch

n cứ vào Điều 66, Luật Du lịch 2005 thì quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch trong khu du lịch bao gồm các quyền và nghĩa vụ sau:

Thứ nhất, thuê tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài quản lý, điều hành và làm việc tại cơ sở lưu trú du lịch

Nếu tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch không có khả

năng hoặc không muốn quản lý, điều hành cơ sở lưu trú du lịch thì tổ chức, cá nhân kinh doanh loại hình dịch vụ này có quyền thuê tổ chức, cá nhân khác quản lý, điều hành cơ sở

lưu trú du lịch. Khi đó, tổ chức, cá nhân được thuê này phải là người có kiến thức chuyên môn và kỹ năng về thị trường, về khách hàng, biết cách đánh giá và nhạy cảm về mức độ

cạnh tranh để xác định đúng đắn tư tưởng và nội dung cho chiến lược phát triển của cơ sở

lưu trú, triển khai các tư tưởng nội dung chiến lược thành các chương trình hành động và chính sách cho tổ chức. Như vậy, hoạt động kinh doanh lưu trú trong khu du lịch sẽ đáp

ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách khi tham quan tại khu du lịch.90

89

Nghịđịnh số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một sốđiều của Luật Du lịch, điều 14, khoản 4.

90

Thứ hai, ban hành nội quy, quy chế của cơ sở lưu trú du lịch; từ chối tiếp nhận hoặc huỷ bỏ hợp đồng lưu trú đối với khách du lịch trong trường hợp khách du lịch có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy, quy chế của cơ sở lưu trú du lịch hoặc cơ sở

lưu trú du lịch không còn khả năng đáp ứng hoặc khách du lịch có yêu cầu vượt quá khả

năng đáp ứng của cơ sở lưu trú du lịch

Khi kinh doanh cơ sở lưu trú trong khu du lịch thì tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch trong khu du lịch có quyền ban hành nội quy, quy chế. Bởi khi cơ sở lưu trú du lịch có nội quy, quy chế sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh không xảy ra trường hợp mất trật tư, tránh được tình trạng gây phiền hà cho khách du lịch, đảm bảo phục vụ theo yêu cầu của du khách. Hơn nữa, nội quy, quy chế sẽ là sợi dây ràng buộc đối với công việc của họ trong cơ sở lưu trú du lịch nói riêng, trong khu du lịch nói chung. Nhân viên phải chịu trách nhiệm nếu làm sai quy định trong nội quy, quy chế.

Trường hợp khác, nếu khách du lịch có hành vi vi phạm pháp luật thì cơ sở lưu trú phải có biện pháp khắc phục kịp thời và phải báo cho cơ quan chức năng đến điều tra, làm rõ sự việc, tránh làm ảnh hưởng đến khách du lịch khác cũng như danh tiếng của cơ

sở lưu trú du lịch. Sẽ khó cho khu du lịch nếu không có biện pháp khắc phục khi có hành vi vi phạm của khách du lịch xảy ra. Điều đáng quan tâm nữa là để du lịch trở nên thú vị

hơn thì điều đầu tiên du khách cần làm là thực hiện đúng nội quy, quy chế mà nơi du khách đang vui chơi, nghỉ ngơi, góp phần nâng cao ý thức của du khách, thể hiện lối sống

đẹp, nếp sống văn minh nơi công cộng. Nếu du khách thực hiện đúng những điều quy

định sẽđảm bảo được trật tự trong khu du lịch nói chung và trong cơ sở lưu trú nói riêng mà còn đảm bảo an toàn cho du khách, không làm ảnh hưởng đến những người xung quanh, tự mình khắc phục lỗi đó và phải bồi thường nếu có hành vi thiệt hại thực tế xảy ra. Mặc khác, khách du lịch có yêu cầu vượt quá khả năng đáp ứng của cơ sở lưu trú hoặc cơ sở lưu trú không có khả năng đáp ứng thì tổ chức, cá nhân kinh doanh cơ sở lưu trú có quyền từ chối hoặc hủy bỏ hợp đồng lưu trú đối với khách du lịch.91

Thứ ba, lựa chọn loại hình dịch vụ và sản phẩm hàng hoá không trái với quy định của pháp luật để kinh doanh trong cơ sở lưu trú du lịch

Tổ chức, cá nhân kinh doanh cơ sở lưu trú có quyền tự do lựa chọn dịch vụ và sản phẩm mà họ muốn kinh doanh trong cơ sở lưu trú và việc kinh doanh các loại hình này không trái với quy định của pháp luật, nhằm đa dạng hóa các loại sản phẩm, dịch vụ

trong kinh doanh cơ sở lưu trú, các tổ chức, cá nhân muốn đáp ứng nhu cầu của du khách. Một mặt, tổ chức, cá nhân kinh doanh loại hình này muốn tăng doanh thu, mặc khác, họ

91

muốn thu hút khách du lịch đến với họ, gia tăng tính cạnh tranh so với các loại hình lưu

Một phần của tài liệu đề tài: pháp luật về kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch (Trang 44 - 71)