Các điều kiện kinh doanh khác trong khu du lịch

Một phần của tài liệu đề tài: pháp luật về kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch (Trang 36)

5. Bố cục của luận văn

2.1.4.Các điều kiện kinh doanh khác trong khu du lịch

Đối với điều kiện kinh doanh lữ hành thì phải có phương án kinh doanh lữ hành nội địa, có chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa.63

Đối với điều kiện kinh doanh vận chuyển khách dịch vụ du lịch trong khu du lịch là phải có phương tiện vận chuyển khách du lịch đạt tiêu chuẩn và được cấp biển hiệu riêng, cụ thể: phương tiện vận chuyển khách du lịch phải đạt tiêu chuẩn về an toàn kỹ

thuật, bảo vệ môi trường, chất lượng dịch vụ và được cấp biển hiệu riêng theo mẫu thống nhất do Bộ Giao thông vận tải ban hành sau khi thỏa thuận với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương, Bộ Giao thông vận tải tổ chức việc cấp biển hiệu riêng cho phương tiện vận chuyển khách du lịch sau khi có ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về

du lịch ở trung ương, phương tiện vận chuyển khách du lịch có biển hiệu riêng được ưu tiên bố trí nơi dừng, đổ để đón, trả khách du lịch tại bến xe, nhà ga, sân bay, bến cảng, khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch.64Điều kiện kế tiếp là sử dụng người điều khiển và người phục vụ trên phương tiện vận chuyển khách du lịch có chuyên môn, sức khỏe phù hợp, được bồi dưỡng về nghiệp vụ du lịch. Cuối cùng là phải có biện pháp bảo

đảm an toàn tính mạng, sức khỏe và tài sản của khách du lịch trong quá trình vận chuyển, mua bảo hiểm hành khách cho khách du lịch theo phương tiện vận chuyển.65

Đối với điều kiện kinh doanh lưu trú du lịch: Điều kiện chung là phải có đăng kí kinh doanh lưu trú du lịch, có biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật đối với cơ sở lưu trú du lịch.66 Cơ sở lưu trú không được xây dựng trong hoặc liền kề với khu vực thuộc phạm vi quốc phòng, an ninh quản lý, không được cản trởđến an ninh của trận địa phòng không quốc gia; phải bảo đảm khoảng cách an toàn đối với trường học, bệnh viện, những nơi gây ô nhiễm hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm và cơ sở lưu trú có cơ sở vật chất, trang thiết bị đạt

62

Thông tư liên tịch 05/2011/TTLT-BVHTTDL-BGTVT ngày 26 tháng 01 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giao thông Vân tải quy định về vận chuyển khách du lịch bằng ô tô và cấp biển hiệu cho xe ô tô vận chuyển khách du lịch, điều 4, khoản 2. 63 Luật Du lịch 2005, điều 44, khoản 2. 64 Luật Du lịch 2005, điều 59. 65 Luật Du lịch, điều 58. 66 Luật Du lịch, điều 64, khoản 1.

tiêu chuẩn theo quy định.67 Điều kiện cụ thể: Đối với khách sạn, làng du lịch phải đảm bảo yêu cầu tối thiểu về xây dựng, trang thiết bị, dịch vụ, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ

của người quản lý và nhân viên phục vụ theo tiêu chuẩn xếp hạng tương ứng đối với mỗi loại, hạng; đối với biệt thự du lịch và căn hộ du lịch phải bảo đảm yêu cầu tối thiểu về

trang thiết bị và mức độ phục vụ theo tiêu chuẩn xếp hạng tương ứng đối với mỗi loại, hạng; đối với bãi cắm trại du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, cơ sở lưu trú du lịch khác phải bảo đảm trang thiết bị tối thiểu đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch.68 Còn một điểm lưu ý nữa, đó là kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện trong cơ sở lưu trú du lịch, cụ thể là khách sạn, làng du lịch được xếp hạng 1 sao, 2 sao, 3 sao, 4 sao, 5 sao, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch được xếp hạng cao cấp khi kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện không bắt buộc phải xin giấy phép kinh doanh (trừ kinh doanh trò chơi có thưởng, mua, bán ngoại tệ, bán hàng miễn thuế, casino) nhưng phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi thực hiện. Người trực tiếp quản lý, điều hành, thực hiện dịch vụ có điều kiện tại các cơ sở lưu trú du lịch phải có đủđiều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.69

2.2. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CHUNG CỦA CHỦ THỂ KINH DOANH DỊCH VỤ DU LỊCH TRONG KHU DU LỊCH

Khi kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch, để bảo vệ chủ thể kinh doanh loại hình dịch vụ này thì pháp luật về du lịch đã quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ

thể trong kinh doanh dịch vụ du lịch nói chung, giúp tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ

du lịch trong khu du lịch hưởng được những quyền và nghĩa vụ rộng hơn so với những quyền và nghĩa vụđặc thù mà họ phải tuân theo.

2.2.1. Quyền của chủ thể kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch

n cứ vào Điều 39, Luật Du lịch 2005, quyền của chủ thể kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch bao gồm các quyền sau:

Thứ nhất, lựa chọn ngành, nghề kinh doanh du lịch; đăng ký một hoặc nhiều ngành, nghề kinh doanh du lịch

Quyền này xuất phát từ nguyên tắc tự do kinh doanh. Tuy nhiên, tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh du lịch không có nghĩa là lựa chọn bất kì ngành nghề nào mà các ngành nghề này phải không thuộc các ngành nghề bị cấm kinh doanh. Bởi kinh doanh các

67

Nghịđịnh số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một sốđiều của Luật Du lịch, điều 18, khoản 1.

68

Luật Du lịch 2005, điều 64, khoản 2.

69

Nghịđịnh số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một sốđiều của Luật Du lịch, điều 19.

ngành nghề bị cấm sẽ gây phương hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và sức khỏe của nhân dân, làm hủy hoại tài nguyên, phá hủy môi trường.70 Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trở thành chủ thể kinh doanh, có quyền kinh doanh đúng với ngành nghềđã đăng kí. Chủ thể kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch không nên đăng ký quá nhiều ngành nghề kinh doanh mà không hoạt động, như vậy sẽ không xác định được lĩnh vực đầu tư chính cho doanh nghiệp và cơ quan nhà nước sẽ

khó khăn trong việc quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp.71

Thứ hai, được Nhà nước bảo hộ hoạt động kinh doanh du lịch hợp pháp

Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch được Nhà nước bảo hộ các hoạt động kinh doanh hợp pháp và tùy điều kiện cụ thể, được Nhà nước khuyến khích dưới nhiều hình thức hoạt động kinh doanh có lợi cho nền kinh tế; đồng thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động kinh doanh của mình. Thêm vào đó, tổ

chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch được yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước can thiệp khi bị người hoặc tổ chức khác cản trở hoạt động kinh doanh hợp pháp hoặc xâm hại lợi ích chính đáng của mình; đồng thời phải chịu trách nhiệm về sản phẩm dịch vụ bán cho khách hàng cũng như mọi cam kết của tổ chức, cá nhân đó trong hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch. Hơn thế nữa, tổ chức, cá nhân được quyền sở hữu và sử dụng các khoản thu nhập hợp pháp; cá nhân kinh doanh được quyền sở hữu, quyền thừa kế hợp pháp và quyền sử dụng tài sản vào kinh doanh, cho thuê hoặc chuyển nhượng cho người khác; đồng thời phải chịu trách nhiệm dân sự về những thiệt hại do việc sử dụng tài sản của mình gây ra cho người khác.72

Thứ ba, tổ chức, tham gia các hoạt động xúc tiến du lịch; được đưa vào danh mục quảng bá chung của ngành du lịch (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch được quyền chủ động hoặc phối hợp với các tổ chức, cá nhân khác để tiến hành các hoạt động xúc tiến du lịch trong và ngoài nước, tham gia các chương trình xúc tiến du lịch quốc gia. Chi phí hoạt động xúc tiến quảng bá của tổ chức, cá nhân được hạch toán vào chi phí của tổ chức, cá nhân đó.73 Hiện nay, công tác quảng bá xúc tiến du lịch tiếp tục hướng vào việc đa dạng hóa các kênh thông tin, khai thác lợi thế của hệ thống thông tin đại chúng, phối hợp chặt chẽ với báo đài trong cung cấp trao đổi thông tin hai chiều nhằm thúc đẩy hoạt động du lịch thông qua công tác tuyên truyền có định hướng của báo chí. Nhìn chung, hoạt

70

Luật Doanh nghiệp 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, điều 7, khoản 3.

71 Luật Du lịch 2005, điều 39, khoản 1. 72 Luật Du lịch 2005, điều 39, khoản 2 73 Luật Du lịch 2005, điều 82.

động xúc tiến du lịch trong những năm gần đây có nhiều chuyển biến tích cực. Nét nổi bật là tính chuyên nghiệp trong việc tổ chức các sự kiện du lịch hướng về du lịch từng bước được nâng lên thông qua việc cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành định hướng, hỗ trợ tạo điều kiện cho các chủ thể kinh doanh đứng ra tổ chức phương thức này đã huy

động được tiềm năng thế mạnh của các tổ chức, cá nhân kinh doanh, góp sức cùng với nhà nước trong chương trình quảng bá xúc tiến. Tuy nhiên, công tác quảng bá xúc tiến du lịch vẫn còn một số hạn chế nhưấn phẩm du lịch nhìn chung còn đơn điệu, chưa đa dạng. Tính chuyên nghiệp của công tác quảng bá có được nâng lên nhưng nếu đặt trong mối tương quan chung với các điểm đến trong khu vực, có thể thấy công tác tuyên truyền quảng bá hình ảnh của du lịch trong khu du lịch vẫn còn chưa tương xứng với vị thế của một số quốc gia trên thế giới.74

Thứ tư, tham gia hiệp hội, tổ chức nghề nghiệp về du lịch ở trong nước và nước ngoài

Hiệp hội du lịch được thành lập trên cơ sở tự nguyện của tổ chức, cá nhân có hoạt

động du lịch, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các thành viên. Hiệp hội du lịch tham gia tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch; tham gia xây dựng, tuyên truyền, phổ biến các quy địch của pháp luật về du lịch.75 Mục đích của việc tham gia hiệp hội, tổ chức nghề nghiệp của các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch là nhằm tập hợp, liên kết các hội viên để

hợp tác, hỗ trợ giúp đỡ nhau nâng cao hiệu quả hoạt động, nhằm đóng góp phát triển của ngành du lịch nói chung và kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch nói riêng. Thông qua đó, việc tham gia các hiệp hội, tổ chức ngành nghề du lịch sẽ bảo đảm được quyền lợi của khách hàng, quyền và lợi ích hợp pháp của các hội viên, đồng thời là cầu nối hữu hiệu giữa Chính phủ và cộng đồng chủ thể kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch trong quá trình hoạch định chính sách. Hiện nay, nhiều hiệp hội chưa thực sự hoạt động hiệu quả, chưa hấp dẫn được nhiều hội viên tham gia. Phần đông các hiệp hội vẫn hoạt

động mang tính hình thức, chưa giúp đỡ được các tổ chức, cá nhân trong việc xúc tiến quảng bá. Như vậy, hiệp hội du lịch muốn hoạt động hiệu quả, cơ cấu tổ chức phải gọn nhẹ, phải đặt quyền và lợi ích của các thành viên lên trên hết, phải tạo được sự đồng thuận, ủng hộ một cách thống nhất của tất cả các thành viên; các chương trình hoạt động của hiệp hội phải phong phú, đa dạng, mang lại lợi ích thiết thực cho chủ thể kinh doanh.76 74 Luật Du lịch 2005, điều 39, khoản 3. 75 Luật Du lịch 2005, điều 8, khoản 1, 2. 76 Luật Du lịch 2005, điều 39, khoản 4.

2.2.2. Nghĩa vụ của chủ thể kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch Theo Điều 40, Luật Du lịch 2005, nghĩa vụ chung của chủ thể kinh doanh dịch vụ Theo Điều 40, Luật Du lịch 2005, nghĩa vụ chung của chủ thể kinh doanh dịch vụ

du lịch trong khu du lịch bao gồm những nghĩa vụ sau:

Thứ nhất, thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật; kinh doanh du lịch theo đúng nội dung trong giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép kinh doanh du lịch đối với ngành nghề cần có giấy phép

Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch được tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh và một khi đã lựa chọn để đăng ký kinh doanh ngành nghề nào thì có nghĩa vụ phải kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký.77 Tổ chức, cá nhân thay

đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh phải thực hiện thủ tục đăng ký tại cơ quan đăng ký kinh doanh. Thông báo bằng văn bản với cơ quan nhà nước về du lịch có thẩm quyền thời

điểm bắt đầu kinh doanh hoặc khi có thay đổi nội dung trong giấy đăng kí kinh doanh, giấy phép kinh doanh du lịch.78

Thứ hai, thông tin rõ ràng, công khai trung thực số lượng, chất lượng, giá cả các dịch vụ, hàng hóa cho khách du lịch; thực hiện đầy đủ các nghĩa vụđã cam kết với khách du lịch; bồi thường thiệt hại cho khách du lịch do lỗi của mình gây ra

Sựủng hộ của khách du lịch là nguồn động viên to lớn, là yếu tố quan trọng nhất giúp tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch vững tiến trên thị

trường trong nước và quốc tế. Đểđạt được điều đó, tổ chức, cá nhân phải đảm bảo uy tín thực hiện đúng cam kết với khách du lịch; cung cấp những sản phẩm đã được chọn lọc, phong phú; đảm bảo chính sách giá dịch vụ hợp lý và linh động; đảm bảo phong cách phục vụ chuyên nghiệp, nhiệt tình, tận tâm, chu đáo; đảm bảo thời gian và hỗ trợ khách du lịch linh hoạt trợ giúp nhanh. Theo đó, các tổ chức, cá nhân sẽ hạn chế được các vụ

làm ăn chụp giựt, lừa dối khách hàng. Do đó, tổ chức, cá nhân kinh doanh cần niêm yết giá dịch vụ sản phẩm ở nơi dễ thấy, luôn có ý thức cải tiến sản phẩm, bảo vệ thương hiệu, uy tín của ngành; không để bị xử phạt hành chính trong quá trình hoạt động hoặc bị du khách, báo chí phản ánh. Nếu tổ chức, cá nhân kinh doanh có hành vi gây thiệt hại đến khách du lịch thì tổ chức, cá nhân đó phải bồi thường.79

Thứ ba, áp dụng biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch; thông báo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền về tai nạn hoặc nguy hiểm, rủi ro có thể xảy ra đối với khách du lịch. 77 Luật Du lịch 2005, điều 40, khoản 1,2. 78 Luật Du lịch 2005, điều 40, khoản 3. 79 Luật Du lịch 2005, điều 40, khoản 4.

Đây là một trong nghĩa vụ hàng đầu của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch. Đểđảm bảo an toàn cho khách du lịch, những tổ chức, cá nhân này cần phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao - Du lịch ở các tỉnh và cơ quan truyền thông làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong nhân dân những chủ trương, giải pháp của Chính phủ, của tỉnh trong công tác quản lý môi trường du lịch, bảo đảm an ninh, an toàn cho du khách. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch nên tổ

chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức du lịch cộng đồng về môi trường du lịch, tạo

Một phần của tài liệu đề tài: pháp luật về kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch (Trang 36)