5. Bố cục của luận văn
2.3.1. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trong khu du
lịch
Căn cứ vào Điều 45, Luật Du lịch 2005 thì quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trong khu du lịch bao gồm các quyền và nghĩa vụ sau:
Thứ nhất, xây dựng, quảng cáo, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa
Ngày nay khi đời sống kinh tế ngày càng nâng cao, nhu cầu du lịch của mỗi du khách cũng được nâng lên một bậc. Đi du lịch đểđược biết thêm về phong tục, tập quán của từng vùng, từng quốc gia, cảm nhận nét đẹp và độc đáo của những nền văn hóa đậm
đà bản sắc dân tộc và để được chiêm ngưỡng nơi có những phong cảnh đẹp do thiên nhiên và con người tạo ra. Để mang đến những trải nghiệm tuyệt vời mà không cần phải bận tâm, lo lắng về phương tiện, điểm tham quan hay ăn uống thì du khách có quyền tự
do lựa chọn hình thức du lịch từ các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành. Theo đó, chất lượng của các chương trình du lịch được xem như là mức độ thỏa mãn của người tiêu dùng sản phẩm du lịch so với mức độ kỳ vọng của họ đối với các sản phẩm đó. Chính vì vậy, chất lượng du lịch nhiều khi không chỉ phụ thuộc vào bản thân nhà cung cấp dịch vụ
du lịch mà còn phụ thuộc vào bản thân khách du lịch. Có những chương trình du lịch cung cấp những sản phẩm dịch vụ cao cấp nhưng vẫn bị khách chê là kém và ngược lại. Việc bảo đảm chất lượng cho chương trình du lịch cũng trở nên khó khăn. Mặt khác, chất lượng của sản phẩm du lịch luôn là yếu tố quyết định cho sự lựa chọn của khách hàng.
Điều này tạo ra một bài toán hóc búa cho các nhà kinh doanh lữ hành. Họ luôn phải tạo ra những kỳ vọng to lớn cho khách du lịch để kích thích họ tiêu dùng sản phẩm dịch vụ,
đồng thời lại phải cố gắng làm cho khách không bị thất vọng khi tiêu dùng sản phẩm của mình do những kỳ vọng quá lớn của họ. Cách giải quyết hiện nay của các nhà kinh doanh lữ hành là cung cấp sản phẩm dịch vụ với chất lượng tương xứng với số tiền mà khách phải bỏ ra để có được sản phẩm dịch vụđó.
Tổ chức, cá nhân kinh doanh lữ hành trong khu du lịch có trách nhiệm cung cấp thông tin cần thiết về chương trình du lịch, dịch vụ du lịch theo yêu cầu của khách du lịch. Thể hiện tính chính xác, trung thực trong việc cung cấp thông tin đầy đủ về chương trình du lịch, dịch vụ du lịch. Thêm vào đó, doanh nghiệp lữ hành phải giải thích rõ lịch trình, các dịch vụ và giá bán chương trình. Nếu doanh nghiệp lữ hành cố ý cung cấp thông tin sai sự thật thì khách du lịch có quyền từ chối về chương trình du lịch, dịch vụ
du lịch đó.82
82
Thứ hai, mua bảo hiểm du lịch cho khách du lịch nội địa trong thời gian thực hiện chương trình du lịch khi khách du lịch có yêu cầu
Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì “bảo hiểm du lịch cho khách du lịch phải được mua tại doanh nghiệp bảo hiểm được phép hoạt động tại Việt Nam và doanh nghiệp mua bảo hiểm cho khách du lịch có trách nhiệm phối hợp với doanh nghiệp nhận bảo hiểm thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm kịp thời, đúng quy định khi khách du lịch gặp rủi ro phải chi trả bảo hiểm”.83 Bởi khi đi du lịch, bên cạnh việc tận hưởng cảm giác thoải mái, thư giản ngoài công việc, yếu tố an toàn trong chuyến đi luôn là yếu tố mà khách du lịch không thể bỏ qua. Do đó, du khách cần mua bảo hiểm du lịch khi đi du lịch. Bởi khách du lịch sẽ nhận được bồi thường khi gặp phải rủi ro do bị thương tật thân thể hoặc chết do tai nạn; ốm đau hoặc chết không do tai nạn trong thời gian bảo hiểm; mất thiệt hại hành lý và vật dụng riêng mang theo người có thể gây cháy nổ; phương tiện chuyên chở
bịđâm, va, chìm, lật đổ, rơi; mất nguyên kiện hành lý kí gửi theo chuyến hành trình.84
Thứ ba, chấp hành, phổ biến và hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật, các quy định của Nhà nước về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc văn hoá và thuần phong mỹ tục của dân tộc, quy chế nơi đến du lịch
Quá trình hội nhập quốc tếđang đặt ra cho ngành du lịch nước ta nhiều thách thức, trong đó có việc bảo đảm an ninh và an toàn cho du khách. Phát triển du lịch phải gắn liền công tác bảo đảm an ninh và ngược lại, du khách phải có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật Việt Nam khi đi du lịch nhằm giữ vững an ninh, trật tự, an toàn xã hội, hạn chế việc liên kết của các thế lực thù địch, các loại tội phạm lợi dụng để thâm nhập, đưa người vào Việt Nam cũng như ra nước ngoài qua con đường du lịch để tiến hành các hoạt động vi phạm an ninh quốc gia, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có tổ chức.
Việc giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, môi trường, tài nguyên du lịch, bản sắc văn hóa thuần phong mỹ tục của du khách sẽ góp phần quan trọng để
phát triển du lịch và kinh tế của đất nước. Thể hiện du khách đó là người biết tôn trọng và yêu thiên nhiên, giúp du khách có ý thức bảo vệ cộng đồng dân cư cũng như bảo vệ môi trường sống của nhân loại.85
Thứ tư, sử dụng hướng dẫn viên để hướng dẫn cho khách du lịch khi khách có yêu cầu hướng dẫn viên; chịu trách nhiệm về hoạt động của hướng dẫn viên trong thời gian hướng dẫn khách du lịch theo hợp đồng với doanh nghiệp
83
Nghịđịnh số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một sốđiều của Luật Du lịch, điều 14, khoản 4, khoản 5.
84
Luật Du lịch 2005, điều 45, khoản 2.
85
Để du khách có thể biết rõ hơn nơi họ đang đến thì họ có thể yêu cầu hướng dẫn viên du lịch từ doanh nghiệp lữ hành. Bởi hoạt động hướng dẫn du lịch là hoạt động dịch vụ đặc trưng của dịch vụ du lịch và đóng vai trò quan trọng khi kinh doanh dịch vụ du