Tình hình lây nhiễm HIV từ mẹ sang con

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền của trẻ em sống chung và bị ảnh hưởng bởi HIV, AIDS ở Việt Nam (Trang 75 - 79)

Ở Việt Nam, bất chấp nỗ lực tuyên truyền của ngành y tế, nhận thức của ngƣời dân về HIV/AIDS vẫn còn khá hạn chế. Nhiều bà mẹ khi mang thai chủ quan, không đi xét nghiệm và chỉ đƣợc phát hiện nhiễm HIV/AIDS khi gần sinh hoặc lên bàn sinh, lúc đó trở tay thì quá muộn.

Ƣớc tính ở Việt Nam mỗi năm có 1,8 - 2 triệu phụ nữ sinh con, với tỷ lệ nhiễm HIV trong phụ nữ có thai hiện nay khoảng 0,35% thì mỗi năm có khoảng

5000-7.000 phụ nữ mang thai nhiễm HIV sinh con. Nếu không có bất kỳ can thiệp

nào nhằm ngăn chặn sự lây truyền HIV từ mẹ sang con thì tỷ lệ lây truyền HIV từ ngƣời mẹ nhiễm HIV sang con của mình là từ 35 - 40%. Nhƣ vậy, nếu không can thiệp chủ động và tích cực, mỗi năm Việt Nam có khoảng 2.000 trẻ em sinh ra bị nhiễm HIV từ mẹ. Tuy nhiên, nếu đƣợc can thiệp kịp thời và toàn diện thì tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con có thể giảm xuống dƣới 5%, thậm chí dƣới 2% con, có nghĩa là mỗi năm chúng ta có thể cứu đƣợc từ 1.800 - 1.900 cháu bé khỏi nhiễm HIV thông qua các hoạt động dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con

Chiến lƣợc quốc gia Phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 đã đặt ra mục tiêu phấn đấu giảm tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con xuống dƣới 5% vào năm 2015 và dƣới 2% vào năm 2020. Nhƣng với nguy cơ dịch HIV/AIDS đang gia tăng tại các huyện khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa thì việc dự phòng lây nhiễm HIV cần đƣợc triển khai mạnh hơn theo hƣớng đa dạng hóa các biện pháp dự phòng sớm cho các đối tƣợng khác nhau trong cộng đồng dân cƣ, mở rộng độ bao phủ, nâng cao chất lƣợng các hoạt động can thiệp giảm tác hại. [15]

2015 là hoạt động thiết thực và mang đầy tính nhân văn cao cả, Bộ Y tế đã chỉ đạo các sở y tế từ Trung ƣơng đến địa phƣơng tích cực triển khai các hoạt động DPLTMC, nhằm làm giảm đến mức thấp nhất tỉ lệ trẻ em bị nhiễm HIV do mẹ truyền sang. Để thúc đẩy các hoạt động DPLTMC và đảm bảo cho các hoạt động này đƣợc thực hiện một cách đúng đắn và hiệu quả trên phạm vi toàn quốc, Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế đã tổ chức biên soạn và ban hành nhiều tài liệu hƣớng dẫn chuyên môn kỹ thuật về DPLTMC theo cả 04 hợp phần đƣợc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, bao gồm: Dự phòng sớm lây nhiễm HIV cho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ độ tuổi sinh đẻ; Phòng tránh thai ngoài ý muốn cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV; Các can thiệp cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV; Cung cấp cách chăm sóc, hỗ trợ và điều trị thích hợp cho bà mẹ nhiễm HIV và con của họ sau sinh.

Với những nỗ lực của các cơ quan chức năng và sự tham gia của toàn xã hội, đến hết tháng 6/2012, riêng trong lĩnh vực can thiệp (hợp phần 03 và 04) cả nƣớc ta đã có 226 điểm cung cấp dịch vụ DPLTMC (2 điểm tuyến Trung ƣơng, 92 điểm tuyến tỉnh, 132 điểm tuyến huyện, chiếm khoảng 25% số huyện trong toàn quốc). Tại các điểm cung cấp dịch vụ này, phụ nữ mang thai đƣợc tƣ vấn và xét nghiệm HIV. Nếu phát hiện nhiễm HIV, phụ nữ mang thai đƣợc điều trị DPLTMC bằng thuốc kháng virut (ARV) từ tuần thai thứ 14, trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV đƣợc điều trị dự phòng bằng ARV 4 tuần sau sinh, đƣợc hỗ trợ sữa ăn thay thế sữa mẹ, đƣợc điều trị dự phòng các nhiễm trùng cơ hội và chẩn đoán sớm tình trạng nhiễm HIV bằng phƣơng pháp xét nghiệm tìm kháng nguyên. Tất cả các dịch vụ này hiện nay đều đƣợc miễn phí.

Trong 5 tháng đầu năm 2013 số ngƣời nhiễm HIV/AIDS và tử vong giảm hơn so với cùng kỳ năm 2012. Công tác phòng, chống lây truyền từ mẹ sang con hiện đang triển khai trên địa bàn cả nƣớc với những định hƣớng mới, với các can thiệp về phòng lây truyền từ mẹ sang con nhƣ: Tƣ vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai sớm; Thuốc ARV cho phòng lây truyền từ mẹ sang con từ tuần thai thứ 14 (thay cho từ tuần thai thứ 28 trƣớc đây).

mẹ sang con, trong đó có 2 điểm tuyến trung ƣơng, 92 điểm tuyến tỉnh, còn lại là tuyến huyện. Tính đến hết quý I/2013 đã có 330.654 phụ nữ mang thai đƣợc tƣ vấn trƣớc xét nghiệm HIV với 138.822 trƣờng hợp đƣợc xét nghiệm HIV…

Hƣớng tới mục tiêu loại trừ tình trạng lây truyền HIV từ mẹ sang con, WHO khuyến cáo các quốc gia triển khai đồng bộ các can thiệp DPLTMC. Phụ nữ mang thai nhiễm HIV đƣợc điều trị bằng ARV phác đồ 3 thuốc càng sớm càng tốt không phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của bệnh (triệu chứng lâm sàng và số lƣợng tế bào CD4) và duy trì điều trị ARV cho bà mẹ sau sinh con. Khuyến khích mổ lấy thai (nếu có chỉ định y khoa) và nuôi trẻ bằng sữa thay thế sữa mẹ đồng thời với việc điều trị dự phòng bằng ARV cho trẻ đến 4-6 tuần tuổi. Từ năm 2013 trở đi, các dịch vụ DPLTMC đƣợc lồng ghép triệt để vào hệ thống chăm sóc sức khỏe sinh sản nhằm tiếp cận với phụ nữ mang thai sớm nhất, nhằm có thể khắc phục tình trạng xét nghiệm HIV muộn và điều trị DPLTMC bằng ARV muộn ở phụ nữ mang thai nhiễm HIV. Hệ thống chăm sóc sức khỏe sinh sản có mạng lƣới “chân rết” đến tuyến xã và thôn bản vì vậy sẽ chăm sóc và hỗ trợ phụ nữ mang thai và con của họ tốt hơn trong suốt quá trình mang thai và sau sinh. Đồng thời với cách tiếp cận này, Bộ Y tế đang triển khai thí điểm mô hình Sáng kiến điều trị 2.0. Mô hình này cung cấp dịch vụ gần dân, đơn giản và giảm chi phí, lấy trạm y tế xã làm trung tâm cung cấp dịch vụ toàn diện liên quan đến phòng, chống HIV/AIDS, trong đó có DPLTMC. Tại Việt Nam, để loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con, đồng thời với các nỗ lực của Chính phủ, các địa phƣơng cần triển khai thực hiện đầy đủ 04 hợp phần của một chƣơng trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con toàn diện (nhƣ trên), trong đó tập trung vào làm giảm sự lây truyền HIV trong phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ; Phát hiện sớm tình trạng nhiễm HIV ở phụ nữ mang thai để kịp thời can thiệp toàn diện các biện pháp dự phòng đối với mẹ và con để ngăn chặn tình trạng lây nhiễm HIV từ mẹ.

Điều trị cho những phụ nữ mang thai nhiễm HIV không chỉ giúp họ sống sót và sống tốt mà còn giúp dự phòng lây nhiễm HIV cho con họ trong quá trình mang thai, sinh nở và cho con bú. Điều trị cũng giúp phòng chống lây nhiễm qua đƣờng tình dục từ phụ nữ nhiễm HIV sang bạn tình không nhiễm HIV.

Điểm nổi bật của chƣơng trình quốc gia giai đoạn 2012- 2015 Đảng và Nhà nƣớc rất quan tâm tới các địa phƣơng nghèo có số lƣợng trẻ bị nhiễm và ảnh hƣởng bởi HIV/AID bằng hoạt động thiết thực hỗ trợ nguồn ngân sách nhất định để đảm bảo cho các em đƣợc chăm sóc và phát triển toàn diện dựa trên quyền của các em. Cùng với các chính sách là những nỗ lực tổng thể với các hoạt động nhằm nâng cao chất lƣợng cuộc sống của trẻ bị nhiễm và bị ảnh hƣởng bởi HIV/AIDS; hỗ trợ các chƣơng trình tại cộng đồng và các dịch vụ tại phòng khám, cung cấp các dịch vụ toàn diện cho trẻ bị ảnh hƣởng bởi HIV/AIDS, bao gồm: hỗ trợ thực phẩm dinh dƣỡng, nơi ở, bảo vệ chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ tâm lý và hỗ trợ giáo dục, đào tạo nghề, hỗ trợ mua bảo hiểm y tế, hỗ trợ học phí, dụng cụ học tập, hỗ trợ vay vốn không lãi cho gia đình có ngƣời nhiễm HIV. Cũng bắt đầu từ năm từ năm 2013, các dự án quốc tế sẽ ngừng hoạt động hoặc cắt giảm ngân sách, đặc biệt là dự án do Ngân hàng Thế giới (WB) và Bộ Phát triển quốc tế Vƣơng quốc Anh sẽ ngừng hoạt động vào cuối năm nay với 120 huyện ngừng hoạt động can thiệp giảm tác hại, chỉ còn 87 huyện dự án chuyển giao cho dự án khác. Và nhƣ vậy những huyện không đƣợc can thiệp sẽ có nguy cơ gia tăng dịch HIV trở lại. Cùng với đó là kinh phí Dự án truyền thông thuộc Chƣơng trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS bị cắt giảm 1/3 so với nhu cầu trong năm đã ảnh hƣởng lớn đến tất cả các hoạt động truyền thông và sẽ không đạt đƣợc các mục tiêu đã đề ra. [24]

Trong Kế hoạch hành động Quốc gia đa ngành dành cho trẻ em bị ảnh hƣởng

bởi HIV và AIDS giai đoạn 2011 - 2015. Mục tiêu tổng quát của Chƣơng trình là

tạo dựng môi trƣờng sống mà đó tất cả trẻ em đều đƣợc bảo vệ, trong đó ƣu tiên nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, nhóm trẻ em có nguy cơ cao. Chủ động phòng ngừa giảm thiểu hoặc loại bỏ các nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em. Đối với trẻ em bị ảnh hƣởng bởi HIV/AIDS, Chƣơng trình đã đƣa ra các giải pháp nhằm tạo cơ hội cho các em không bị phân biệt đối xử, hòa nhập cộng đồng và bình đẳng về cơ hội phát triển thông qua phát triển hệ thống bảo vệ trẻ em đồng bộ và hoạt động có hiệu quả. Những nỗ lực chấm dứt tình trạng nhiễm mới ở trẻ em đến năm 2015 và giúp các bà mẹ có HIV sống sót là một thành tố quan trọng trong khuôn khổ cam kết

3.2. MỘT SỐ PHƢƠNG HƢỚNG CƠ BẢN NHẰM BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA TRẺ EM SỐNG CHUNG VÀ BỊ ẢNH HƢỞNG BỞI HIV/AIDS Ở VIỆT

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền của trẻ em sống chung và bị ảnh hưởng bởi HIV, AIDS ở Việt Nam (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)