Bài học kinh nghiệm trong việc bảo đảm quyền của trẻ em sống chung

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền của trẻ em sống chung và bị ảnh hưởng bởi HIV, AIDS ở Việt Nam (Trang 67 - 73)

chung và bị ảnh hƣởng bởi HIV/AIDS

2.4.2.1. Kinh nghiệm của UNICEF

UNICEF hỗ trợ những nỗ lực của Chính phủ nhằm tăng cƣờng bộ máy và chiến lƣợc tổng thể về bảo vệ trẻ em và thiết lập một hệ thống công lý thân thiện với trẻ em. Những biện pháp chiến lƣợc và hoạt động chính của UNICEF về bảo vệ trẻ em là những bài học kinh nghiệm quan trọng đối với Việt Nam

Tuyên truyền, vận động và xây dựng chính sách: UNICEF chia sẻ kiến thức chuyên môn, cung cấp thông tin và những kinh nghiệm, tập quán hay cũng nhƣ hỗ trợ công tác nghiên cứu và theo dõi để giúp Chính phủ xây dựng mới và rà soát lại các Bộ luật, chính sách và chiến lƣợc về bảo vệ trẻ em. UNICEF cũng đã giúp Chính phủ khuyến khích xã hội dân sự và khu vực tƣ nhân tham gia cung cấp các dịch vụ bảo vệ trẻ em.

Xây dựng năng lực: UNICEF hỗ trợ thiết kế và xây dựng công tác xã hội, bộ máy bảo vệ trẻ em cũng nhƣ các quy trình, thủ tục và tiêu chuẩn chuyên môn trong lĩnh vực này. UNICEF cũng cho rằng việc đào tạo về công tác xã hội, bảo vệ và chăm sóc về mặt tâm lý-xã hội cho trẻ em là một chiến lƣợc quan trọng nhằm tăng cƣờng việc công tác bảo vệ trẻ em nói chung. Trên tinh thần đó, UNICEF hỗ trợ xây dựng chƣơng trình và giáo trình đào tạo, và tiến hành đào tạo các giảng viên dạy về công tác xã hội ở các trƣờng đại học và cao đẳng. Ngoài ra, UNICEF hỗ trợ xây dựng và thực hiện các chƣơng trình đào tạo ngắn hạn cho cán bộ ở các cơ quan chủ chốt của Chính phủ.

Xây dựng mô hình và tăng cường nguồn lực phục vụ bảo vệ trẻ em: UNICEF hỗ trợ cả về kỹ thuật và tài chính cho việc xây dựng và thực hiện các mô hình bảo vệ trẻ em ở cấp cộng đồng. Sau này có thể nhân rộng và sử dụng những mô hình này làm cơ sở để xây dựng chính sách và luật pháp trong tƣơng lai.

Nâng cao nhận thức và tham gia: UNICEF góp phần nâng cao nhận thức về vấn đề bảo vệ trẻ em, thay đổi ý thức, thái độ đối với trẻ em dễ bị tổn thƣơng và tạo ra sự thay đổi hành vi trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo chính trị và xã hội; giới báo chí; các cộng đồng; và các gia đình. UNICEF còn nâng cao vị thế của trẻ em bằng cách khuyến khích chính các em tham gia vào các hoạt động bảo vệ trẻ em.

Ngoài ra, UNICEF đã góp phần huy động và tăng cƣờng sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự và khu vực tƣ nhân trong sự nghiệp bảo vệ trẻ em. [4]

2.4.2.2. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới

Các nƣớc trong khu vực Châu Á nhƣ Trung Quốc, Hồng Công, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Singgapo... tùy theo từng điều kiện hoàn cảnh kinh tế, xã hội mà việc bảo vệ trẻ em đƣợc thực hiện theo mô hình ƣu tiên khác nhau. Hầu hết các quốc gia này đề xây dựng mô hình "hệ thống bảo vệ trẻ em" đồng bộ; chú trọng đào tạo cán bộ xã hội làm việc thân thiện với trẻ em; xây dựng và phát triển các cơ sở trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, quan tâm tới các mô hình thay thế gia đình nhƣ trung tâm công tác xã hội với trẻ em; trung tâm trẻ em đƣờng phố; trung tâm giúp trẻ bị nhiễm HIV/AIDS hòa nhập cộng đồng...

Các nƣớc phát triển nhƣ Nga, úC, Anh, Đức, Thụy Điển và Nauy đặc biệt quan tâm để xây dựng khung pháp lý thân thiện với trẻ em; hệ thống phúc lợi xã hội cho trẻ em và phát triển mạng lƣới trung tâm công tác xã hội, văn phòng tƣ vấn và đội ngũ cán bộ mang tính chuyên nghiệp hoạt động tại các xã, phƣờng. Thông thƣờng cứ 2000- 3000 dân có một cán bộ xã hội chuyên nghiệp và 4- 5 cộng tác viên và cứ 30.000 - 50.000 dân có một trung tâm công tác xã hội. Việc bảo vệ trẻ em tại các quốc gia phát triển luôn hƣớng tới việc bảo vệ các quyền cơ bản nhằm bảo vệ tốt nhất và dành các điều kiện tốt nhất cho trẻ em. [5]

2.4.2.3. Kinh nghiệm của Việt Nam

* Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức trong cộng đồng dân cư.

Công tác truyền thông vận động xã hội, vận động chính sách và thay đổi hành vi giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Vì vậy công tác tuyên truyền phải đƣợc thực hiện thƣờng xuyên tăng cƣờng công tác tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức của cộng đồng, xã hội về bảo vệ trẻ em và thúc đẩy nhu cầu của gia đình và xã hội đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ em sống chung và bị ảnh hƣởng bởi HIV/AIDS.

Xây dựng kế hoạch hoạt động về phòng, chống HIV/AIDS cụ thể, đồng thời đƣa ra các giải pháp thực hiện rõ ràng, phù hợp. Trên cơ sở đó coi trọng công tác giám sát, đánh giá và rút kinh nghiệm kịp thời trong việc triển khai hoạt động;

Các cấp quản lý ngành giáo dục, lãnh đạo các nhà trƣờng cần triển khai nghiêm túc, kịp thời các văn bản do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Tăng cƣờng sự tham gia của học sinh, sinh viên, thầy cô giáo và cha mẹ học sinh, nhất là sự tham gia trực tiếp của ngƣời có HIV/AIDS và trẻ em bị ảnh hƣởng bởi HIV/AIDS trong quá trình triển khai hoạt động; Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, nêu gƣơng điển hình và phổ biến kinh nghiệm thực hiện tốt công tác phòng, chống HIV/AIDS.

Công tác phối hợp liên ngành trong việc xây dựng kế hoạch, thực hiện kế hoạch và theo dõi, giám sát, đánh giá cũng là những yếu tố đảm bảo cho Kế hoạch hành động mang tính khả thi và kết nối, tránh đƣợc sự chồng chéo và đảm bảo hiệu quả của từng hoạt động;

Vấn đề giảm sự kỳ thị phân biệt đối xử với trẻ em bị ảnh hƣởng bởi HIV/AIDS trong lĩnh vực giáo dục luôn là niềm trăn trở của nhiều cấp, bộ ngành. Để đƣa trẻ nhiễm HIV đến trƣờng cần có những giải pháp linh hoạt, cần tranh thủ sự ủng hộ của cha mẹ học sinh cũng nhƣ sự vào cuộc đồng bộ của các sở, ban, ngành đặc biệt là vai trò của ngành Giáo dục sẽ góp phần quyết định trong việc thành công đƣa trẻ em nhiễm HIV tới trƣờng;

Tích cực khai thác nguồn lực từ các tổ chức quốc tế và huy động nguồn lực từ cộng đồng, góp phần giảm đầu tƣ của nhà nƣớc và đảm bảo sự bền vững của chƣơng trình là hết sức quan trọng;

Sự chỉ đạo và hƣớng dẫn, kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý liên ngành trong suốt quá trình triển khai Kế hoạch là cần thiết, tạo điều kiện cho các địa phƣơng triển khai đúng mục tiêu, đạt kết quả tốt

Bảo vệ trẻ em trƣớc hết thuộc về trách nhiệm của gia đình, nhƣng khi gia đình thiếu khả năng rơi và điều kiện thực hiện thì cộng đồng xã hội và nhà nƣớc phải có trách nhiệm hỗ trợ gia đình. Việc thực hiện thông qua hệ thống chính sách và các chƣơng trình, các dịch vụ cần ƣu tiên cho nhóm trẻ em đặc biệt có hoàn cảnh khó khăn và nhóm trẻ em có nguy cơ bị tổn thƣơng để trẻ em có điều kiện phát triển bình thƣờng.

* Xây dựng Chính sách tạo cơ chế bình đẳng cho các tổ chức xã hội dân sự

Vai trò của các tổ chức xã hội dân sự trong ứng phó với đại dịch HIV/AIDS đã đƣợc quy định trong các văn bản Luật quan trọng nhƣ: Luật phòng, chống HIV/AIDS; Chiến lƣợc quốc gia về phòng, chống HIV/AIDS năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020; Chỉ thị số 54-CT/TƢ ngày 30/11/2005 của Ban Bí thƣ TƢ Đảng về tăng cƣờng sự lãnh đa ̣o của Đảng đối với công tác phòng , chống HIV/AIDS trong

tình hình mới và văn bản pháp lý mới nhất là Chiến lƣợc quốc gia phòng , chống

HIV/AIDS năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của Cục phòng chống HIV/AIDS - Bộ lao động thƣơng binh & Xã hội.

Các tổ chức xã hội dân sự bắt nguồn từ chính cộng đồng, nơi có những nhóm ngƣời đang gặp khó khăn, cần đƣợc hỗ trợ nhất. Họ là một trong những lực lƣợng chính để triển khai kế hoạch hành động của Chính phủ ở những địa bàn nóng vốn rất khó tiếp cận. Có thể thấy, sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự không những bảo đảm cho việc can thiệp, phòng chống nhằm giảm tác hại của HIV/AIDS đi sâu vào nhận thức của nhân dân, hơn nữa đã huy động đƣợc sự đóng góp về nhân lực, vật lực, trí lực của cộng đồng làm tăng hiệu quả của các can thiệp dự phòng, giúp giảm bớt gánh nặng cho nhà nƣớc. Dự án Quỹ toàn cầu phòng chống

HIV/AIDS lần đầu tiên Quỹ có tài trợ gần 15 triệu USD do tổ chức xã hội chủ trì thực hiện. Khi nguồn tài trợ quốc tế giảm dần, Nhà nƣớc dành kinh phí từ ngân sách cho tổ chức xã hội trong phòng, chống HIV/AIDS có hạn, thì việc xây dựng chính sách ƣu đãi đối với các tổ chức xã hội dân sự cần đƣợc chú ý đầu tƣ. Bên cạnh đó, các tổ chức cũng tăng cƣờng năng lực và kết nối với nhau và với cơ quan nhà nƣớc; nghiên cứu chuyển sang mô hình doanh nghiệp xã hội để tạo nguồn kinh phí hoạt động; xây dựng trung tâm thông tin về các tổ chức xã hội trong phòng, chống HIV/AIDS. Sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự tạo ra hiệu quả trong việc tháo gỡ những khó khăn cho trẻ em và gia đình có ngƣời nhiễm HIV, giúp huy động nguồn lực của địa phƣơng, làm thay đổi hành vi, giảm tác động về các vấn đề xã hội, tác động đến giảm ca lây nhiễm mới và các vấn đề sức khỏe khác.

Để tổ chức xã hội dân sự phát triển mang tính bền vững, đƣợc xã hội công nhận và dễ dàng nhận tài trợ thì việc tạo hành lang pháp lý để các tổ chức này hoạt động là rất quan trọng. Các tổ chức xã hội dân sự thƣờng chủ động trong việc thành lập nhóm để hoạt động. Khi có sự chủ động trong công việc, các nhóm có quyền quyết định phƣơng hƣớng, hình thức và nội dung hoạt động. Nhóm có khả năng tự tìm nguồn tài trợ cũng nhƣ tự điều đình hoặc thƣơng lƣợng với nhà tài trợ. Do vậy, sự chủ động trong công việc là một minh chứng cho khả năng, chỗ đứng và vị thế của nhóm trong công việc cũng nhƣ trong các hoạt động xã hội. Ngoài ra, các tổ chức xã hội dân sự cần xây dựng quy chế cung cấp thông tin về bản thân và qui trình làm việc, chủ động huy động nguồn lực tài chính trong nƣớc thông qua mô hình Quỹ huy động cộng đồng phòng, chống HIV/AIDS.

Về các cơ quan quản lý nhà nƣớc, cần bổ sung và hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ tổ chức và hoạt động của tổ chức xã hội dân sự. Xây dựng chính sách ƣu đãi đối với các hoạt động dịch vụ vì lợi ích công và tăng cƣờng kết nối tổ chức xã hội dân sự với các nhà tài trợ. Các tổ chức cần đƣợc tiếp cận với các nguồn kinh phí của chính phủ cho các hoạt động cung cấp dịch vụ xã hội nhƣ chăm sóc tại nhà, tƣ vấn và giám sát vốn vay… và các hoạt động dự phòng khi nguồn hỗ trợ quốc tế giảm dần. Các cơ quan quản lý cần tạo cơ chế bình đẳng cho tổ chức tham gia cung

cấp dịch vụ xã hội, có khung pháp lý phù hợp để các nhóm có thể trở thành một nhà cung cấp dịch vụ xã hội cho những đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng.

* Xây dựng môi trường an toàn, thân thiện cho trẻ.

Xây dựng môi trƣờng an toàn và thân thiện cho trẻ, loại bỏ hoặc giảm thiểu đến mức thấp nhất các nguy cơ gây tổn thƣơng cho trẻ em, trƣớc hết là tập trung vào việc xây dựng "xã phƣờng phù hợp với trẻ em" coi đây là nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và 5 năm của các địa phƣơng và đƣợc thực hiện ở tất cả các chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội hiện có. Bảo vệ và chăm sóc, giáo dục trẻ em là trách nhiệm ƣu tiên của các cấp, các ngành và các tổ chức đoàn thể, xã hội.

Việc xây dựng và phát triển" hệ thống bảo vệ trẻ em" phải đƣợc coi là ƣu tiên ƣu tiên hàng đầu, thông qua việc hoàn thiện hệ thông pháp lý, hệ thống tổ chức và đào tạo cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em mang tính chuyên nghiệp và vận động mạng lƣới cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em theo 3 cấp độ. Thực hiện tốt cả 3 cấp độ này sẽ tạo đƣợc mạng lƣới an sinh bảo vệ trẻ em. Việc thực hiện phải đƣợc tiến hành từng bƣớc, khi thực hiện tốt sẽ giảm số lƣợng trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS không bị tổn thƣơng, không bị rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, tiết kiệm đƣợc chi phí và tạo cơ hội tốt nhất phát triển cho trẻ. [6]

Chƣơng 3

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM BẢO ĐẢM

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền của trẻ em sống chung và bị ảnh hưởng bởi HIV, AIDS ở Việt Nam (Trang 67 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)