Vấn đề sử dụng ngân sách nhà nước.

Một phần của tài liệu Cải cách nền hành chính nhà nước việt nam trong giai đoạn sau năm 2010 (Trang 40 - 45)

13 Đa số các vu án kinh tế năm 2005 đều có liên quan đến cán bộ, công chức

3.4.4. Vấn đề sử dụng ngân sách nhà nước.

Chương trình tổng thể đã đề ra 6 nội dung của cải cách việc sử dụng ngân sách nhà nước trong các cơ quan nhà nước nói chung và các cơ quan hành chính. Tuy nhiên,

thiếu hoặc chưa đủ những công cụ pháp luật quan trọng để kiểm soát hoạt động sử dụng ngân sách của nhà nước cho các hoạt động :

- của chính cơ quan;

- Định hướng sử dụng nhân dân đầu tư phát triển

- Phải tạo ra nền tảng pháp luật, dựa trên cơ sở chịu trách nhiệm về sử dụng ngân sách. Trước hết phải chịu trách nhiệm chính trị (từ chức) và trách nhiệm về kinh tế (đến bù)

KẾT LUẬN

Cải cách hành chính là một trong những hoạt động mang tính thường xuyên của các cơ quan hành chính nhà nước không chỉ riêng một quốc gia nào. Tính tất yếu của cải cách hành chính thể hiện ở sự thay đổi liên tục của môi trường trong đó hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến tận cơ sở phải tiến hành hoạt động quản lý. Một thế giới trong môi trường đang thay đổi (mang tính thường xuyên) đòi hỏi sự thích ứng nhanh, nhạy của cơ quan quản lý nhà nước.

Tạo ra một sự thích ứng của các hoạt động quản lý nhà nước cần dựa trên những nguyên tắc cơ bản của hoạt động quản lý.

1. Không có mô hình quản lý mang tính chất chung cho các cơ quan hành chính nhà nước nói chung. Chỉ có tính chất định hướng nguyên tắc. Mỗi môt cơ quan hành chính nhà nước phải lựa chọn cho mình một cách thực hiện cụ thể trên cơ sở lợi ích- chi phí.

2. hoạt động quản lý nhà nước là sự tác động của các cơ quan nhà nước đến công dân, các tổ chức của họ. Hoàn thiện nội bộ bên trong của chính các cơ quan hành chính nhà nước chỉ là một khía cạnh của hoạt động quản lý.

3. Các cơ quan quản lý cần nghiên cứu để đưa ra những phương pháp quản lý phù hợp với điều kiện cụ thể.

4. Trong mối quan hệ giữa nhà nước và công dân cùng như xã hội công dân đang thay đổi, sự tham gia của công dân cần được coi như là một biện pháp quan trọng để đổi mới cách thức hoạt động quản lý của nhà nước. Hài lòng của công dân chính là thước đo mức độ thành công của cải cách.

5. Mỗi một cơ quan, đơn vị, tổ chức nhà nước đều cần phải xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình. Đặc biệt với các cơ quan quản lý nhà nước, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn có ý nghĩa rất quan trọng nhằm xác định rõ mối quan hệ giữa họ và công dân, các tổ chức của công dân. Sự xác định không rõ, không công khai cũng là cơ hội của tham nhũng.

6. Nghiên cứu 12 vấn đề đã được Thủ tướng chính phủ trình quốc hội nhằm đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2006-2010. Đó là:

- Nghiên cứu trình Quốc hội đề án về đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của bộ máy hành chính từ trung ương tới địa phương theo tinh thần Nghị quyết Đại hội X của Đảng, theo hướng xây dựng hệ thống cơ quan hành pháp thống nhất, thông suốt, hiện đại; trước hết là bảo đảm chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu của Chính phủ đúng với vai trò là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất; thực hiện Bộ quản lý đa ngành, giảm đầu mối, giảm cấp phó, bỏ cấp trung gian; tập trung cao vào chức năng chủ đạo là cải cách hành chính, hoạch định thể chế, chính sách, xây dựng giải pháp, thanh tra, kiểm tra, tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi cho các hoạt động kinh tế, xã hội.

- Phân cấp mạnh cho các Bộ và chính quyền địa phương, gắn liền với xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn trong các lĩnh vực. Quy định rõ phạm vi và nội dung quản lý nhà nước về kinh tế, xã hội của cơ quan hành chính các cấp; nâng cao năng lực và hiệu quả chỉ đạo thực hiện.

- Khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành các đạo luật đã có hiệu lực. Tiếp tục rà soát để xoá bỏ các quy trình, thủ tục hành chính trùng chéo, phức tạp, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp. Đẩy nhanh các biện pháp về hiện đại hoá nền hành chính, mở rộng áp dụng mô hình quản lý chất lượng trong cơ quan hành chính nhà nước; từng bước xây dựng nền hành chính điện tử, trong đó các giao dịch hành chính giữa các cơ quan hành chính nhà nước với người dân, doanh nghiệp được thực hiện phổ biến qua giao dịch điện tử. Xúc tiến xây dựng Luật về thủ tục hành chính.

- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Nghiên cứu đổi mới và hoàn thiện quy chế làm việc với chế độ công vụ rõ ràng, minh bạch; sửa đổi tiêu chuẩn, chức danh công chức và cơ chế đánh giá cán bộ, công chức, lấy phẩm chất và hiệu quả thực của công việc để làm thước đo. Đổi mới chính sách cán bộ và công tác quản lý cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất và năng lực gắn với chế độ đãi ngộ thoả đáng và công bằng; thực hiện đúng chế độ được nghỉ hưu của cán bộ công chức. Chú trọng giúp đỡ và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính quyền cơ sở. Xúc tiến xây dựng Luật công vụ,

- Thực hiện tốt hơn công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; phải chủ động, sâu sát, lắng nghe ý kiến và đối thoại với người dân, giải quyết có lý có tình và đúng pháp luật các vụ việc, không để xảy ra khiếu kiện đông người; ủy ban

nhân dân các địa phương phải tập trung cao cho việc chỉ đạo có hiệu quả công tác này.

- Tiếp tục thực hiện đồng bộ, kiên trì các giải pháp để kiềm chế tai nạn giao thông, phấn đấu giảm tối đa các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng.

- Triển khai thực hiện đồng bộ Nghị quyết Trung ương 3, các luật và Nghị quyết của Chính phủ về phòng chống tham nhũng, lãng phí. Kiện toàn tổ chức và triển khai hoạt động của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng. Đôn đốc, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện Chương trình hành động phòng chống tham nhũng, lãng phí của các Bộ, địa phương, thật sự thiết thực, hiệu quả; nói đúng mực, làm kiên quyết, đúng pháp luật, trước hết là ở ngành, địa phương, đơn vị mình.

- Tập trung chỉ đạo việc rà soát để bổ sung, điều chỉnh các văn bản pháp quy có liên quan và thực hiện công khai, minh bạch trong quản lý sử dụng đất đai, tài sản công, chi tiêu ngân sách, đầu tư xây dựng cơ bản; quản lý tài chính và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước; huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân và công tác cán bộ.

- Triển khai kế hoạch thanh tra, kiểm tra, kiểm toán có trọng tâm, trọng điểm đối với các lĩnh vực nêu trên; làm rõ chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan thanh tra, khắc phục sự trùng dẫm; nâng cao hiệu quả và chủ động ngăn ngừa tiêu cực, nhũng nhiễu trong thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.

- Thực hiện nghiêm quy định về xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng. Xử lý đúng pháp luật, kịp thời, công khai những cán bộ, công chức tham nhũng. Tập trung chỉ đạo điều

tra làm rõ và xử lý đúng pháp luật những vụ việc tham nhũng đã được phát hiện, nhất là những vụ tham nhũng lớn, xã hội đặc biệt quan tâm.

- Công tác phòng chống tham nhũng phải được kết hợp chặt chẽ với cải cách hành chính ở từng cơ quan, địa phương, đơn vị và gắn với thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, quan liêu. Trước hết là cải tiến quy trình, thủ tục hành chính, phân cấp mạnh và làm rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, từng đơn vị, từng công chức và người đứng đầu cơ quan; thu gọn đầu mối trong việc giải quyết mọi công việc hành chính với dân và doanh nghiệp theo mô hình một cửa. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức có chức năng và thẩm quyền giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm việc công khai các quy định về thủ tục hành chính và các thông tin cần thiết khác tại tất cả các địa điểm tiếp nhận hồ sơ, nơi làm việc trực tiếp với người dân và doanh nghiệp để mọi người biết, thực hiện và giám sát.

- Tăng cường thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy công tác giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân; đề cao vai trò và trách nhiệm của các cơ quan báo chí trong việc phát hiện và phê phán các hành vi tham nhũng lãng phí; không thổi phồng và đưa những thông tin không đúng sự thật, gây bất lợi cho công tác phòng chống tham nhũng và lợi ích của đất nước” 14/.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Các đề tài nghiên cứu về bộ máy nhà nước, cải cách nền hành chính nhà

Một phần của tài liệu Cải cách nền hành chính nhà nước việt nam trong giai đoạn sau năm 2010 (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w