Hà nội, Thành phố HCM đều lấy năm 2006 là năm cải cách hành chính (xem tin trên mạng VietNet)

Một phần của tài liệu Cải cách nền hành chính nhà nước việt nam trong giai đoạn sau năm 2010 (Trang 26 - 29)

cho công dân thì văn bản đó chứa đựng yếu tố cần phải xem xét. Các cơ quan hành chính nhà nước cần phải xem xét cả yếu tố trên khi ban hành văn bản. Ví dụ, Bộ tham mưu cho chính phủ ban hành Nghị định 181/2006/NĐ-CP về thi hành luật đất đai. Nhưng chỉ sau đó, đã có nhiều nội dung chưa thể thực hiện được.

Ban hành văn bản pháp quy của các cơ quan hành chính nhà nước không được trái luật. Nhưng hình như "phép vua thua lệ" vẫn chưa được khắc phục. Theo Văn phòng Chính phủ, đến ngày 14-3-2006, mới có 14/64 tỉnh, thành phố báo cáo và 6 tỉnh ra quyết định huỷ bỏ các quy định ưu đãi, khuyến khích đầu tư trái pháp luật. Nhằm xử lý dứt điểm tình trạng này, mới đây Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố và các bộ chức năng, theo đó, thời gian cuối cùng để 50 tỉnh, thành phố có báo cáo Thủ tướng về tình hình việc rà soát, bãi bỏ các quyết định ưu đãi, khuyến khích đầu tư trái pháp luật là ngày 15-4-2006. Lãnh đạo các địa phương phải chịu trách nhiệm về tính trung thực của báo cáo".

Làm thế nào để các cơ quan hành chính nhà nước ban hành văn bản quy phạm pháp quy không trái luật, văn bản pháp luật cấp trên?. Đây là một câu hỏi cần làm rõ.

- Phải nâng cao nhận thức pháp luật, hiểu pháp luật của các cơ quan ban hành văn bản pháp quy. Nếu công chức tham mưu cho các nhà lãnh đạo ban hành văn bản, không am hiểu pháp luật sẽ làm cho văn bản ban hành vi phạm. Đào tạo, bồi dưỡng nhận thức, hiểu pháp luật rất cần thiết.

- Phải có chế tài cụ thể để xác định trách nhiệm của các nhà quản lý cơ quan ban hành văn bản. Trong trường hợp cụ thể phải cách chúc; buộc hình thức kỷ luật. - Phải có cơ chế để làm cho các thủ tục được ban hành và chấp hành.

Về tổ chức bộ máy.

Hệ thống hành chính nhà nước đã được thiết lập ổn định từ trung ương tận cơ sở. Đó là một hệ thống nhằm bảo đảm thực hiện thống nhất hoạt động quản lý nhà nước từ trung ương đến tận cơ sở.

Hệ thống hành chính nhà nước trung ương đã bước đầu cải cách theo hướng thu gọn các đầu mối cả số lượng bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan thuộc chính phủ 6/. Chính phủ đã tập trung vào hoàn thiện hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước trung ương.

Hệ thống hành chính nhà nước địa phương ổn định theo hướng ba cấp. Mặc dù đã có nhiều ý kiến về hai cấp; hai cấp chính quyền và ba cấp hành chính; cấp thứ tư, thôn bản ấp. Nhưng theo Hiến pháp 1992 sửa đổi và Luật tổ chức Hội đồng Nhân dân và Uỷ Ban Nhân dân (2003) đã khảng định lại hệ thống ba cấp.

Mỗi một cấp hành chính địa phương (tỉnh, huyện) đã có một bộ máy tương đổi hoàn chỉnh7/. Đó là:

- Uỷ Ban Nhân dân tỉnh, huyện.

- Hệ thống các cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp Uỷ Ban Nhân dân thực hiện hoạt động quản lý nhà nước trên các lĩnh vực.

Tại cấp cơ sở, đã có những bước thay đổi quan trọng, khi những người làm công tác chuyên môn đã được "công chức hoá". Nhưng người làm chuyên môn tại xã

6 Số lượng bộ, ngang bộ của Chính phủ nhiệm kỳ 2002-2007 đã tương đối ổn định, không có sự thay đổi (26 bộ, cơ quan ngang bộ) trong suốt nhiệm kỳ của chính phủ. So với các nhiệm ky trước, số lượng bộ, Uỷ Ban nhà nước, cơ quan ngang bộ) trong suốt nhiệm kỳ của chính phủ. So với các nhiệm ky trước, số lượng bộ, Uỷ Ban nhà nước, cơ quan ngang bộ đều có thay đổi. Trong khi đó cơ quan thuộc chính phủ đã được bố trí lại.

7 Nghị định 171/2005/NĐ-CP về cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ Ban Nhân dân tỉnh và Nghị định 172/2005/NĐ-CP về các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ Ban Nhân dân huyện. về các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ Ban Nhân dân huyện.

được gọi chung công chức cấp xã 8/.

Tuy nhiên, còn một số vấn đề phải được xem xét, cải cách trong giai đoạn 2006- 2010 và xa hơn.

Trước hết, vấn đề bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan thuộc chính phủ cần xem xét để đưa ra mô hình hợp lý. Bộ, cơ quan ngang bộ có cơ cấu tổ chức bộ máy như thế nào; giải quyết vấn đề cục/ tổng cục quản lý chuyên ngành thuộc bộ và thẩm quyền riêng của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ theo pháp luật quy định. Hay đó là sự phân cấp (uỷ quyền của Bộ trưởng cho Cục trưởng, tổng cục trưởng- pháp quy) hay phân cấp theo pháp luật quy định.

Cơ quan thuộc chính phủ hiện nay cũng có chức năng quản lý nhà nước giống như bộ, cơ quan nganh bộ, nhưng không có quyền lập quy như bộ. Trước khi có luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, quyền của cơ quan thuộc chính phủ về ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã bị " loại bỏ" và thay vào đó, cơ chế nhờ ban hành. Văn phòng chính phủ ban hành văn bản quy phạm pháp luật trên lĩnh vực do các cơ quan thuộc chính phủ quản lý.

Hai là, cơ cấu tổ chức bộ máy của bộ, cơ quan ngang bộ cũng như cơ quan thuộc chính phủ giống nhau. Các cơ quan trên đếu có:

- Văn phòng.

- Thanh tra chuyên ngành (bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ)

- Vụ

- Cục/ tổng cục

Một phần của tài liệu Cải cách nền hành chính nhà nước việt nam trong giai đoạn sau năm 2010 (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w