Phương pháp nghiên cứu về đặc điểm bệnh học

Một phần của tài liệu Nhận xét kết quả điều trị phẫu thuật nội soi viêm khớp nhiễm khuẩn tại khoa ngoại bệnh viện bạch mai (Trang 28 - 31)

B N: ệnh nhân

2.2.2Phương pháp nghiên cứu về đặc điểm bệnh học

Đặc điểm chung:

- Tuổi, giới, nghề nghiệp, địa phương - Thời gian điều trị

Lâm sàng:

- Hỏi bệnh:

 Lý do vào viện.

 Triệu chứng xuất hiện đầu tiên và tiến triển của triệu chứng đó.

 Các triệu chứng cơ năng: sưng, nóng, đỏ, đau. Đánh giá mức độ đau theo thang điểm VAS.

Đau nhẹ:dai dẳng, khó chịu nhưng không ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày (từ 1 đến 3 điểm).

Đau vừa phải: cản trở đáng kể với hoạt động sinh hoạt hàng ngày (từ 4 đến 6 điểm).

Đau nghiêm trọng: vô hiệu hóa, không thể thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày (từ 7 đến 10 điểm).

1 điểm: đau rất nhẹ, hầu như không đáng chú ý. Hầu hết thời gian bạn không nghĩ về nó.

2 điểm: đau nhẹ khó chịu và thỉnh thoảng nhói mạnh.

3 điểm: đau là đáng chú ý và mất tập trung. Tuy nhiên bạn có thể làm quen với nó và thích nghi.

4 điểm: đau vừa phải. Nếu bạn đang tham gia sâu vào hoạt động nó có thể được bỏ qua một khoảng thời gian, nhưng vẫn mất tập trung.

5 điểm: đau vừa phải mạnh mẽ. Nó không thể bỏ qua cho nhiều hơn một vài phút, nhưng với nỗ lực bạn vẫn có thể quản lý để làm việc hoặc tham gia vào một số hoạt động xã hội.

6 điểm: đau vừa phải mạnh mẽ can thiệp vào hoạt động bình thường hàng ngày, khó tập trung.

7 điểm: đau đớn cùng cực chi phối giác quan của bạn và hạn chế đáng kể khả năng của bạn để thực hiện các hoạt động bình thường hàng ngày hoặc duy trì các hoạt động xã hội, cản trở giấc ngủ.

8 điểm: đau dữ dội, hoạt động thể chất bị hạn chế, trò chuyện đòi hỏi nỗ lực rất lớn.

9 điểm: đau đớn không thể trò chuyện, khóc và/ hoặc rên rỉ không thể kiểm soát.

10 điểm: đau không thể nói, nằm liệt giường và có thể mê sảng

 Thời gian xuất hiện triệu chứng đầu tiên tới khi vào viện.

 Chẩn đoán, phương pháp điều trị tuyến trước.

 Tiền sử trước khi bị bệnh:

 Nhiễm trùng da, viêm tai mũi họng, chấn thương khớp

 Các can thiệp vào khớp (tiêm corticoid vào khớp, châm cứu, nội soi, PT...).

 Tiền sử khác: viêm khớp dạng thấp, ĐTĐ, khớp giả, sử dụng corticoid kéo dài, nghiện rượu...

- Thăm khám lâm sàng:

 Toàn thân:

Đo nhiệt độ cơ thể: bằng nhiệt kế cặp ở nách. Đánh giá sốt: phân loại theo Rood:

 Không sốt: ≤ 37°C

 Sốt nhẹ: 37,1 - 38°C (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Sốt vừa: 38,1 - 39°C

 Sốt cao: > 39°C

Các dấu hiệu nhiễm trùng khác như vẻ mặt nhiễm trùng, môi khô, lưỡi bẩn. Hạch gốc chi: sưng, đau.

 Khớp viêm, số lượng khớp viêm.

 Tại chỗ:

 Sưng nề xung quanh khớp.

 Đỏ.

 Hạn chế vận động được đánh giá theo 2 mức độ: hạn chế, không hạn chế.

 Teo cơ: không, có.

 Phát hiện dấu hiệu tràn dịch khớp.

 Khám bộ phận bằng nhìn, sờ, gõ nghe phát hiện các bệnh phối hợp.

Cận lâm sàng:

- Công thức máu ngoại biên, tốc độ máu lắng do khoa huyết học bệnh viện Bạch Mai làm.

•Số lượng BC: tăng khi > 10 G/l

•Tỷ lệ BC ĐNTT: tăng khi > 75%

•Tốc độ máu lắng: tăng giờ đầu trên 15 mm và giờ thứ hai trên 20mm. - Sinh hóa máu: CRP do khoa sinh hóa bệnh viện Bạch Mai làm.

- Siêu âm, X-quang do khoa chẩn đoán hình ảnh bệnh viện Bạch Mai làm. - Lấy dịch khớp làm xét nghiệm: dịch khớp được cho vào ống nghiệm vô khuẩn, đánh giá về thể tích, màu sắc, độ nhớt, độ trong, rồi gửi đến phòng xét nghiệm Tế bào làm xét nghiệm tế bào, gửi đến khoa Vi sinh nhuộm soi, nuôi cấy và làm kháng sinh đồ.

Đánh giá điều trị:

- Kháng sinh được sử dụng tại bệnh viện. - Đánh giá thời gian điều trị.

- Đánh giá tình trạng bệnh nhân lúc ra viện còn hay hết các triệu chứng lâm sàng với các mức: khỏi hoàn toàn, đỡ, không đỡ.

- Đánh giá các triệu chứng cận lâm sàng bệnh nhân lúc ra viện có giảm hay không giảm so với lúc vào viện.

Một phần của tài liệu Nhận xét kết quả điều trị phẫu thuật nội soi viêm khớp nhiễm khuẩn tại khoa ngoại bệnh viện bạch mai (Trang 28 - 31)