Thông tin truyền thông về ATVSTP

Một phần của tài liệu Báo cáo thực địa chuyên ngành dinh dưỡng – ATTP tại trung tâm y tế dự phòng hà nội và chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm hà nội (Trang 62 - 66)

www.hsph.edu.vn

B. Thực trạng điều kiện vệ sinh nơi chế biến, bảo quản thực phẩm bảo quản thực phẩm

STT TIÊU CHÍ Tỷ lệ (%)

1 Có khu bếp riêng 95%

2 Nước sạch (nước máy, nước giếng khoan, nước mưa đã qua xử lý) 100%

3 Bệ/bàn chế biến thực phẩm khô, sạch, cao từ 60 cm trở lên 78.3%

4 Lồng bàn 88.3%

5 Tủ lạnh 83.3%

6 Thực phẩm sống – chín được chia ngăn bảo quản riêng trong tủ lạnh 73.3%

7 Rổ, rá, dụng cụ đựng rau quả sạch, có giá để hoặc được treo 71.7%

8 Giá đựng bát (ngăn, chạn) kín 96.7%

9 Ống để đũa, thìa sạch khô 95%

10 Thớt dùng cho thực phẩm sống/chín riêng 85%

11 Thùng rác trong bếp: Có nắp đậy kín, không bị rò rỉ nước ra ngoài 43.3%

Kết luận

Về kiến thức ATTP của người nội trợ chính: tỷ lệ người đạt từ trên 50% tổng số điểm, có 78.3% số người có kiến thức đạt về lựa chọn thực phẩm, chỉ có 45% có kiến thức đạt về chế biến thực phẩm và 81.7% có kiến thức đạt về bảo quản thực phẩm.

Về thực hành ATTP của người nội trợ chính Xét trên tỷ lệ người đạt từ 50% tổng số điểm trở lên, 73.3% người nội trợ chính có thực hành lựa chọn thực phẩm đạt, chỉ có 48.3% người nội trợ chính có thực hành chế biến thực phẩm đạt, 81.3% người nội trợ có thực hành bảo quản thực phẩm đạt,

Về thông tin ATVSTP: Người nội trợ mong muốn được tăng cường thêm các thông tin về lựa chọn thực phẩm an toàn và phòng chống ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm qua kênh TV.

Về thực trạng điều kiện ATVSTP bếp ăn hộ gia đình: đa số tương đối tốt; đa số hộ đều có khu bếp riêng với cơ sở hạ tầng tương đối đầy đủ, đảm bảo ATVSTP. Tuy nhiên, vẫn cần tiếp tục cải thiện cơ sở vật chất, dụng cụ trong chế biến; bảo quản và nâng cao thực hành trong bảo quản thực phẩm, xử lý rác thải, côn trùng….để đảm bảo ATVSTP

www.hsph.edu.vn

Khuyến nghị

TTYT huyện cần phối hợp với TYT xã tuyên truyền, hướng dẫn người dân về ATVSTP tại hộ gia đình để hướng dẫn người dân về ATVSTP tại hộ gia đình để nâng cao kiến thức, thực hành của người dân, đặc biệt là người nội trợ chính, đồng thời phối hợp với đài truyền hình, đài truyền thanh cung cấp thêm các thông tin về lựa chọn thực phẩm cũng như thông tin về các bệnh truyền qua thực phẩm, các tác nhân gây ngộ độc và cách phòng chống ngộ độc thực phẩm như mong muốn của người dân.

Bộ Y tế, Cục ATVSTP cần đưa ra tiêu chí đánh giá về

ATVSTP và điều kiện vệ sinh tại hộ gia đình để làm cơ sở cho việc đánh giá thực trạng cũng như tuyên cơ sở cho việc đánh giá thực trạng cũng như tuyên truyền cho người dân thực hiện tốt ATVSTP.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực địa chuyên ngành dinh dưỡng – ATTP tại trung tâm y tế dự phòng hà nội và chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm hà nội (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(67 trang)