CHƯƠNG 2: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO NGÀNH DỆT MAY TẠI THỊ TRƯỜNG AUSTRALIA

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ TẠI AUSTRALIA. PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP NGÀNH HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM VÀO AUSTRALIA (Trang 34 - 36)

TẠI THỊ TRƯỜNG AUSTRALIA

2.1 Cơ hội:

Hiện Australia cĩ khoảng 300.000 người Việt Nam sinh sống và làm việc, bên cạnh đĩ cũng cĩ hơn 20.000 sinh viên đang du học tại Australia. Đĩ là yếu tố thuận lợi để làm sao quảng bá, đẩy mạnh xuất khẩu hàng Việt sang đĩ trước hết cho người gốc Việt tiêu dùng.

Bên cạnh đĩ, người gốc châu Á ở Australia cũng rất đơng. Việt Nam nĩi riêng và người châu Á nĩi chung cĩ những điểm tương đồng trong tiêu thụ hàng hĩa, nhất là về lương thực thực phẩm. Đây là lợi thế mà khơng phải quốc gia nào cũng cĩ được.

Đã cĩ khung khổ pháp lý thuận lợi để đẩy mạnh quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước. Hai bên đã nhất trí nâng quan hệ giữa hai nước lên tầm quan hệ đối tác tồn diện và đã ký thoả thuận chương trình hành động nhằm thực hiện mục tiêu nêu trên. Hiệp định Thương mại tự do ASEAN – Australia – New Zealand đã cĩ hiệu lực từ ngày 1/1/2010 nhằm tạo thuận lợi cho hàng hĩa hai nước vào thị trường của nhau. Bên cạnh đĩ, Việt Nam và Australia cũng đã ký nhiều văn bản hợp tác giữa các bộ ngành và các địa phương của nhau, ví dụ Bộ Cơng Thương cĩ văn bản hợp tác trong lĩnh vực năng lượng với Bộ Tài nguyên và Mơi trường Australia…

=>Đây đều là những điều kiện thuận lợi cho hàng hĩa của hai bên thâm nhập vào thị trường của nhau.

Australia và Việt Nam là hai nền kinh tế mang tính chất bổ sung cho nhau. Australia cĩ nhu cầu nhập khẩu lớn các mặt hàng sử dụng nhiều lao động, đĩ lại là những mặt hàng cĩ thế mạnh của Việt Nam như may mặc, giày dép, đồ gỗ, thủy sản, hạt điều… Ngồi ra Việt Nam cũng cĩ nhu cầu nhập khẩu những mặt hàng Việt Nam khơng thể sản xuất được hoặc sản xuất trong nước khơng đáp ứng đủ nhu cầu như lúa mì, sữa, gỗ nguyên liệu… và trong những năm tới cĩ thể sẽ là than, khí đốt hĩa lỏng.

Một yếu tố quan trọng nữa là dù dân số Australia khơng đơng nhưng thu nhập bình quân đầu người khá cao, khoảng 60.000 đơla Australia/năm (tỷ giá đơla Australia và USD là gần tương đương nhau), dẫn đến sức mua lớn. Năm 2012, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hĩa và dịch vụ của Australia là 311 tỷ đơla Australia, trong khi đĩ ta xuất khẩu sang Australia chỉ khoảng 3,24 tỷ USD, vì vậy khối lượng xuất khẩu của Việt Nam sang quốc gia này cịn rất lớn.

2.2 Thách thức:

Giá cả nhà đất tại Australia tăng cao nên việc mở cơ sở kinh doanh phải xét đến các khoảng chi phí, ngồi ra khoảng cách giữa các trung tâm lớn cách xa nhau làm chi phí dịch vụ tại các khu vực này càng tốn kém hơn. Ví dụ như chi phí vận chuyển đối với các đơn đặt hàng nhỏ, hoặc chi phí đi lại tới địa điểm người mua hàng cũng cao hơn.

Đối với thị trường Australia và New Zealand họ địi rất cao các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật, quy tắc xuất xứ nguồn gốc hàng hĩa, tiêu chuẩn vệ sinh an tồn thực phẩm. Nếu các doanh nghiệp khơng đáp ứng được các tiêu chí đĩ, gây mất uy tín một lần thì những lần sau nhập khẩu vào sẽ bị kiểm tra rất kỹ và khĩ khăn.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ TẠI AUSTRALIA. PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP NGÀNH HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM VÀO AUSTRALIA (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w