Phương pháp bốc bay nhiệt trong chân không

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo và đặc trưng tính chất một số màng dẫn nano, ứng dụng làm lớp tiếp xúc điện cực trong chế tạo điode phát quang hữu cơ (OLED) (Trang 37 - 39)

Bốc bay nhiệt trong chân không (Thermal evaporation) là kỹ thuật tạo màng mỏng bằng cách bay hơi các vật liệu cần tạo trong môi trường chân không cao và ngưng tụ trên đế (được đốt nóng hoặc không đốt nóng). Bộ phận chính của các thiết bị bay bốc nhiệt là một buồng chân không được hút chân không cao (cỡ 10-5

- 10-6 Torr) nhờ các bơm chân không (bơm khuếch tán hoặc bơm phân tử...). Người ta dùng một thuyền điện trở (thường làm bằng các vật liệu chịu nhiệt và ít tương tác với vật liệu, ví dụ như vônphram, tantan, bạch kim...) đốt nóng chảy các vật liệu nguồn, và sau đó tiếp tục đốt sao cho vật liệu bay hơi.

Vật liệu bay hơi sẽ ngưng đọng lên các đế được gắn vào giá phía trên. Đôi khi đế còn được đốt nóng (tùy theo mục đích tạo màng tinh thể hay vô định hình...) để điều khiển các quá trình lắng đọng của vật liệu trên màng. Chiều dày của màng thường được xác định trực tiếp trong quá trình chế tạo bằng biến tử thạch anh. Khi màng bay hơi sẽ bám lên biến tử đặt cạnh đế, biến thiên tần số dao động của biến tử sẽ tỉ lệ với chiều dày của màng bám vào biến tử.

Phương pháp bốc bay nhiệt có ưu điểm là đơn giản, và dễ tạo màng hợp chất vì khi làm bay hơi vật liệu thì toàn thể hợp chất hoặc hợp kim sẽ bị bay hơi do đó màng tạo ra có hợp thức khá gần với thành phần của vật liệu nguồn (đặc biệt là các hợp kim).

Nhược điểm quan trọng là không thể tạo các màng quá mỏng, khả năng khống chế chiều dày của phương pháp này rất kém do tốc độ bốc bay khó điều khiển. Đồng thời, việc chế tạo các màng đa lớp là rất khó khăn với phương pháp này.

Gần đây người ta cải tiến phương pháp này như sử dụng chùm điện tử để bốc bay, cải tiến tường bao quanh nguồn đốt (phương pháp tường nóng)...

Trong quá trình thí nghiệm, đề tài đã sử dụng thiết bị bốc bay nhiệt chân không để chế tạo màng điện cực cathode Al (Aluminium) của OLED.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo và đặc trưng tính chất một số màng dẫn nano, ứng dụng làm lớp tiếp xúc điện cực trong chế tạo điode phát quang hữu cơ (OLED) (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)