Phân tích thực trạng tổ chức đào tạo và phát triển nhân lực của Công ty Điện

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại công ty Điện lực Bắc Ninh (Trang 49 - 57)

động đào tạo lại, hình thức là đào tạo dài hạn bậc đại học. Sở dĩ có điều này vì từ sau năm 2011, Công ty Điện lực Bắc Ninh đã áp dụng công nghệ mới vào SXKD, đòi hỏi trình độ của người lao động cao hơn, vì thế, công ty chú trọng nâng cao trình độ người lao động thông qua hình thức đào tạo ngắn hạn và đào tạo tại chỗ.

2.2.2. Phân tích thực trạng tổ chức đào tạo và phát triển nhân lực của Công tyĐiện lực Bắc Ninh Điện lực Bắc Ninh

a. Việc xác định nhu cầu đào tạo và phát triển nhân lực

Việc xác định nhu cầu đào tạo được thực hiện bởi phòng Tổ chức hành chính của công ty. Phòng Tổ chức hành chính hướng dẫn các đơn vị khác trong công ty thực hiện việc xác định nhu cầu đào tạo của mình.

Căn cứ vào phương hướng hoạt động kinh doanh, tình hình thực tế theo chức danh quản lý, từng chuyên ngành, chuyên môn nghiệp vụ để xác định nhu cầu đào tạo và phát triển nhân lực của từng đơn vị. Hàng năm thông qua mục tiêu của công ty về mức độ tiêu thu điện năng, mục tiêu chống tổn thất, lao động mới tuyển dụng và nhu cầu nâng cao tay nghề mà các bộ phận trong công ty sẽ đưa lên phòng tổ chức hành chính bản kế hoạch đào tạo. Những căn cứ để xác định nhu cầu đào tạo của Công ty Điện lực Bắc Ninh bao gồm:

- Chiến lược sản xuất kinh doanh và tình hình sản xuất kinh doanh cụ thể của công ty. Thông qua chiến lược kinh doanh mà công ty có thể xác định lượng lao động mới cần thiết để hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm là bao nhiêu, qua đó công ty có thể dự trù được lượng lao động mới, lĩnh vực cần đào tạo mới. Cùng đó với kế hoạch chi tiết hàng năm về sản lượng, cũng như doanh thu mà công ty có thể xác định số người lao động cần bồi dưỡng, nâng cao trình độ để thực hiện mục tiêu đã đặt ra.

- Đánh giá thường kỳ của người quản lý. Thông qua đánh giá thực hiện công việc, người quản lý có thể so sánh năng lực của người lao động rồi với tiêu chuẩn thực hiện công việc từ đó thấy được những kỹ năng cần thiết phải đào tạo đối với người lao động để thực hiện công việc có hiệu quả.

- Dựa trên nhu cầu được đào tạo của người lao động. Công ty lấy ý kiến của người lao động điển hình để xác định nhu cầu đào tạo trong từng ngành sản xuất kinh doanh là gì cùng với định hướng sản xuất kinh doanh, từ đó xác định ngành nghề gì cần được ưu tiên đào tạo để tạo hiệu quả lao động tốt nhất.

Dựa trên những căn cứ để xác định nhu cầu đào tạo của Công ty Điện lực Bắc Ninh thấy rằng công ty xuất hiện nhu cầu đào tạo khi:

- Cần tuyển thêm lao động là lao động mùa vụ, cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ mới;

- Khi công ty đầu tư vào dây chuyền công nghệ mới, sản phẩm mới;

- Muốn nâng cao trình độ, trang bị thêm kiến thức cho người lao động hiện tại - Đảm bảo hiệu quả và các tiêu chuẩn về an toàn lao động, vệ sinh thực phẩm, phòng chống cháy nổ… trong quá trình lao động.

Dựa trên nhu cầu đào tạo chung của công ty, các bộ phận trong công ty sẽ xác định nhu cầu đào tạo cụ thể của mình qua: mục tiêu của công ty đề ra, yêu cầu thực hiện công việc, sự thay đổi của máy móc thiết bị công nghệ, qua đánh giá sự thực hiện công việc của người lao động. Từ đó phòng Tổ chức lao động thiết lập kế hoạch đào tạo của năm bao gồm số lượng, vị trí công tác, thời gian đào tạo, địa điểm đào tạo, hình thức đào tạo.

Phần lớn kế hoạch đào tạo hàng năm của công ty là đào tạo nâng cao và đào tạo lại cho người lao động. Việc tập trung đào tạo nâng cao và đào tạo lại cho người lao động giúp nâng cao khả năng thích ứng với công việc, nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động.

Bên cạnh đó, công ty cũng chú trọng đào tạo các cán bộ quản lý, đặc biệt là cán bộ quản lý cấp cơ sở để đảm bảo khả năng quản lý điều hành hoạt động SXKD thông suốt, phối hợp nhịp nhàng với các bộ phận khác.

Căn cứ nhu cầu đào tạo hàng năm Công ty Điện lực Bắc Ninh sẽ đưa ra mục tiêu đào tạo hàng năm của mình.

b.1. Mục tiêu đào tạo chung của Công ty Điện lực Bắc Ninh là:

- Nâng cao trình độ chuyên môn, khả năng quản lý, kỹ năng nghề của người lao động để có thể thực hiện hiệu quả công việc được giao.

- Giúp người lao động nắm bắt được định hướng phát triển SXKD của công ty, bắt kịp nhu cầu thị trường trong thời gian tiếp theo nhằm đảm bảo thực hiện công việc theo đúng định hướng phát triển, nâng cao hiệu quả SXKD.

b.2. Mục tiêu đào tạo cụ thể của Công ty Điện lực Bắc Ninh với các loại lao động là:

- Với đội ngũ cán bộ quản lý: Bồi dưỡng, nâng cao kiến thức quản lý, đảm bảo khả năng điều hành công việc phù hợp với thực tế SXKD của công ty. Đảm bảo đội ngũ lao động quản lý có đầy đủ năng lực và phẩm chất chính trị.

- Với đội ngũ lao động là kỹ sư, công nhân: bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp nhằm đảm bảo thực hiện đúng và có hiệu quả công việc được giao.

Thông qua mục tiêu đào tạo và phát triển nhân lực của Công ty Điện lực Bắc Ninh có thể thấy công ty hướng đến việc đào tạo một đội ngũ người lao động có tay nghề cao, có kỹ năng trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm tạo ra người lao động “đa năng” có thể thích ứng với công việc thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.

c. Xác định đối tượng được đào tạo và phát triển

Đối tượng đào tạo và phát triển được lựa chọn dựa trên kế hoạch đào tạo và phải phù hợp với mục tiêu đào tạo. Đối với các khóa học về an toàn lao động, quy trình sản xuất, an toàn phòng chống cháy nổ… thì đối tượng đào tạo là toàn bộ công nhân viên của công ty nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình lao động và sản xuất, đây là yêu cầu bắt buộc nên toàn bộ lao động trong công ty đều phải được đào tạo qua khóa học này. Đối với các khóa học mà người lao động được cử đi học ngắn hạn để nâng cao kiến thức thì công ty thường ưu tiên lựa chọn những cán bộ nguồn để đào tạo, những người này có thể là những cán bộ tại văn phòng

công ty, hay những cán bộ quản lý tại các cơ sở mà công ty đưa vào trong danh sách cán bộ nguồn ưu tiên đào tạo để phục vụ cho công ty. Những người này phải thỏa mãn những yêu cầu như: phải là những người có trình độ đào tạo từ cao đẳng, đại học trở lên, phải ký hợp đồng dài hạn với công ty (để đảm bảo sự gắn bó với công ty trong thời gian dài), đang làm việc tại những vị trí quan trọng trong công ty.

Danh sách đối tượng đào tạo của công ty thường đi kèm theo với phương pháp đào tạo và các chi tiết có liên quan tới quá trình đào tạo như những yêu cầu với người quản lý của công ty tạo điều kiện vật chất và các điều kiện về thời gian hay phương tiện đi lại nếu cần thiết… Sau khi danh sách này được trình lên phòng tổ chức và được Giám đốc xét duyệt thì người lao động sẽ được đưa vào kế hoạch đào tạo của công ty trong năm đó.

Việc lựa chọn đối tượng đào tạo của Công ty Điện lực Bắc Ninh là để đáp ứng nhu cầu SXKD hàng năm của công ty. Việc xác định đối tượng này của công ty là do các trưởng bộ phận trong công ty thực hiện dựa trên cơ sở các bản đánh giá đối với người lao động cũng như sự đánh giá chủ quan của người quản lý, chưa có nhiều sự tham khảo ý kiến người lao động do đó chưa sát với nhu cầu đào tạo của người lao động.

d. Nội dung chương trình đào tạo và phương pháp đào tạo và phát triển nhân lực d. 1. Nội dung chương trình đào tạo và phát triển nhân lực

Nội dung chương trình đào tạo và phát triển nhân lực phải bao gồm được những môn học, bài giảng mà thông qua đó thể hiện những kỹ năng, kiến thức mà người lao động sẽ được tiếp thu sau mỗi khóa học. Tại Công ty Điện lực Bắc Ninh chương trình học được xây dựng khá hợp lý và đầy đủ cả về đối tượng, kiến thức và kỹ năng, thời gian đào tạo. Tuy công ty có khá nhiều chương trình đào tạo dành cho các đối tượng khác nhau như: chương trình đào tạo cho toàn bộ lao động về nội quy lao động; chương trình đào tạo nâng cao trình độ cho các nhân viên văn phòng tại công ty,....; chương trình đào tạo kỹ năng giao tiếp và kỹ năng thuyết trình… nhưng các chương trình đều được chuẩn bị kỹ lưỡng. Các chương trình đào tạo của công ty được thể hiện qua bảng sau:

TT Loại kỹ năng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1 Kỹ năng lãnh đạo 1 1 2 2 4 2 Kỹ năng làm việc nhóm 0 1 1 2 3 3 Kỹ năng tổ chức, thực hiện

công việchiệu quả 1 1 1 1 2

4 Kỹ năng giao tiếp 1 1 2 2 4

5 Kỹ năng thuyết trình 1 1 2 2 3

6 Kỹ năng tư duy sáng tạo, thiết lập

và thực hiện mục tiêu 0 0 0 1 2

7 Kỹ năng thúc đẩy bản thân và

dẫn dắt người khác 0 0 1 1 1

8 Kỹ năng tiếp nhận và học hỏi 0 1 1 1 1

9 Kỹ năng đàm phán 1 2 2 2 2

10 Kỹ năng lập kế hoạch và quản lý thời

gian 0 0 0 1 2

11 Kỹ năng làm việc độc lập và quyết định 1 1 1 1 2

Tổng cộng số lớp đào tạo 6 8 13 16 26

(Nguồn: Phòng tổ chức lao động Công ty Điện lực Bắc Ninh)

Công ty Điện lực Bắc Ninh chú trọng đào tạo kỹ năng cho cán bộ quản lý như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán... đòi hỏi với người học là phải có trình độ phổ thông trở lên, sức khỏe đảm bảo. Với các khóa học này công ty sử dụng hình thức mở lớp đào tạo tập trung trong thời gian ngắn vào khóa học sẽ cung cấp cho người học về việc xử lý tình huống, thuyết phục đối tượng, ra quyết định và hợp tác nhóm. Công ty Điện lực Bắc Ninh dựa trên bảng mô tả công việc kết hợp với điều tra tình hình thực tế để xây dưng nội dung chương trình đào tạo nên chương trình đào tạo của công ty khá cụ thể và chi tiết. Tuy nhiên chương trình đào tạo của công ty chủ yếu để phục vụ cho mục tiêu hàng năm thông qua các khóa học ngắn hạn, công ty vẫn chưa chú trọng đầu tư vào xây dựng các chương trình đào tạo phục vụ lâu dài cho việc SXKD trong tương lai, cũng như các chương trình đào tạo kỹ năng cho công nhân trong công ty.

Hiện nay công ty sử dụng nhiều phương pháp đào tạo khác nhau để thực hiện việc đào tạo cho người lao động như: phương pháp chỉ dẫn trong công việc, kèm cặp chỉ bảo, tổ chức lớp ngoài doanh nghiệp, cử người đi học ở trường chính quy… Cụ thể:

- Phương pháp chỉ dẫn trong công việc: phương pháp này được áp dụng chủ yếu với những người lao động mới vào công ty. Đặc biệt là những lao động thời vụ vì công việc của họ là khá giản đơn, chỉ cần hướng dẫn và cho họ làm thử một thời gian ngắn là có thể thực hiện được công việc như lắp công tơ, treo tháo công tơ.... phương pháp đào tạo này giúp người lao động nhanh chóng làm quen và thực hiện được công việc của mình.

- Phương pháp kèm cặp và chỉ bảo: phương pháp này được dùng để đào tạo chủ yếu là lao động quản lý mới hay những kỹ sư, công nhân bậc thấp; kỹ sư, công nhân mới vào làm việc. Cán bộ quản lý mới thì do người lãnh đạo trực tiếp như trưởng phòng... hướng dẫn và giám sát giúp làm quen với công việc. Còn với những kỹ sư, công nhân mới; kỹ sư, công nhân bậc thấp sẽ do những kỹ sư, công nhân bậc cao, kỹ sư, công nhân lâu năm hướng dẫn, giúp đỡ. Phương pháp này được thực hiện ngay tại nơi làm việc do đó có thể tận dụng được cơ sở vật chất và đội ngũ lao động trong công ty để thực hiện đào tạo, đồng thời giúp người lao động hiểu thêm về công ty và công việc đang làm.

- Tổ chức lớp học tại doanh nghiệp: đây là phương pháp thường được Công ty Điện lực Bắc Ninh dùng để đào tạo người lao động. Công ty có thể thuê giáo viên hoặc cử chính những người quản lý, công nhân, kỹ sư có kinh nghiệm và trình độ trong công ty dạy các lớp ngắn hạn để đào tạo cho người lao động. Phương pháp này được công ty áp dụng khi có nhu cầu đào tạo với số lượng người học lớn và được thực hiện ngay tại doanh nghiệp. Ví dụ: công ty mở một lớp đào tạo ngắn hạn về kỹ năng vận hành lưới điện cho các công nhân mới vào và cử một hoặc một số công nhân bậc cao, có tay nghề và kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy lớp học ngắn hạn đó.

- Cử đi học ở các trường chính quy: phương pháp này áp dụng đối với những người làm công tác lãnh đạo các cấp trong công ty hay những người có trình độ chuyên môn cao và cần được nâng cao trình độ để đáp ứng mục tiêu của công ty.

Công ty chỉ thực hiện việc cử học viên đến các trường chính quy khi thực sự có nhu cầu vì việc phương pháp đào tạo này rất tốn thời gian và kinh phí.

e. Kinh phí đào tạo và phát triển nhân lực

Bảng 2.4. Kinh phí đào tạo của Công ty Điện lực Bắc Ninh từ năm 2010 -2014

TT

Chi phí đào tạo (triệu đồng) Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1 Tổng chi phí 687 907 947 960 982

2 Chi phí đào tạo dài hạn 79 117 87 42 38

3 Chi phí đào tạo ngắn hạn 525 634 738 872 889

4 Chi phí đào tạo lại 83 156 122 46 54

(Nguồn: Phòng Tổ chức lao động Công ty Điện lực Bắc Ninh)

Biểu đồ 2.1. Biểu đồ thể hiện kinh phí cho các hình thức đào tạo

Nhận xét:

Từ sau năm 2011, tổng kinh phí đào tạo của Công ty Điện lực Bắc Ninh liên tục tăng lên, đặc biệt, kinh phí đào tạo các khóa học ngắn hạn liên tục tăng qua các năm. Năm 2011 tốc độ tăng trưởng của hình thực đào tạo ngắn hạn có mức tăng đột phá 20,7% so với năm 2010; từ năm 2011 - 2014, kinh phí đào tạo vẫn tăng lên nhưng ở mức thấp và đồng đều, năm 2012 tăng 4,4% so với năm 2011; năm 2013 tăng 1,3% so với năm 2012 và năm 2014 tăng 2,3% so với năm 2013.

Điều này được lý giải là do cuối năm 2010 công ty đưa công nghệ áp dụng vào khâu quản lý và vận hành lưới điện, đồng thời tiến hành tiếp nhận lại lưới điện nông thôn từ các hợp tác xã, đòi hỏi công ty phải đào tạo lao động để nâng cao trình độ mới có thể đáp ứng nhu cầu thực tiễn đặt ra. Đặc biệt lao động là công nhân kỹ thuật, kỹ sư điện.

Nguồn kinh phí dành cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty được trích một phần từ nguồn lợi nhuận của công ty, phần còn lại do Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc phân bổ kinh phí. Nguồn kinh phí đào tạo hàng năm của công ty được dự tính dựa trên kế hoạch đào tạo cụ thể hàng năm của công ty. Phòng tổ chức

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại công ty Điện lực Bắc Ninh (Trang 49 - 57)