Hiện nay có rất nhiều các công trình nghiên cứu về quản trị nhân lực trong các doanh nghiệp, dưới đây là một số công trình nghiên cứu điển hình mà tác giả đã tham khảo.
- Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Tổng Công ty công nghiệp tàu thủy”, tác giả: Vũ Văn Hân, trường đại học Mỏ - Địa chất năm 2015. Luận văn này nhằm nâng cao chất lượng công tác QTNL tại Tổng Công ty công nghiệp tàu thủy, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả SXKD của doanh nghiệp.
- Luận văn thạc sĩ: “Phát triển nguồn nhân lực tại Tổng Công ty truyền tải điên quốc gia”, tác giả Đỗ Thị Ngọc Thúy, trường Đại học kinh tế - Đại học quốc gia năm 2015. Luận văn này nhằm hoàn thiện và đề ra các giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực cho Tổng Công ty truyền tải điện quốc gia, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả SXKD của Tổng công ty.
- Sách “Phát triển nguồn nhân lực - kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta” do tác giả Trần Văn Tùng, Lê Ái Lâm biên soạn (năm 1996). Cuốn sách nói về kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ở phạm vi quốc gia, đồng thời đưa ra chính sách phát triển nguồn nhân lực của một số quốc gia trên thế giới.
- Bài báo “Giải bài toán phát triển nguồn nhân lực Việt Nam”, tác giả Đỗ Huyền - đăng trên báo kinh tế thời đại (2011). Bài báo này đưa ra những hạn chế của nguồn nhân lực Việt Nam đó là thiếu công nhân lành nghề để phát triển các ngành kinh tế chủ lực và đưa ra các giải pháp cụ thể để khắc phục những hạn chế về nguồn nhân lực hiện nay của Việt Nam để các Bộ, ngành địa phương, các doanh nghiệp phải có kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của riêng mình.
Tóm lại, có rất nhiều công trình nghiên cứu về quản trị nhân lực tại các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Các nghiên cứu trên nêu ra thực trạng về nhân lực và những hạn chế cần khắc phục, từ đó, đưa ra các giải pháp hữu ích phù hợp với điều kiện doanh nghiệp được nghiên cứu. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào được thực hiện cho công tác quản trị nhân lực tại Công ty Điện lực Bắc Ninh. Điểm khác biệt của đề tài: “Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Công ty Điện lực
Bắc Ninh” của tác giả đó là tác giả hoàn thiện thêm công tác quản trị ở nhiều khía cạnh khác nhau, đặc biệt là công tác bố trí, sắp xếp lại lao động cho phù hợp hơn trong thời kỳ kinh tế hiện nay, tác giả tìm ra những hạn chế và bất cập chưa phù hợp với hiện tại, từ đó đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhằm củng cố và hoàn thiện hơn công tác quản trị nhân lực trong điều kiện cụ thể của công ty.
Kết luận chương 1
Chương 1 đã hệ thống lại các vấn đề lý luận cơ bản về quản trị nhân lực, tập trung vào 2 nội dung Công tác đào tạo và phát triển nhân lực, Chính sách đãi ngộ trong doanh nghiệp, khẳng định vai trò của quản trị nhân lực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và đối với các doanh nghiệp.
Chương 1 nêu lên kinh nghiệm thực tiễn về công tác quản trị nhân lực trong một số doanh nghiệp điện Việt Nam và bài học cho Công ty Điện lực Bắc Ninh. Đồng thời tổng quan một số công trình nghiên cứu về quản trị nhân lực từ đó khẳng định nghiên cứu về công tác quản trị nhân lực tại Công ty Điện lực Bắc Ninh là hoàn toàn cần thiết.
CHƯƠNG 2
CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC BẮC NINH 2.1. Khái quát về Công ty Điện lực Bắc Ninh
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Điện lực Bắc Ninh được tách ra từ Điện lực Hà Bắc trên cơ sở quyết định số 246 ĐVN/TCCB - LĐ ngày 14/03/1997 của Tổng Công ty điện lực Việt Nam (nay là Tập đoàn điện lực Việt Nam) với tên gọi ban đầu là Điện lực Bắc Ninh, sau đó chuyển đổi mô hình tổ chức thành Công ty Điện lực Bắc Ninh, trực thuộc Tổng Công ty điện lực miền Bắc.
Năm 1997, ngày đầu mới thành lập, Công ty Điện lực Bắc Ninh chỉ có 243 người với 14 đơn vị trực thuộc, trong đó, có 30 người trình độ Đại học, 07 người trình độ cao đẳng còn lại là Trung cấp và công nhân kỹ thuật. Cơ sở vật chất nghèo nàn, thiếu hụt, lạc hậu, hệ thống lưới điện cũ, gần 80% điện năng phục vụ sản xuất nông nghiệp và ánh sáng sinh hoạt nông thôn. Toàn tỉnh chỉ có 02 trạm biến áp 110 kV với công suất (2x25.000+20.000) kVA cung cấp điện cho toàn bộ địa bàn, nguồn điện thiếu do phải phụ thuộc vào sự cấp điện của các Công ty Điện lực Bắc Giang, Hà Nội.
Tính đến năm 2015, toàn tỉnh có 15 TBA 110 kV với công suất đặt 1280,3 MVA (trong đó 13 TBA là tài sản ngành điện và 02 TBA là tài sản khách hàng); 08 TBA trung gian tài sản ngành điện với công suất đặt 51.000 kVA; 2.736 TBA phân phối với công suất đặt 1.820.189 kVA (trong đó 1.408 trạm thuộc tài sản ngành điện, 1.328 trạm thuộc tài sản khách hàng); 1.456,9 km ĐZ trung áp (trong đó tài sản ngành điện là 1.147 km, tài sản khách hàng là 309,9 km); 3.120,3 km ĐZ hạ áp (trong đó tài sản ngành điện là 3.072,2 km; tài sản khách hàng là 48,1 km)
Trong chặng đường phát triển của mình, Công ty Điện lực Bắc Ninh luôn thực hiện chức năng nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh; quản lý vận hành lưới điện đến cấp điện áp 35 kV trên địa bàn toàn tỉnh, đặc biệt đáp ứng yêu cầu cấp điện cho nhiều phụ tải công nghiệp lớn trên địa bàn, góp phần không nhỏ cho việc tăng trưởng GDP của Bắc Ninh - một tỉnh trung tâm đồng bằng sông Hồng có cơ cấu phát triển kinh tế công nghiệp và dịch vụ đang là chủ đạo, luôn ở mức trên 7%.
2.1.2. Ngành nghề và nhiệm vụ kinh doanh chủ yếu
Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Công ty Điện lực Bắc Ninh gắn liền với chức năng, nhiệm vụ chính của công ty là vận hành và cung cấp điện năng. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty là:
- Kinh doanh điện năng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh;
- Quản lý vận hành lưới điện phân phối trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh;
- Sửa chữa, cải tạo lưới điện phận phối và một số dịch vụ khác có liên quan; - Xây lắp các công trình lưới điện áp từ cấp 35kV trở xuống;
- Tư vấn, giám sát các công trình lưới điện từ cấp điện áp 35kV trở xuống; - Thiết kế lưới điện trung, hạ áp;
- Kinh doanh vật tư, thiết bị điện;
Công ty Điện lực Bắc Ninh được Tổng Công ty giao vốn và tài sản của Nhà nước, Công ty có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn được giao, với Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc theo luật định và theo phân cấp của Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc và tập đoàn Điện lực Việt Nam.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức
Hiện tại, Công ty Điện lực Bắc Ninh có 13 phòng chức năng và 10 đơn vị sản xuất (trong đó gồm 8 Công ty Điện lực huyện, thành phố trực thuộc và hai phân xưởng).
+ Ban Giám đốc là đơn vị tổ chức và quản lý cao nhất trong công ty, có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động của công ty;
+ Các phòng chức năng có nhiệm vụ thực hiện các công việc theo chức năng và nhiệm vụ được giao;
+ Đơn vị sản xuất là đơn vị trực tiếp thực hiện việc quản lý, cung cấp và kinh doanh lưới điện.
Cơ cấu tổ chức của Công ty Điện lực Bắc Ninh được hình thành trên cơ sở quyết định số 246 chuyển đổi mô hình tổ chức kinh doanh của Tập đoàn điện lực Việt Nam nhằm tăng cường sự chủ động cho các đơn vị đồng thời thúc đẩy hoạt động SXKD đạt hiệu quả cao hơn.
Hình 2.1. Sơ đồ cơ cầu tổ chức của Công ty Điện lực Bắc Ninh BAN GIÁM ĐỐC
Khối Văn phòng Đơn vị sản xuất
Văn phòng P. Tổ chức lao động P. Thanh tra pháp chế P. Quán lý xây dựng P. Vật tư P. Kỹ thuật P. Điều độ P. An toàn P. Kinh doanh P. Kế hoạch đầu tư P. Tài chính -Kế toán P. GSMB điện P. CNTT PX. Thiết kế xây lắp PX. Thí nghiệm SC ĐL. TP Bắc Ninh ĐL. Từ Sơn ĐL. Tiên Du ĐL. Thuận Thành ĐL. Quế Võ ĐL. Gia Bình ĐL. Lương Tài ĐL. Yên Phong
Qua 18 năm hoạt động, Công ty Điện lực Bắc Ninh đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong quá trình SXKD, điều hành mạng lưới điện khu vực. Trong thời gian qua, bằng sự nỗ lực của mình, Công ty Điện lực Bắc Ninh đã đạt được những thành tựu đáng kể trong sản xuất và kinh doanh. Điều này được thể hiện qua một số số liệu sau:
Bảng 2.1. Kết quả sản xuất kinh doanh từ năm 2010 - 2014
TT Các chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
1 Điện thương phẩm Triệu kwh 1.570 1.870 2.207 2.779 3.324 2 Doanh thu tiền điện Tỷ đồng 1.498 2.093 2.777 3.848 4.732
3 Giá bình quân đ/kwh 954 1.119 1.258 1.385 1.424
4 Tỷ lệ tổn thất % 7,78 7,01 6,44 5,81 4,96
5 Tiết kiệm điện Triệu kwh
6 Tổng số khách hàng Khách hàng 337.578 351.570 359.530 367.549 375.250 7 Tổng số công tơ Công tơ 337.880 351.920 359.819 368.711 376.317 - 1 pha Công tơ 311.607 323.725 329.743 336.002 339.454 - cơ khí Công tơ 311.607 323.725 329.743 314.422 304.996
- điện tử Công tơ 21.580 34.458
- 3 pha Công tơ 26.273 28.195 30.076 32.709 36.863
- cơ khí Công tơ 24.581 26.380 28.204 23.913 25.614
- điện tử Công tơ 1.692 1.815 1.872 8.796 11.249
8 Nợ khó đòi Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo SXKD của Công ty Điện lực Bắc Ninh từ năm 2010 - 2014)
Công tác tổ chức SXKD trong Công ty Điện lực có hiệu quả, tất cả các chỉ tiêu tài chính có khuynh hướng tăng. Tổng SXKD trong năm 2014 tăng 16,4% so với năm 2013.
Về doanh thu tiền điện năm 2014 so với năm 2013 cũng tăng 18,6%, nguyên nhân là lượng khách sử dụng điện tăng, bên cạnh đó thực hiện quản lý phụ tải, xây dựng kế hoạch sửa chữa, duy tu lưới điện, giảm thiểu thời gian mất điện được đảm bảo tốt.
Lợi nhuận tăng cho thấy sự cố gắng của toàn thể cán bộ và công nhân viên trong điện lực, điều này tạo điều kiện để Công ty Điện lực Bắc Ninh có thể tích lũy mở rộng qui mô sản xuất trong tương lai.
2.1.5. Nguồn nhân lực của Công ty
Đến nay, lực lượng lao động Công ty đã không ngừng tăng về số lượng và chất lượng với 868 CBCNV (bao gồm cả lao động thời vụ) công tác tại 23 đơn vị trực thuộc, trong đó có 13 phòng chức năng, 02 phân xưởng và 8 Điện lực huyện, thành phố. Trình độ CBCNV: trên đại học: 8 người, chiếm tỷ lệ 0,92%; Đại học: 326 người, chiếm tỷ lệ 37,6%; Cao đẳng: 42 người, chiếm tỷ lệ 4,84%; Trung cấp: 281 người, chiếm tỷ lệ 32,37%; Công nhân kỹ thuật lành nghề: 422 người, chiếm tỷ lệ 48,2%.
Thời gian qua Công ty đã tuyển dụng một số kỹ sư trẻ mới tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế - kỹ thuật điện vào làm việc. Đối với công nhân thì nguồn chính là số học sinh do công ty tuyển dụng và đào tạo tại cơ sở đào tạo cung cấp nhân lực cho các đơn vị ngành được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.2. Bảng thống kê nhân lực
TT Danh mục Năm2010 Năm2011 Năm2012 Năm2013 Năm2014
I Tổng nhân lực 657 687 785 872 868
1 Cán bộ quản lý, kỹ thuật 161 167 103 201 195
2 Trên đại học 0 0 7 7 8
3 Kỹ sư điện 135 145 182 234 235
4 Kỹ sư, cử nhân kinh tế và các ngành khác 44 44 64 93 91
5 Cử nhân ngoại ngữ 0 0 0 0 0
6 Cao đẳng kỹ thuật (điện, điện tử) 45 20 29 42 42 7 Trung cấp điện và các ngành khác 199 262 279 281 281 II
8 Công nhân kỹ thuật 234 216 201 215 211
9 Công nhân kỹ thuật điện 234 216 201 215 211
10 Công nhân kỹ thuật khác 0 0 0 0 0
III Lao động phổ thông 0 0 0 0 0
(Nguồn: Phòng tổ chức lao động Công ty Điện lực Bắc Ninh)
Đội ngũ lao động của điện lực luôn được đào tạo liên tục nhằm nâng cao hơn nữa tay nghề và cập nhật những kiến thức kỹ thuật mới để vận dụng vào thực hiện nhiệm vụ SXKD của mình.
Với việc chăm lo đến công tác đào tạo liên tục cho lao động đến nay trình độ tay nghề của công nhân trong Điện lực ngày càng được nâng cao đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ sử dụng kinh doanh.
2.2. Thực trạng công tác Đào tạo và phát triển nhân lực
2.2.1. Tình hình thực hiện công tác đào tạo và phát triển nhân lực của Công tyĐiện lực Bắc Ninh trong thời gian qua Điện lực Bắc Ninh trong thời gian qua
Bảng 2.3. Số người được đào tạo qua các năm của Công ty Điện lực Bắc Ninh
TT Các khóa đào tạo
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng %
I Đào tạo dài hạn 7 2,8 12 4,5 11 3,7 14 5,5 11 3,7
1 Hệ cao học 0 0 2 0,7 3 1 5 2 1 0,3 2 Hệ đại học 7 2,8 10 3,8 8 2,7 9 3,5 10 3,4 3 Hệ CĐ, TC 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 II Đào tạo ngắn hạn 205 82,3 227 85 233 80, 3 207 81, 8 268 89,3 1 Bồi huấn hằng năm 85 34,
1 102 38,2 115 39,
6 98 38,
7 130 43,3 2 Tập huấn thường xuyên 120 48,2 125 46,
8 118 40,7 109 43,
1 138 46 III Đào tạo lại 37 14,
9 28 10,5 46 16 32 12,7 21 7 Tổng 249 100 267 100 290 100 253 100 300 100
(Nguồn: Phòng tổ chức lao động Công ty Điện lực Bắc Ninh)
Hình thức đào tạo ngắn hạn là tổ chức để các cán bộ quản lý, nhân viên phòng ban (nhân viên kế toán, nhân viên phòng tổ chức hành chính...) đi học các lớp ngắn hạn tại các trường chính quy hoặc các lớp được tổ chức ngay tại công ty để đào tạo kỹ năng và nghiệp vụ cần thiết.
Hình thức đào tạo lại chủ yếu được công ty sử dụng để nhắc lại cho người lao động về những nội quy, quy chế, các quy định về an toàn trong lao động.
Hình thức đào tạo dài dạn là tổ chức hoặc khuyến khích CBCNV tự mình đi học tại các trường đại học, cao đẳng, trường dạy nghề nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng nghiệp vụ của bản thân người lao động.
Qua bảng trên có thể thấy từ năm 2010-2014 số người lao động được đào tạo là rất lớn. Trong đó đào tạo ngắn hạn và đào tạo lại vẫn chiếm vai trò chủ yếu trong
việc đào tạo người lao động trong công ty. Tỷ lệ tương ứng của hai hình thức đào tạo trên qua các năm là 82,3%; 14,9% năm 2010; 85%; 10,5% năm 2011 và 80,3%; 16% năm 2012; 81,8%; 12,7% năm 2013 và 89,3%; 7% năm 2014.
Tuy nhiên từ sau năm 2011 Công ty Điện lực Bắc Ninh lại tăng số người lao động đào tạo lại, hình thức là đào tạo dài hạn bậc đại học. Sở dĩ có điều này vì từ sau năm 2011, Công ty Điện lực Bắc Ninh đã áp dụng công nghệ mới vào SXKD, đòi hỏi trình độ của người lao động cao hơn, vì thế, công ty chú trọng nâng cao trình độ người lao động thông qua hình thức đào tạo ngắn hạn và đào tạo tại chỗ.
2.2.2. Phân tích thực trạng tổ chức đào tạo và phát triển nhân lực của Công tyĐiện lực Bắc Ninh Điện lực Bắc Ninh
a. Việc xác định nhu cầu đào tạo và phát triển nhân lực
Việc xác định nhu cầu đào tạo được thực hiện bởi phòng Tổ chức hành chính của công ty. Phòng Tổ chức hành chính hướng dẫn các đơn vị khác trong công ty thực hiện việc xác định nhu cầu đào tạo của mình.
Căn cứ vào phương hướng hoạt động kinh doanh, tình hình thực tế theo chức danh quản lý, từng chuyên ngành, chuyên môn nghiệp vụ để xác định nhu cầu đào tạo và phát triển nhân lực của từng đơn vị. Hàng năm thông qua mục tiêu của công