5. Cấu trúc luận văn
2.2. Đánh giá chung về việc thực hiện vai trò của cơ quan thanhtra nhà nƣớc
trong giải quyết khiếu nại hành chính.
Là cơ quan có vị trí quan trọng trong cơ cấu, tổ chức của cơ quan hành chính nhà nước, có nhiệm vụ quyền hạn nhất định do pháp luật trao cho nên các cơ quan thanh tra nhà nước có vai trò hết sức quan trọng trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo nói chung và giải quyết khiếu nại hành chính nói riêng. Trong thời gian qua, bằng những hoạt động thiết thực của mình, các cơ quan thanh tra đã khẳng định rõ vai trò cụ thể của mình cụ thể:
- Tổ chức tiếp công dân, nhận các khiếu nại:
Tiếp công dân là gia đoạn đầu của công tác giải quyết khiếu nại nó đóng vai trò vai trọng như một khâu then chốt góp phần giải quyết có hiệu quả việc giải quyết khiếu nại qua đó bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Theo quy định của các văn bản pháp luật thì thanh tra là cơ quan có vai trò quan trọng trong công tác tiếp dân và giúp Thủ trưởng cơ quan cùng cấp trong việc tiến hành tiếp dân, nhận các khiếu nại, kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại. TTCP còn được giao nhiệm vụ quản lý trụ sở và chủ trì phối hợp, điều hòa hoạt động giữa các cơ quan, tổ chức thường trực tại trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà Nhà nước ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh để nhận khiếu nại, phản ánh của người dân. Dựa trên cơ sở đó, hàng năm các cơ quan thanh tra bố trí nhưng cán bộ có năng lực, ý thức trách nhiệm để làm công tác tiếp công dân thường xuyên. Các cơ quan thanh tra còn thường xuyên theo dõi, tổng hợp tình hình tiếp dân, kiểm tra thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong công tác tiếp công dân của những cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tiếp công dân , vì vậy đã đạt được những kết quả nhất định như: Trong năm 2013, các cơ quan Nhà nước đã tiếp 380.331 lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo (giảm 2% so với năm 2012), với 4.481 đoàn đông người (giảm 1,2%).
Các Bộ, ngành Trung ương tiếp 44.640 lượt người, 190 lượt đoàn đông người. Các địa phương đã tiếp 311.430 lượt người, 3.620 lượt đoàn đông người; so với năm 2012 giảm 5% số lượt người và 3 % số đoàn đông người.
tiếp nhận, trong đó có 5.124 đơn thư đủ điều kiện xử lý. Các Bộ, ngành tiếp nhận, xử lý 22.010 đơn thư khiếu nại, tố cáo, trong đó có 8.538 vụ việc thuộc thẩm quyền. Các địa phương tiếp nhận, xử lý 176.876 đơn thư khiếu nại, tố cáo, trong đó có 35.233 vụ việc thuộc thẩm quyền.24. Như vậy, có thể thấy các cơ quan thanh tra nhà nước đã thực hiện tốt vai trò của mình trong công tác tiếp dân và giúp Thủ trưởng cơ quan cùng cấp trong việc tiếp dân, nhận các quyết định khiếu nại từ đó góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác giải quyết khiếu nại.
- Tham mưu giúp Thủ trưởng cơ quan cùng cấp giải quyết khiếu nại:
Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại có nhiều cơ quan được giao trách nhiệm tham mưu cho các cơ quan hành chính, để tổ chức thực hiện trách nhiệm này các cơ quan thanh tra hàng năm đã tổ chức cán bộ đi học, luân chuyển, điều động, sắp xếp nhân sự và thành lập các Đoàn thanh tra để tiến hành thu thập, xác minh chứng cứ, kết luận về nội dung khiếu nại, đưa ra những kiến nghị để Thủ trưởng cơ quan cùng cấp giải quyết chính xác, khách quan, kịp thời các khiếu nại. Đối với những vụ việc phức tạp liên quan đến trách nhiệm của nhiều cơ quan thì thanh tra luôn được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan tiến hành thẩm tra, xác minh từ đó đưa ra những kiến nghị về biện pháp xử lý xác đáng. Đối với những vụ việc đặc biệt phức tạp, có đông người tham gia hoặc khiếu nại gắn với tố cáo liên quan đến nhiều vấn đề, lĩnh vực, nhiều cấp, ngành thì TTCP, Thanh tra địa phương, bộ ngành giữ vai trò trọng tâm và chủ yếu trong việc tham mưu giúp cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương giải quyết giải quyết, khắc phục hậu quả và kiểm tra theo dõi việc thực hiện những quyết định, chủ trương, giải pháp giải quyết, nhất là việc xử lý cán bộ, khắc phục những sơ hở, yếu kém trong khâu quản lý. Do tổ chức được nhiều hình thức đa dạng, linh hoạt trong công tác tham mưu, phù hợp với điều kiện thực tế mà các cơ quan thanh tra nhà nước đã giúp đỡ cho cơ quan QLNN tháo gỡ được nhiều khó khăn, vướng mắc và giải quyết được nhiều vụ khiếu nại. Qua theo dõi thực tiễn cho thấy số các vụ mà cơ quan thanh tra tham mưu cho các cơ quan hành chính giải quyết hàng năm chiếm tỷ lệ cao 25. Cụ thể trong năm 2013 đã tham mưu báo cáo Thủ tướng Chính phủ giải quyết được 77/116 vụ việc do Thủ tướng Chính phủ giao, các Bộ, ngành đã tham mưu giúp Thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp giải quyết được 6.207/8.583 vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền đạt 70,2%; các cấp, ngành ở địa phương đã giải quyết
24
Hội nghị trực tuyến Tổng kết năm 2013, triển khai công tác năm 2014 của Thanh tra Chính phủ
25 Nguyễn Văn Kim, Vai trò của cơ quan thanh tra trong giải quyết khiếu nại hành chính , nghiên cứu lập pháp,
được 32.729/35.233 vụ việc thuộc thẩm quyền đạt 92,9% 26. Và tính đến ngày 30/06/2014, cả nước đã xem xét, giải quyết 494/528 vụ việc, đạt tỷ lệ 93,56%. Hiện còn 34 vụ việc đang được tập trung giải quyết, trong đó có 11 vụ đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ; 10 vụ việc Thanh tra Chính phủ đang giải quyết; 13 vụ việc Bộ, địa phương đang giải quyết, có xu hướng giảm so với năm 2013; số lượng công dân đến cơ quan hành chính nhà nước để khiếu nại, tố cáo tuy có giảm, nhưng các đoàn khiếu kiện đông người có sự tổ chức chặt chẽ, tính bức xúc cao, manh động lại gia tăng; cá biệt có một số đối tượng lợi dụng để xúi dục, kích động, lôi kéo công dân đến khiếu nại đông người và có hành vi quá khích, gây rối làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự; phần lớn các vụ việc khiếu nại đông người, phức tạp là những vụ việc phát sinh từ những năm trước; chưa được giải quyết dứt điểm; nhiều trường hợp đã được các cấp giải quyết đúng pháp luật nhưng công dân vẫn tiếp tục khiếu nại kéo dài.
Với những kết quả đạt được có thể thấy các cơ quan thanh tra nhà nước luôn cố gắng để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và các cơ quan này cũng luôn giữ một vai trò quan trọng không thể thiếu trong công tác giải quyết khiếu nại hành chính.
-Thực hiện QLNN về công tác giải quyết khiếu nại:
Trong công tác QLNN về công tác giải quyết khiếu nại các cơ quan thanh tra đã tiến hành rất nhiều hoạt động để hoàn thành tốt trách nhiệm này, hàng năm các cơ quan thanh tra đã tiến hành nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra trách nhiệm, qua đó đã phát hiện, chấn chỉnh những khuyết điểm tồn tại và chấn chỉnh nhiều thiếu sót, sai phạm của các cơ quan, tổ chức như việc tổ chức tiếp công dân không thường xuyên, không đúng thời gian, trình tự quy định. Trong giải quyết chưa chấp hành đúng trình tự, thủ tục quy định, còn để nhiều vụ việc giải quyết dây dưa, kéo dài, các vụ phức tạp chưa giải quyết kịp thời từ cơ sở nên đã vượt cấp. việc tổ chức thi hành quyết định giải quyết chưa kịp thời, thiếu kiên quyết, còn có hiện tượng bao che, dung túng khi xử lý cán bộ có sai phạm. TTCP còn phát hiện nhiều vụ việc đã được xem xét, giải quyết nhưng chưa đúng các quy định của pháp luật, chưa phù hợp với thực tiễn, thậm chí có cả quyết định giải quyết cuối cùng, từ đó có kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền, xem xét, giải quyết lại, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân27
. Tuy nhiên, để cơ quan Thanh tra nhà nước phát huy hơn nữa vai trò của mình trong công tác giải quyết khiếu nại hành chính, ngành thanh tra phải đổi mới mạnh mẽ trên
26 Báo cáo Thanh tra Chính phủ, Báo cáo tổng kết năm 2013 và phương hướng, nhiệm vụ 2014 của ngành
Thanh tra
27
các phương diện: xây dựng thể chế để khẳng định rõ chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mình; đổi mới hoạt động trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự phối hợp với các cơ quan nhà nước trong giải quyết khiếu nại, tố cáo.
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG VAI TRÒ CỦA CƠ QUAN THANH TRA NHÀ NƢỚC TRONG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
HÀNH CHÍNH- THỰC TIỄN TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP
3.1. Thực trạng về khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính của cơ quan thanh tra nhà nƣớc tại tỉnh Đồng Tháp.