Việc thực hiện vai trò của cơ quan thanhtra nhà nứơc trong việc giải quyết

Một phần của tài liệu pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính của cơ quan thanh tra nhà nước thực tiễn tại tỉnh đồng tháp (Trang 31 - 39)

5. Cấu trúc luận văn

2.1.2.Việc thực hiện vai trò của cơ quan thanhtra nhà nứơc trong việc giải quyết

hạn của mình theo quy định của pháp luật trong việc giúp các cơ quan Nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại nhằm giảm bớt những tính trạng khiếu nại không đúng, khiếu nại kéo dài.

2.1.2. Việc thực hiện vai trò của cơ quan thanh tra nhà nứơc trong việc giải quyết khiếu nại hành chính. quyết khiếu nại hành chính.

Theo quy định của pháp luật từ trước đến nay thì từ khi ra đời các cơ quan thanh tra luôn giữ vai trò quan trọng và thiết yếu trong hoạt động QLNN đặc biệt là trong công tác giải quyết khiếu nại hành chính của công dân.

Do đó, lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc khiếu nại của nhân dân và Người căn dặn, nhắc nhở các cơ quan nhà nước phải nêu cao ý thức trong việc giải quyết khiếu nại của nhân dân, Người cũng luôn đề cao vai trò của cơ quan thanh tra trong công tác giải quyết khiếu nại. Chính vì vậy, ngay từ khi Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời còn trăm công ngàn việc phải lo chống thù trong giặc ngoài, nhưng do thấm nhuần quan điểm về quyền con người, quyền dân chủ, quyền hạnh phúc của người dân, nhưng vẫn quan tâm sâu sắc đến vấn đề xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Ngày 23 tháng 11 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 64- SL thành lập Ban thanh tra đặc biệt tổ chức tiền thân của ngành thanh tra ngày nay để “Giám sát tất cả các công việc và các nhân viên của Ủy ban hành chính và cơ quan Chính phủ”(Điều 1) và “có toàn quyền nhận đơn khiếu nại của nhân dân” (Điều 2). Tiếp đó ngày 18 tháng 12 năm 1949 Người ký Sắc lệnh 138- SL thành lập Ban Thanh tra Chính phủ thay cho Ban Thanh tra đặc biệt trước đây, Ban Thanh tra chính phủ có nhiệm vụ xem xét sự thi hành chính sách, chủ trương của Chính phủ, thanh tra các ủy viên Ủy ban kháng chiến hành chính và viên chức về phương diện liêm khiết, thanh tra các sự khiếu nại của nhân dân. Những quy định nói trên nói lên sự quan tâm của Hồ Chủ tịch và Chính Phủ đối với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.

Ngoài ra, Nhà nước ta còn ban hành nhiều văn bản nhằm đảm bảo cơ chế quyền khiếu nại, tố cáo của công dân và tạo điều kiện thuận lợi để giải quyết tốt các khiếu

1946 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về khiếu tố nói rõ: “Chính phủ và các cơ quan của Chính phủ thiết lập một nến tảng dân chủ, có bổn phận đảm bảo công lý và vì thế rất để ý đến quyện vọng của dân chúng và sẵn lòng xem xét những nỗi oan khuất trong nhân gian”. Thông tư này hướng dẫn cho công dân thủ tục gửi đơn, giới thiệu thẩm quyền của các cơ quan, thời hạn để giải quyết khiếu tố.

Thông tư số 436/TTg ngày 13 tháng 6 năm 1958 của Thủ tướng Chính phủ qui định trách nhiệm, quyền hạn và tổ chức của cơ quan chính quyền trong việc giải quyết các loại đơn thư khiếu nại, tố cáo (gọi tắt là khiếu tố) của nhân dân, Thông tư xác định: “Nghiên cứu và giải quyết các việc khiếu nại và tố cáo của nhân dân một một trách nhiệm quan trọng của tất cả các cơ quan nhà nước trước nhân dân”.

Ngày 01 tháng 01 năm 1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh công bố Hiến pháp mới của Việt Nam dân chủ cộng hòa. Hiến pháp đã dành riêng một điều qui định về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân và trách nhiệm của cơ quan nhà nước phải xem xét giải quyết kịp thời, nhanh chóng các khiếu nại, tố cáo, bảo vệ quyền và lợi ích của người dân. Điều 29 của Hiến pháp năm 1959 qui định “Công dân nước Viật Nam dân chủ cộng hòa có quyền khiếu nại, tố cáo bất cứ cơ quan nhà nước nào về những hành vi phạm pháp của nhân viên cơ quan nhà nước. Những khiếu nại và tố cáo phải được xem xét và giải quyết nhanh chóng. Người bị thiệt hại về hành vi phạm pháp của nhân viên cơ quan nhà nước có quyền được bồi thường”.

Tiếp đó, Chính phủ đã có nhiều văn bản nhằm cụ thể hóa Hiến pháp, bảo đảm cho công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo mà Hiến pháp đã ghi nhận, đồng thời qui định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại và tố cáo của công dân.

Nghị quyết số 164/CP ngày 31 tháng 8 năm 1970 của Hội đồng Chính phủ về việc tăng cường công tác thanh tra và chấn chỉnh hệ thống cơ quan Thanh tra Nhà nước. Nghi định số 165/CP ngày 31 tháng 8 năm 1970 của Hội đồng Chính phủ qui định nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Thanh tra Chính phủ.

Thông tư số 60/UBTT ngày 22 tháng 5 năm 1971 của Ủy ban Thanh tra Chính phủ hướng dẫn trách nhiệm của các ngành, các cấp về giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của nhân dân. Sau khi nước nhà thống nhất, Quốc hội ban hành Hiến pháp mới, Hiến pháp 1980, một lần nữa, quyền khiếu nại, tố cáo của công dân được ghi nhận tong Hiếp pháp 1980 và so với Điều 29 trong Hiến pháp 1959 thì qui định về khiếu nại, tố cáo của công dân tại Điều 73 Hiến pháp 1980 cụ thể và chi tiết hơn.

Sau khi Hiếp pháp 1980 được ban hành , ngày 27 tháng 11 năm 1981, Hội đồng Nhà nước đã ban hành sắc lệnh qui định việc xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Pháp lệnh 1981 qui định chung về quyền khiếu nại, tố cáo và thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo (Chương I); Việc tiếp nhận khiếu nại, tố cáo (Chương II); thẩm quyền và thời hạn xét, giả quyết khiếu nại, tố cáo (Chương III); việc quản lý kiểm tra công tác xét, giải quỵết khiếu nại, tố cáo (Chương IV); việc xử lý vi phạm (chương V) và điều khỏan cuối cùng (chương VI). Nghị định số 58/HĐBT ngày 29 tháng 3 năm 1982 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thi hành pháp lệnh đã qui định cụ thể về thẩm quyền và trách nhiệm của công dân trong khiếu nại và tố cáo.

Qua thực tiễn 10 năm thi hành Pháp lệnh qui định về việc xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, Nhà nước ta ra quyết định ban hành Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân năm 1991 thay thế cho Pháp lệnh năm 1981.

Đến năm 1997, Chính phủ ra nghị định ban hành Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ủy ban Thanh tra Chính phủ, xác định việc xây dựng hệ thống thanh tra cấp tỉnh, cấp huyện và tương đương. Trong đó qui định giải quyết khiếu nại là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cơ quan thanh tra, Ủy ban Thanh tra của Chính phủ có trách nhiệm hướng dẫn,, đôn đốc và thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng các ngành, các cấp trong công tác xét, giải quyết các đơn khiếu nại của công dân, đồng thời xem xét, giải quyết các đơn khiếu nại trong phạm vi trách nhiệm của Chính phủ18. Tháng 12 năm 1998, Quốc hội đã thông qua Luật khiếu nại, tố cáo thay thế cho pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân năm 1991, và như vậy cơ chế giải quyết khiếu kiện hành chính được thực hiện theo qui định của các văn bản này đã có những kết quả nhất định.

Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 qua hai lần sửa đổi và bổ sung vào các năm 2004 và ngày 11 tháng 11 năm 2011 Quốc Hội đã thông qua Luật khiếu nại. Luật này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2012.

2.1.2.1 Vai trò tham mưu của cơ quan thanh tra nhà nước.

Từ trước đến nay có nhiều văn bản pháp luật cũng như trong thực tiễn, việc giải quyết khiếu nại luôn được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cơ quan hành chính nhà nước. Hay nói cách khác cơ quan hành hành chính đóng vai trò chính trong việc giải quyết khiếu nại của công dân. Tuy nhiên, để thực hiện những nhiệm vụ này các cơ quan hành chính hay thủ trưởng các cơ quan hành chính phải có

bộ phận, cơ quan tham mưu trong việc thẩm tra, xác định làm rõ vụ việc yêu cầu của người khiếu nại từ đó có hướng giải quyết vụ việc một cách đúng đắn, khách quan và kịp thời.

Việc tham gia của các cơ quan tham mưu đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các cơ quan có thẩm quyền đưa ra quyết định đúng đắn để bảo vệ quyền và lợi ích của các cơ quan tổ chức, cá nhân khiếu nại. Theo Luật khiếu nại 2011, các cơ quan tham mưu trong việc giải quyết các khiếu nại hành chính bao gồm các cơ quan thanh tra , cơ quan chuyên môn và hội đồng tư vấn , các cơ quan này với tư cách là cơ quan tham mưu tiến hành việc kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại và đưa ra những kiến nghị về việc giải quyết khiếu nại để người có thẩm quyền đưa ra những quyết định giải quyết khiếu nại có tính thuyết phục và mang tính khả thi cao19.

Tại Điều 27 Luật khiếu nại 2011 có quy định: Ngay từ khi thụ lý, giải quyết khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải thông báo cho thanh tra cùng cấp biết. Như vậy, cơ quan thanh tra nhà nước là cơ quan tham mưu vào việc giải quyết khiếu nại đầu tiên. “Giải quyết khiếu nại là việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra

quyết định giải quyết khiếu nại”20, như vậy cơ quan thanh tra thực hiện tham mưu

trong việc xác minh, kết luận và kiến nghị việc giải quyết khiếu nại cụ thể như sau: - Cơ quan thanh tra tham mưu trong hoạt động xác định nội dung khiếu nại Theo quy định của pháp luật thì: „Trường hợp chưa có cơ sở kết luận nội dung khiếu nại thì tự mình tiến hành xác minh, kết luận nội dung khiếu nại hoặc giao cho cơ quan thanh tra cung cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xác minh nội dung khiếu nại, kiến nghị giải quyết khiếu nại21. Xác minh ở đây có thể hiểu là việc tìm hiểu, thu thập các thông tin, tài liệu, chứng cứ từ những sự việc, hiện tượng xảy ra trong thực tế để làm sáng tỏa sự thật về một vấn đề nào đó. Theo tinh thần pháp luật của nước ta là “trọng chứng hơn trọng cung” thì việc xác minh thu thập chứng cứ làm bằng chứng, chứng minh cho việc giải quyết khiếu nại là một khâu rất quan trọng, nó là cơ sở để các cơ quan thanh tra nhận xét, kết luận về vấn đề liên quan đến nội dung khiếu nại, trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị đến cấp có thẩm quyền đưa ra quyết định giải quyết khiếu nại được chính xác , đủ căn cứ, bảo vệ được lợi ích của các bên liên quan. Chứng cứ trong giải quyết khiếu nại hành chính mà cơ quan thanh tra cần

19 Trần Lan Hương, Các cơ quan tham mưu trong giải quyết khiếu nại hành chính theo luật khiếu nại 2011,

http://www.giri.ac.vn/cac- co- quan- tham- mưu- trong- giai-quyet-khieu-nai-hanh-chinh-theo-luat-khieu-nai-

2011 t104c2710n182tn.aspx,[Truy cập ngày 08-7-2014]

20 Khoản 1, Điều 2, Luật khiếu nại 2011.

phải thu thập trong công tác xác minh là những sự việc có thật liên quan đến nội dung của việc khiếu nại.

Hoạt động này được giao cho cơ quan thanh tra nhà nước thực hiện hoàn toàn phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của họ đã được pháp luật trao đó chính là “thanh tra việc thực hiện, chính sách, pháp luật”, với nhiệm vụ như vậy thì các cơ quan này tiến hành thanh tra thường xuyên tạo nên tính chuyên nghiệp và có kinh nghiệm hơn trong quá trình chứng minh thu thập chứng cứ. Trong quá trình chứng minh thu thập chứng cứ các cơ quan thanh tra cũng tiến hành xác minh chọn lọc xử lý tài liệu, chứng cứ. Có nghĩa là các cơ quan này sẽ xem xét toàn bộ nguồn tài liệu có giá trị pháp lý, để chứng minh tính đúng đắn hay không đúng đắn của QĐHC, HVHC, quyết định kỷ luật phục vụ cho việc giải quyết khiếu nại hành chính.

Quyết định giải quyết khiếu nại hành chính được coi là một văn bản pháp luật cá biệt có hiệu lực buộc người khiếu nại phải chấp hành. Nội dung quyết định xác định tính hợp pháp hay không hợp pháp của QĐHC, HVHC hay quyết định kỷ luật cán bộ, công chức do Thủ trưởng cơ quan quản lý ban hành, việc này đồng nghĩa với việc khiếu nại của công dân có được chấp nhận hay không. Đây là một việc có tính quyết định trong quá trình giải quyết khiếu nại, đòi hỏi người ra quyết định phải xem xét tính hợp pháp hay không hợp pháp của QĐHC, HVHC hay quyết định kỷ luật bị khiếu nại một cách chính xác. Sau khi cơ quan thanh tra tiến hành các hoạt động xác minh nội dung khiếu nại và tổ chức đối thoại thì các cơ quan này đưa ra những kiến nghị xử lý phù hợp, khách quan nhất cho những cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.

Như vậy, xét về vai trò tham mưu của cơ quan thanh tra trong giải quyết khiếu nại hành chính không thể chỉ xem xét riêng hoạt động của cơ quan thanh tra mà còn phải xem xét đến cả hoạt động giải quyết khiếu nại hành chính của cơ quan quản lý nhà nước, thực trạng các quy định của pháp luật hiện hành về vai trò tham mưu trong việc giải quyết khiếu nại hành chính của các cơ quan thanh tra, cần đặt trong tổng thể mối quan hệ tham mưu giữa các cơ quan thanh tra với các cơ quan có thẩm quyền giả quyết khiếu nại hành chính nhằm làm rõ hơn vai trò của cơ quan thanh tra nhà nước. Trước hết khi bàn đến mối quan hệ giữa các chủ thể cần nhìn nhận dưới hai góc độ: Góc độ của pháp luật, tức là những quy định của pháp luật, cụ thể là Luật Khiếu nại, tố cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành. Tiếp đó phải phân tích mối quan hệ trong công tác giải quyết khiếu nại hành chính nằm trong tổng thể các mối quan hệ khác xuất phát từ chức năng, vị trí vai trò của mỗi chủ thể và nhất là thực tiễn đang diễn ra trong quá trình quản lý, điều hành của một cấp hành chính. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiếp công dân tuy không phải là việc trực tiếp giải quyết vụ việc khiếu nại, song nó có ý nghĩa quan trọng trong quá trình xem xét, tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại. Hoạt động này không độc lập, tách rời với việc giải quyết khiếu nại mà nó gắn liền với việc thực hiện thẩm quyền và trách nhiệm trong suốt quá trình xem xét, giải quyết các khiếu nại hành chính của cơ quan có thẩm quyền và cơ quan thanh tra, thực hiện công tác tiếp công dân của cơ quan hành chính, cơ quan thanh tra sẽ trực tiếp nhận khiếu nại, kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại, qua đó họ nắm bắt được việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước từ đó phát hiện những hạn chế, yếu kém để có biện pháp khắc phục xử lý kịp thời.

Là cơ quan có vị trí, vai trò nhất định do đó cơ quan thanh tra nhà nước không chỉ được giao nhiệm vụ giúp Thủ trưởng cơ quan cùng cấp trong cơ quan giải quyết khiếu nại mà còn có nhiệm vụ quan trong tiếp công dân khiếu nại, Luật khiếu nại hiện hành quy định về trách nhiệm của cơ quan thanh tra trong việc tiếp công dân như sau :

Chánh thanh tra các cấp có trách nhiệm tổ chức tiếp công dân thường xuyên theo

quy định của pháp luật”22. Và vai trò tiếp công dân của cơ quan, người đứng đầu cơ

quan thanh tra được quy định chi tiết hơn tại Nghị định 75/2012/NĐ-CP.

Cơ quan thanh tra được giao nhiệm vụ quan trọng trong việc tiếp công dân bởi vì các cơ quan này có trách nhiệm tham mưu giúp Thủ trưởng cơ quan cùng cấp, xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại, QLNN về công tác giải quyết khiếu nại; thanh tra, kiểm tra các cấp; các ngành trong việc thực hiện pháp luật về khiếu nại.

Một phần của tài liệu pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính của cơ quan thanh tra nhà nước thực tiễn tại tỉnh đồng tháp (Trang 31 - 39)