5. Cấu trúc luận văn
2.1.1. Khái quát vai trò của cơ quan thanhtra nhà nước trong giải quyết khiếu nạ
nại hành chính.
Khi nói đến vai trò của cơ quan thanh tra nhà nước trong giải quyết khiếu nại hành chính, thực chất là đề cập đến thẩm quyền và trách nhiệm hay nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan này trong giải quyết khiếu nại hành chính. Nhà nước của chúng ta đang hướng tới QLNN, xã hội bằng pháp luật, tuy nhiên không phải lúc nào các cơ quan Nhà nước, cán bộ, công chức của những cơ quan này cũng chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, trong quá trình thực hiện trách nhiệm quản lý, điều hành các lĩnh vực của đời sống xã hội, Việc giải quyết khiếu nại hành chính là trách nhiệm, là nghĩa vụ của cơ quan quản lý nhà nước và phải được thực hiện một cách khách quan, công bằng. Thông qua việc giải quyết khiếu nại hành chính, các cơ quan quản lý có điều kiện thấy được những sai lầm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình,do đã ban hành những QĐHC, thực hiện HVHC hay ra quyết định kỷ luật cán bộ, công chức xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Do quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại nên cá nhân, cơ quan, tổ chức đã đi khiếu nại các quyết định hành vi ấy để đòi lại quyền, lợi ích hợp pháp của mình, đây cũng chính là những nguyên nhân phát sinh khiếu nại hành chính.
Cơ quan thanh tra nhà nước nằm trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước nên được giao nhiệm vụ giúp cơ quan QLNN trong việc giải quyết khiếu nại, và tiến hành thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, xem xét giải quyết các khiếu nại trong phạm vi thẩm quyền quản lý của Thủ trưởng cùng cấp.
Trong phạm vi chức năng của mình, cơ quan QLNN có trách nhiệm tự kiểm tra việc thực hiện các quy định của mình và thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, kế hoạch Nhà nước của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhằm phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa, xử lý các vi phạm, góp phần thúc đẩy hoàn thành nhiệm vụ, hoàn thiện cơ chế quản lý, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, công dân. So với các quy định trước đây, Luật Thanh tra 2010 đã đạt một bước tiến rất cơ bản về nhận thức của mục đích hoạt động thanh tra, không chỉ còn chú trọng phát hiện sai phạm, mà ngày càng chú trọng hơn đến việc phát hiện những bất cập, hạn chế trong chính sách,
pháp luật của Nhà nước, những thiếu xót trong công tác quản lý của cơ quan, tổ chức để kiến nghị đề xuất các giải pháp chấn chỉnh, phù hợp với những quy định của pháp luật nhằm hoàn thiện hơn về chính sách, pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại. Từ những phân tích trên, thấy rằng vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước