Phiên tòa sơ thẩm vụ án hành chính

Một phần của tài liệu xét xử sơ thẩm vụ án hành chính (Trang 54)

5. Kết cấu luận văn

2.4Phiên tòa sơ thẩm vụ án hành chính

2.4.1 Những quy định chung về phiên tòa sơ thẩm vụ án hành chính

Nguyên tắc tiến hành phiên tòa sơ thẩm

Để giải quyết đúng các vụ án hành chính, việc tiến hành phiên tòa sơ thẩm phải được thực hiện một cách chu đáo, nghiêm túc, phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc của Luật Tố tụng hành chính (xem mục 1.3). Ngoài ra việc tiến hành phiên tòa sơ thẩm phải đúng thời gian, địa điểm đã được ghi trong quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc trong giấy báo mở phiên tòa trong trường hợp phải hoãn phiên tòa. Từ đó, đảm bảo cho các đương sự tham gia phiên tòa thực hiện được đầy đủ các quyền và nghĩa vụ tố tụng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, tránh sự phiền hà và tổn thất về thời gian, tiền bạc cho đương sự.

Việc tiến hành phiên tòa sơ thẩm vụ án hành chính còn phải tuân thủ theo nguyên tắc xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục. Nghĩa là, Hội đồng xét xử phải trực tiếp xác định những tình tiết của vụ án bằng cách hỏi và nghe lời trình bày của người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và những người tham gia tố tụng khác; xem xét, kiểm tra tài liệu, chứng cứ đã thu thập được; nghe Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát.

Thành phần Hội đồng xét xử

Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân. Trong trường hợp đặc biệt, Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm nhân dân.

GVHD: Châu Hoàng Thân 50 SVTH: Nguyễn Văn Vũ Hải

Những người tham gia phiên tòa sơ thẩm vụ án hành chính bao gồm: Kiểm sát viên, đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của dương sự, người làm chứng, người phiên dịch.

Hoãn phiên tòa sơ thẩm vụ án hành chính

Hoãn phiên tòa là việc chuyển thời điểm tiến hành phiên tòa hành chính đã định sang thời điểm khác muộn hơn.

Trong nhiều trường hợp bất khả kháng và có lý do chính đáng, pháp luật cũng cho phép việc mở phiên tòa sơ thẩm có thể muộn hơn. Đối với việc cho phép mở phiên tòa muộn hơn sau khi ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử đối với các trường hợp có lý do chính đáng, thời gian Tòa án có thể mở phiên tòa sơ thẩm có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày.

Các trường hợp hoãn phiên tòa sơ thẩm vụ án hành chính48:

Trường hợp không có Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân dự khuyết để thay thế thành viên Hội đồng xét xử;

Trường hợp Thư ký Tòa án vắng mặt hoặc không thể tiếp tục tham gia phiên tòa mà không có người thay thế;

Kiểm sát viên có nhiệm vụ tham gia phiên tòa vắng mặt mà không có Kiểm sát viên dự khuyết thay thế;

Đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt (được Tòa án triệu tập lần thứ nhất hợp lệ) và người đó không có đơn đề nghị xét xử vắng mặt;

Người phiên dịch vắng mặt mà không có người khác thay thế;

Thành viên của Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, Thư ký Toà án, người phiên dịch bị thay đổi mà không có người thay thế ngay;

Người giám định bị thay đổi;

Cần phải xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ bổ sung mà không thể thực hiện được ngay tại phiên toà.

GVHD: Châu Hoàng Thân 51 SVTH: Nguyễn Văn Vũ Hải

Như vậy, hoãn phiên tòa sơ thẩm là một thủ tục cần thiết nhằm đảm bảo tính khách quan, công bằng của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ việc. Đây vừa là quyền hạn, vừa là trách nhiệm của Tòa án cấp sơ thẩm khi giải quyết vụ việc. Quyết định hoãn phiên tòa phải được Chủ tọa phiên tòa thay mặt cho Hội đồng xét xử ký tên. Chánh án Tòa án cũng có quyền ra quyết định hoãn phiên tòa sơ thẩm trong trường hợp Chủ tọa phiên tòa vắng mặt.

Quyết định hoãn phiên tòa cần phải đảm bảo các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 137 Luật tố tụng hành chính năm 2010. Quyết định hoãn phiên tòa phải được thông báo ngay cho những người tham gia tố tụng biết. Nếu người tham gia tố tụng vắng mặt, Tòa án phải gửi ngay quyết định cho họ thông qua bưu điện, hoặc chuyển trực tiếp, đồng thời phải gửi quyết định đó cho Viện kiểm sát cùng cấp.

Trong trường hợp sau khi hoãn phiên tòa mà Tòa án không thể mở lại phiên tòa đúng thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa ghi trong quyết định hoãn phiên tòa thì Tòa án phải thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người tham gia tố tụng biết về thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa.

Tạm ngừng phiên tòa sơ thẩm vụ án hành chính

Xét xử là hoạt động tố tụng và tư duy nên để bảo đảm cho Hội đồng xét xử và những người tham gia tố tụng dễ dàng theo dõi được diễn biến cũng như các tình tiết của vụ án và giải quyết được dứt điểm từng vụ án thì việc xét xử ở phiên tòa phải được tiến hành liên tục, trừ thời gian nghỉ. Các thành viên của Hội đồng xét xử phải xét xử vụ án từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc, phải xét xử xong dứt điểm từng vụ án một rồi mới được chuyển sang xét xử vụ án khác. Tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt phiên tòa không tiếp tục các hoạt động tố tụng, việc xét xử có thể tạm ngừng trong thời gian rất ngắn để Tòa án tiến hành xác minh các chứng cứ mới được đương sự xuất trình tại phiên tòa và xử lý các tình huống khác49. Thời hạn tạm ngừng phiên tòa không quá 05 ngày làm việc. “Trường hợp đặc biệt” để tạm ngừng việc xét xử là một trong các trường hợp sau đây50:

Qua tranh luận hoặc qua nghị án, Hội đồng xét xử thấy cần phải xem xét thêm về tài liệu, chứng cứ thì mới có thể giải quyết được vụ án;

Do sự kiện bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan mà không thể tiếp tục phiên toà được.

49 Đoạn 2, khoản 2, Điều 126, Luật Tố tụng hành chính năm 2010. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

50 Điều 16, Nghị quyết số 02/2011/NQ – HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật tố tụng hành chính.

GVHD: Châu Hoàng Thân 52 SVTH: Nguyễn Văn Vũ Hải

Ví dụ: đang xét xử thì có Thẩm phán hoặc Hội thẩm nhân dân bị đau, ốm không thể tiếp tục xét xử được mà không có Thẩm phán hay Hội thẩm nhân dân dự khuyết đã tham gia phiên toà từ đầu thay thế;

Theo đề nghị của người khởi kiện, người bị kiện hoặc người tham gia tố tụng khác về việc dừng phiên toà và Hội đồng xét xử chấp nhận tạm ngừng phiên toà mà không thuộc trường hợp phải hoãn phiên toà theo quy định tại Điều 136 của Luật Tố tụng hành chính.

Ví dụ: Tại phiên toà, các bên đương sự đối thoại với nhau và đi đến nhất trí tạm ngừng phiên toà để người bị kiện sửa đổi, bổ sung, thay thế hay hủy bỏ quyết định hành chính, dừng hay khắc phục hành vi hành chính bị khởi kiện; hoặc để người khởi kiện xem xét việc rút yêu cầu khởi kiện.

Trường hợp Hội đồng xét xử quyết định tạm ngừng phiên toà thì khi việc xét xử được tiếp tục, Hội đồng xét xử không phải tiến hành xét xử vụ án lại từ đầu. Việc tạm ngừng phiên toà phải được ghi vào biên bản phiên tòa và thông báo cho những người tham gia tố tụng biết.

2.4.2 Sự có mặt của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và hậu quả pháp lý

Khi tham gia tố tụng hành chính, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng giữ một địa vị pháp lý xác định, với địa vị pháp lý đó thì mỗi người sẽ có quyền và nghĩa vụ pháp lý khác nhau. Bở vậy, sự vắng mặt của họ sẽ dẫn đến hệ quả pháp lý khác nhau.

Trường hợp thành viên của Hội đồng xét xử, Thư ký Tòa án vắng mặt

Phiên tòa chỉ được tiến hành khi có đủ thành viên Hội đồng xét xử và Thư ký Toà án. Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân vắng mặt hoặc không thể tiếp tục tham gia xét xử vụ án nhưng có Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân dự khuyết tham gia phiên toà từ đầu thì những người này được thay thế thành viên Hội đồng xét xử vắng mặt để tham gia xét xử vụ án. Nếu không có Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân dự khuyết để thay thế thành viên Hội đồng xét xử thì phải hoãn phiên toà. Thư ký Toà án vắng mặt hoặc không thể tiếp tục tham gia phiên toà mà không có người thay thế thì phải hoãn phiên toà.

Trường hợp Viện kiểm sát vắng mặt

Kiểm sát viên tham gia phiên tòa với tư cách là người tiến hành tố tụng. Kiểm sát viên được Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp phân công có nhiệm vụ tham gia phiên tòa, nếu vắng mặt thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa và thông báo cho Viện

GVHD: Châu Hoàng Thân 53 SVTH: Nguyễn Văn Vũ Hải

trưởng Viện kiểm sát cùng cấp. Trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt hoặc không thể tiếp tục tham gia phiên tòa, nhưng có Kiểm sát viên dự khuyết tham gia phiên tòa từ đầu thì người này được thay thế Kiểm sát viên vắng mặt tham gia phiên tòa xét xử vụ án.

Trường hợp người khởi kiện vắng mặt

Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất người khởi kiện hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện phải có mặt; trường hợp có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Sau đó, Tòa án sẽ thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự biết việc hoãn phiên tòa51;

Khi Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai người khởi kiện, người đại diện theo pháp luật mà không có người đại diện tham gia phiên tòa không phải vì sự kiện bất khả kháng thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người khởi kiện có quyền khởi kiện lại, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn52.

Nếu nguyên đơn từ bỏ quyền khởi kiện – trường hợp này chỉ xãy ra trong phiên tòa sơ thẩm, thì Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án mà không cần quan tâm đến các yêu cầu độc lập của người có quyền và nghĩa vụ liên quan theo tinh thần của Khoản 2, điều 139, Luật Tố tụng hành chính và cũng không cần hỏi ý kiến của người bị kiện xem có đồng ý với quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hay không. Nếu người khởi kiện không khởi kiện lại vụ án hoặc đã hết thời hiệu khởi kiện thì người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có quyền khởi kiện lại vụ án hành chính khác để giải quyết yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập của mình, nếu còn thời hạn khởi kiện. Nếu người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, người bị kiện hủy bỏ quyết định hành chính, hành vi hành bị khởi kiện, người có quyền và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập rút yêu cầu thì Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án hành chính53.

Trường hợp người bị kiện vắng mặt

Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất người bị kiện hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị kiện phải có mặt; trường hợp có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề

51 Khoản 1, Điều 131, Luật tố tụng hành chính năm 2010.

52 Điểm a, Khoản 2, Luật tố tụng hành chính năm 2010.

GVHD: Châu Hoàng Thân 54 SVTH: Nguyễn Văn Vũ Hải

nghị xét xử vắng mặt. Sau đó, Toà án sẽ thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự biết việc hoãn phiên tòa54;

Khi Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai người bị kiện mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ.

Trường hợp người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người có

quyền lợi và nghĩa vụ liên quan vắng mặt

Khi Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan vắng mặt, thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.

Khi Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng mà không có người đại diện tham gia phiên toà thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập của mình và Tòa án ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án đối với yêu cầu độc lập của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn;

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thì Toà án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.

Trường hợp người làm chứng, người giám định vắng mặt

Người làm chứng có nghĩa vụ tham gia phiên toà theo giấy triệu tập của Tòa án để làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án. Trường hợp người làm chứng vắng mặt nhưng trước đó đã có lời khai trực tiếp với Toà án hoặc gửi lời khai cho Tòa án thì Chủ toạ phiên tòa công bố lời khai đó. Trường hợp người làm chứng vắng mặt thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên toà hoặc vẫn tiến hành xét xử. Trường hợp người làm chứng vắng mặt tại phiên toà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc xét xử thì có thể bị dẫn giải đến phiên tòa theo quyết định của Hội đồng xét xử.

GVHD: Châu Hoàng Thân 55 SVTH: Nguyễn Văn Vũ Hải

Người giám định có nghĩa vụ tham gia phiên toà theo giấy triệu tập của Tòa án để làm rõ những vấn đề liên quan đến việc giám định và kết luận giám định. Trường hợp người giám định vắng mặt thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên toà hoặc vẫn tiến hành xét xử.

Trường hợp người phiên dịch vắng mặt

Tiếng nói, chữ viết dùng trong tố tụng hành chính là tiếng Việt. Trong trường người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt thì Tòa án có trách nhiệm cử người phiên dịch. Người phiên dịch có nghĩa vụ tham gia phiên toà theo giấy triệu tập của Tòa án.Trường hợp người phiên dịch vắng mặt mà không có người khác thay thế thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa.

2.4.3 Thủ tục tiến hành phiên tòa sơ thẩm vụ án hành chính

Chuẩn bị khai mạc phiên tòa sơ thẩm

Để phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hành chính được tiến hành nhanh chóng, đúng quy định thì Thư ký phải tiến hành các công việc sau55:

Một phần của tài liệu xét xử sơ thẩm vụ án hành chính (Trang 54)