5. Kết cấu luận văn
2.3 Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hành chính
Giai đoạn chuẩn bị xét xử là giai đoạn tiếp theo giai đoạn thụ lý vụ án hành chính của quá trình tố tụng hành chính, kể từ ngày thụ lý vụ án hành chính đến khi khai mạc phiên tòa sơ thẩm. Giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hành chính là giai đoạn độc lập của quá trình giải quyết vụ án hành chính, chỉ phát sinh khi Tòa án quyết định thụ lý vụ tranh chấp hành chính bằng một vụ án hành chính. Ở giai đoạn này đối tượng xem xét là tất cả các tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc hành chính. Việc thu thập các tài liệu, chứng cứ trở nên đầy đủ và chính xác hơn, Thẩm phán có thể gặp cả người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, các cơ quan, tổ chức, các cá nhân khác lấy lời khai của họ cũng như yêu cầu họ cung cấp các tài liệu chứng cứ cần
GVHD: Châu Hoàng Thân 39 SVTH: Nguyễn Văn Vũ Hải
thiết. Đồng thời tạo điều kiện cho Thẩm phán nghiên cứu một cách đầy đủ, kỹ lưỡng bản chất của vụ án để có thể ra các quyết định quan trọng một cách chính xác, hợp lý nhất.
Nếu giai đoạn chuẩn bị xét xử được thực hiện một cách nghiêm túc, thu thập được đầy đủ chứng cứ trong vụ án thì sẽ là nền tảng, cơ sở quan trọng cho xét xử sơ thẩm. Đảm bảo cho phiên tòa sơ thẩm được tiến hành một cách thuận lợi, đạt được kết quả tốt nhất theo đúng quy định của pháp luật.
2.3.1 Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hành chính
Thời hạn chuẩn bị xét xử là khoản thời gian được tính từ khi thụ lý vụ án hành chính cho đến khi mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hành chính. Tùy từng đối tượng khởi kiện mà luật có quy định cụ thể như sau:
Quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc thì thời hạn chuẩn bị xét xử là 04 tháng. Trong trường hợp vụ án phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì thời hạn chuẩn bị xét xử tối đa không quá 06 tháng;
Quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh thì thời hạn chuẩn bị xét xử là 02 tháng. Trong trường hợp vụ án phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì thời hạn chuẩn bị xét xử tối đa không quá 03 tháng;
Trong giai đoạn này, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án hành chính phải ra một trong các quyết định sau:
Đưa vụ án ra xét xử;
Tạm đình chỉ giải quyết vụ án; Đình chỉ giải quyết vụ án.
2.3.2 Thủ tục chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hành chính
Phân công thẩm phán giải quyết vụ án
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án hành chính Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán đã thực hiện xem xét đơn khởi kiện và thụ lý vụ án giải quyết vụ án, nếu thẩm phán đã thực hiện xem xét đơn khởi kiện và thụ lý vụ án không thể tiếp tục thụ lý vụ án hoặc thuộc trường hợp từ chối tiến hành tố tụng hoặc thay đổi thì Chánh án phân công một thẩm phán khác giải quyết vụ án. Đối với vụ án phức tạp, việc giải quyết kéo dài thì Chánh án phân công Thẩm phán dự khuyết để đảm bảo việc xét xử được liên tục.
GVHD: Châu Hoàng Thân 40 SVTH: Nguyễn Văn Vũ Hải
Thông báo thụ lý vụ án
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án hành chính, Tòa án phải thông báo bằng văn bản (văn bản có nội dung theo quy định tại Khoản 2 Điều 114 Luật Tố tụng hành chính 2010) cho người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án và Viện kiểm sát cùng cấp biết về việc Tòa án thụ lý vụ án hành chính.
Việc thông báo này là cần thiết, để cho người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan biết quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỹ luật buộc thôi việc nào đã bị kiện, ngoài ra còn cho họ biết về quyền và nghĩa vụ trong việc cung cấp tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ án hành chính đó, hoặc chuẩn bị những việc cần thiết để tham gia tố tụng, để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Việc thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp để Viện kiểm sát kịp thời giám sát hoạt động tố tụng hành chính ngay từ những giai đoạn đầu của quá trình giải quyết vụ án hành chính. Nhằm đảm bảo cho quá trình tố tụng hành chính diễn ra thuận lợi, nhanh chống và đúng pháp luật.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải nộp cho Toà án văn bản ghi ý kiến của mình về yêu cầu của người khởi kiện cũng như tài liệu, chứng cứ kèm theo có liên quan đến việc giải quyết vụ án. Tuy nhiên, người được thông báo cũng có thể xin gia hạn thêm, nhưng không quá 10 ngày, người được thông báo phải gửi đơn xin gia hạn cho Tòa án nêu rõ lý do; Tòa án xét thấy việc xin gia hạn là có căn cứ thì Tòa án phải gia hạn. Nếu hết thời hạn quy định ở trên người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã nhận được thông báo mà không gửi ý kiến bằng văn bản (không có lý do chính đáng) thì Toà án tiếp tục giải quyết vụ án.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo Viện kiểm sát phải cử kiểm sát viên, kiểm sát viên dự khuyết (nếu có) tham gia việc giải quyết vụ án và thông báo cho Tòa án.
Tóm lại, việc thông báo về thụ lý vụ án đến người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, Viện kiểm sát phải đúng thời hạn luật định. Điều này vừa xác định quy trình tố tụng cần thiết phải tuân thủ trình tự nhất định, vừa xác định yêu cầu của Tòa án có thẩm quyền phải được thực hiện khẩn trương trong thời hạn nhất định.
Tổ chức đối thoại
Khi xãy ra tranh chấp, để làm rõ tính đúng, sai trách nhiệm giữa các bên như thế nào, về nguyên tắc thì các bên phải chủ động gặp gỡ trao đổi, thương lượng, hòa giải với
GVHD: Châu Hoàng Thân 41 SVTH: Nguyễn Văn Vũ Hải
nhau trước. Xuất phát từ nguyên tắc đó, việc giải quyết các tranh chấp trong quan hệ pháp luật hành chính, việc đối thoại của các bên luôn được bảo đảm, cụ thể là:
Luật Khiếu nại năm 2011 quy định đối thoại là thủ tục bắt buộc trong thủ tục giải quyết khiếu nại41.
Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính sửa đổi bổ sung năm 2006 quy định: “Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, Tòa án tạo điều kiện để các bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án”42.
Và để đảm bảo quyền đối thoại của các đương sự trong giải quyết tranh chấp hành chính, Luật Tố tụng hành chính năm 2010 quy định: “Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, Toà án tạo điều kiện để các đương sự đối thoại về việc giải quyết vụ án”43.
Như vậy, việc đối thoại có thể được tiến hành khi có yêu cầu của đương sự, nhưng không phải là thủ tục bắt buộc. Việc các bên trực tiếp trao đổi, đưa ra tài liệu, lập luận và phân tích đúng sai, viện dẫn các quy định của pháp luật, sẽ giúp các bên nhận thức đúng đắn hơn về quy định của pháp luật và hành vi của mình. Từ đó, có thể thay đổi nhận thức, quan điểm về quan hệ tranh chấp để rút yêu cầu khởi kiện hoặc sửa, hủy bỏ quyết định hành chính, khắc phục hậu quả của hành vi hành chính đã thực hiện.
Tuy nhiên trong Luật Tố tụng hành chính, đối thoại mới chỉ quy định chung, mang tính nguyên tắc và là quyền của đương sự. Chưa có quy định về trình tự tiến hành đối thoại; việc đối thoại do các bên đương sự tự gặp gỡ trao đổi hay sự tham gia của Tòa án và hậu quả pháp lý của đối thoại ra sao. Thực tế thời gian qua cho thấy, việc các đương sự trong vụ án hành chính tự chủ động trao đổi thỏa thuận với nhau về giải quyết tranh chấp là rất khó khăn. Mặc khác, do không quy định đối thoại là thủ tục bắt buộc, nên các Thẩm phán khi xét xử vụ án hành chính thường không coi trọng. Để việc đối thoại trong xét xử hành chính có hiệu quả, rất cần sự hướng dẫn thực hiện cụ thể từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhận thức của những người tham gia tố tụng.
Xác minh, thu thập chứng cứ
Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử xác minh, thu thập chứng cứ là một hoạt động đống vai trò quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án hành chính. Bởi lẽ, trong bất kỳ
41 Điều 3, Luật Khiếu nại năm 2011.
42 Điều 3, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996 sửa đổi, bổ sung năm 1998, 2006.
GVHD: Châu Hoàng Thân 42 SVTH: Nguyễn Văn Vũ Hải
vụ án hành chính nào, việc cung cấp tài liệu, chứng cứ từ phía các đương sự không phải lúc nào cũng đầy đủ, rõ ràng và đáng tin cậy. Do vậy, việc Tòa án tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ nhằm làm rõ các tình tiết của vụ án, làm rõ bản chất của vụ án. Làm cơ sở cho việc ra quyết định thụ lý vụ án hành chính cũng như tiến hành các hoạt động tố tụng tiếp theo.
Như vậy, xác minh, thu thập chứng cứ được hiểu là tổng thể các hoạt động tố tụng của Tòa án nhằm làm rõ các tình tiết của vụ án, từ đó xác lập các căn cứ cần thiết, khách quan cho việc giải quyết vụ án hành chính .
Hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ trong vụ án hành chính chủ yếu là do Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án hành chính tiến hành. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có sự tham gia của các chủ thể như: Thư ký Tòa án, cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan khác cũng trợ giúp Thẩm phán thu thập chứng cứ. Nhưng trách nhiệm chính vẫn thuộc về Thẩm phán. Trong hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ cần làm rõ các vấn đề sau:
Quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện có bị xâm phạm trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính hay không. Nếu có thì mức độ thiệt hại hay đe dọa gây thiệt hại như thế nào.
Quyết định hành chính, hành vi hành chính bị kiện có đảm bảo tính hợp pháp và có căn cứ hay không.
Các yếu cầu của người khởi kiện có căn cứ và phù hợp với quy định của pháp luật hay không.
Để làm rõ các yêu cầu trên, Thẩm phán cần phải xác minh được các vấn đề sau: - Xác định đầy đủ thành phần tham gia tố tụng, đúng tư cách tham gia tố tụng của họ: Người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, những người tham gia tố tụng khác (nếu có).
- Xác định đúng đối tượng bị khởi kiện, yêu cầu của người khởi kiện. - Các vấn đề khác có liên quan.
Trong hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ, Thẩm phán có thể áp dụng các biện pháp thu thập chứng cứ:
GVHD: Châu Hoàng Thân 43 SVTH: Nguyễn Văn Vũ Hải
Lấy lời khai người làm chứng; Đối chất;
Xem xét, thẩm định tại chỗ; Trưng cầu giám định;
Quyết định định giá tài sản, thẩm định giá tài sản; Ủy thác thu thập chứng cứ;
Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ.
Không phải trong mọi trường hợp, mọi vụ án hành chính Thẩm phán đều áp dụng tất cả các biện pháp thu thập chứng cứ trên, mà tùy mỗi trường hợp khác nhau Thẩm phán có thể áp dụng nhiều hoặc tất cả các biện pháp để thu thập chứng cứ.
Nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính
“Hồ sơ vụ án hành chính là tập hợp tài liệu bao gồm hệ thống các văn bản, các loại giấy tờ có giá trị chứng cứ do đương sự cung cấp, các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan cung cấp cũng như do Tòa án thu thập trong quá trình điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ, được sắp xếp theo trật tự nhất định để phục vụ cho việc giải quyết vụ án. Nội dung hồ sơ vụ án hành chính là nội dung các văn bản, tài liệu được tập hợp trong hồ sơ”44.
Sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án tiến hành nghiên cứu hồ sơ vụ án với các hoạt động như: đọc tài liệu, phân loại tài liệu, sắp xếp tài liệu, nghiên cứu tài liệu trong hồ sơ vụ án. Thẩm phán có điều kiện tìm hiểu nội dung, bản chất của vụ án; đồng thời có thể phát hiện ra những thiếu sót, sai lầm của những hoạt động tố tụng trước đó nhằm tìm biện pháp khắc phục, bổ sung, hoàn thiện hồ sơ vụ án. Nếu việc nghiên cứu hồ sơ vụ án được thực hiện tốt thì quá trình xét xử sơ thẩm vụ án hành chính sẽ thuận lợi hơn rất nhiều và đồng thời hạn chế được những sai sót không đáng có xảy ra. Khâu nghiên cứu hồ sơ vụ án chủ yếu tập chung vào các nội dung sau:
- Xác định chính xác yêu cầu của người khởi kiện.
Thẩm phán phải làm sáng tỏ việc khởi kiện của người khởi kiện có phù hợp với quy định của pháp luật hay không, có thỏa mãn các điều kiện giai đoạn tiền tố tụng, về năng lực chủ thể, về thời hạn, thời hiệu không.
GVHD: Châu Hoàng Thân 44 SVTH: Nguyễn Văn Vũ Hải
- Vụ việc có thuộc thẩm quyền của Tòa án không.
Thẩm phán căn cứ Điều 28 đến Điều 31 Luật Tố tụng hành chính năm 2010 để xác định thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính có thuộc thẩm quyền của mình hay không.
- Thành phần và vị trí tố tụng của các đương sự trong vụ án.
Việc xác định đúng thành phần các đương sự tham gia tố tụng giúp Tòa án triệu tập được đầy đủ các đương sự, xác định đúng tư cách pháp lý tham tố tụng, để họ biết chính xác quyền, nghĩa vụ của mình để họ bảo vệ quyền lợi của mình đồng thời để họ thực hiện đúng vai trò của mình trong tố tụng. Việc làm rõ thành phần tham gia tố tụng giúp tránh việc bỏ sót thành phần tham gia tố tụng tại phiên tòa.
- Đã có đủ tài liệu, chứng cứ làm sáng tỏ nội dung vụ án hay chưa.
Vụ án hành chính chỉ được giải quyết công bằng, đúng pháp luật khi các vấn đề của vụ án được làm sáng tỏ. Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, Thẩm phán xác định xem các chứng cứ, tài liệu đã đủ làm rõ các tình tiết của vụ án hay chưa, nếu chưa thì cần phải tiến hành xác minh, thu thập thêm.
- Xác minh tính đúng sai, tính có căn cứ, tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính.
Thẩm phán nghiên cứu kỹ các tài liệu do người bị kiện cung cấp cũng như tài liệu liên quan làm cơ sở để đánh giá giá trị pháp lý của đối tượng khởi kiện. Đồng thời nghiên cứu các căn cứ pháp lý mà dựa vào đó người bị kiện ra quyết định hành chính hoặc thực hiện hành vi hành chính. Để xem xét quyết định hành chính, hành vi hành chính đúng hay sai phải căn cứ vào văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất về lĩnh vực đó đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm ra quyết định hành chính hay có hành vi hành chính bị khiếu kiện.
- Xác định tính khách quan của các tài liệu do các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu