- TTCK ngày càng trở thành kênh huy động vốn quan trọng trong nền kinh tế: Mức vốn hóa thị trường tăng qua các năm, tính đến ngày 8/12/2014 đạt khoảng
2.1.2 Sự phát triển của nhà đầu tư trên thị trường
Theo cách tiếp cận của pháp luật Việt Nam, có 2 loại NDT là NDT
chuyên nghiệp và NDT không chuyên nghiệp, nhà đầu tư chuyên nghiệp là
những tổ chức có tư cách pháp nhân, như công ty chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán và những định chế tài chính khác như: ngân hàng, công ty tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm, v.v.. Nhà đầu tư không chuyên nghiệp là những cá nhân, tổ chức khác trong nền kinh tế
2.1.2.1 Các quỹ đầu tư (NĐT chuyên nghiệp)
Tính đến đầu năm 2015, ở Việt Nam có 29 quý đầu tư. Với tổng số vốn điều lệ là 8360 tỷ đồng. Trong 29 quỹ có 2 quỹ ETF, 5 quỹ thành viên, 7 quỹ đóng và 14 quỹ mở.
Thứ nhất, giá trị giao dịch chứng chỉ quỹ tuy chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với tổng giá trị chứng khoán toàn thị trường, nhưng sự tăng lên liên tục của giá trị giao dịch các chứng chỉ quỹ và tốc độ luân chuyển qua các năm đã phần nào
cho thấy sự thành công của các quỹ đầu tư chứng khoán trong việc gây dựng niền tin của quỹ đối với công chúng đầu tư
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Số loại CCQ niêm yết 1 2 3 4 4 5 5 Số lượng CCQ 30.000. 000 30.000 .000 171.409 .500 252.0 55.53 0 252.055 .530 276.099 .290 276.099 .290 Giá trị CCQ niêm yết ( tỷ đồng) 300 300 1.714 2.525 2.520 2.760 2.760 Tổng giá trị giao dịch CK toàn thị trường( tỷ đồng) 27.224 98.332 385.323 397.50 4 721.143 712.235 1.454 Tốc độ luân chuyển 0,87 3,49 1,13 0,64 2,59 0,64 0,22
nguồn UBCKNN – www.ssc.gov.vn
Bảng 03 : Bảng thống kê về các chứng chỉ quỹ
Thứ hai, số lượng quỹ và quy mô giao dịch của các quỹ đầu tư chứng khoán đã có nhiều thay đổi so với giai đoạn đầu khi TTCK mới đi vào hoạt
động. Một số quỹ đầu tư chứng khoán đầu tư có hiệu quả cao, khẳng định được
vị trí, tên tuổi và tạo được uy tín đối với nhà đầu tư như Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (VF1), Quỹ Y tế Bản Việt của Công ty quản lý Quỹ Bản Việt, Quỹ VIEF của Công ty Quản lý quỹ Công nghiệp và Năng lượng Việt Nam, Quỹ FPT của Công ty Quản lý quỹ FPT, Quỹ MBC1 của Công ty cổ phần quản lý quỹ MB và quỹ SSIIMF của Công ty Quản lý quỹ SSI…
Bảng 04: Tổng hợp tình hình hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán giai đoạn 2004-2010
Thứ ba, các quỹ đầu tư chứng khoán đã đóng góp tích cực cho việc tạo ra sức “cầu” trong các chương trình cổ phần hóa DNNN, các hoạt động phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp. Thông qua sự vận động và hành vi giao dịch của các quỹ đầu tư chứng khoán, góp phần kiến tạo một văn hóa đầu tư mới cho các nhà đầu tư trên TTCK còn thiếu kinh nghiệm. Mặt khác, sự gia tăng hoạt động của các quỹ đầu tư chứng khoán bao gồm cả các quỹ đầu tư chứng khoán nước ngoài đã góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý Nhà nước theo yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Đặt ra yêu cầu mới cũng như tạo ra các công cụ, khả năng mới cho quản lý Nhà nước nói chung và quản trị doanh nghiệp nói riêng. Công tác quản trị doanh nghiệp đã được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả hơn do yêu cầu về báo cáo tài chính doanh nghiệp và minh bạch hóa thông tin liên quan đến các chứng khoán mà doanh nghiệp đã và sẽ phát hành. Các dịch vụ tư vấn, bổ trợ tư pháp, xác định hệ số tín nhiệm, bảo hiểm, kế toán và thông tin thị trường phải nỗ lực vận động, phát triển trên cơ sở chuẩn mực quốc tế… Từ đó đã góp phần phát triển mạnh mẽ hơn các bộ phận và tổng thể thị trường tài chính Việt Nam.
2.1.2.2. Các nhà đầu tư không chuyên nghiệp (NDT cá nhân)
Biểu đồ 7: Số tài khoản của các nhà đầu tư
(Đơn vị nghìn tài khoản)
Bảng 05: Đánh giá trình độ nhà đầu tư cá nhân trên TTCK Việt Nam
• Đa số nhà đầu tư cá nhân thường đầu tư dựa trên những nguồn thông tin không
có nguồn gốc rõ ràng, ít dựa trên những thông tin chính thức: Ở thị trường Việt Nam hiện nay, khi chưa có các tổ chức đánh giá tín dụng uy tín như Standard & Poor, Moody hay Goldman Sach thì rõ ràng việc dựa vào các thông tin chính thức như báo cáo tài chính hay bản cáo bạch của công ty sẽ là xu hướng tiếp cận thông tin chính của các nhà đầu tư. Nguyên tắc của báo cáo tài chính là càng
minh bạch càng tốt nhưng ở Việt Nam, rất nhiều doanh nghiệp đã tìm đến lý do “đảm bảo các bí mật thương mại và bí quyết duy trì khả năng cạnh tranh” để chỉ phải công bố thông tin ở mức tối thiểu, gây băn khoăn và sự mất lòng tin cho nhà đầu tư. Chính sự bất cân xứng thông tin giữa doanh nghiệp và nhà đầu tư đã khiến nhà đầu tư bị mất phương hướng cũng như mất lòng tin vào các thông tin chính thức của doanh nghiệp. Chính vì thế, nhà đầu tư sẽ có xu hướng tìm những nguồn thông tin khác ngoài nguồn thông tin chính thức, họ tìm mọi cách nghe ngóng bất kì thông tin nào trên thị trường, cho dù những thông tin đó không được ai kiểm chứng và luôn luôn là các thông tin muộn màng. Việc thị trường tràn ngập trong sự hỗn loạn của thông tin khiến cho nhà đầu tư trở nên mệt mỏi và do đó, không xác định được kỳ vọng cá nhân của mình. Khi đó, xu thế của đầu tư sẽ là buông xuôi tất cả để chạy theo tâm lý bầy đàn với hi vọng “số đông luôn luôn đúng”.
• Tâm lý bầy đàn và tìm kiếm lợi nhuận: Có một thực tế trên TTCK Việt Nam là
tác động của các báo cáo tài chính và thông tin chính thức lên giá cổ phiếu là không mạnh mẽ, vì vậy nhà đầu tư cá nhân khó có thể ra quyết định đầu tư chỉ với những thông tin chính thức từ phía doanh nghiệp. Mặt khác, do xu hướng đầu tư của nhà đầu tư cá nhân là ngắn hạn và chốt lời nên nếu thông tin bị thiếu, nhà đầu tư sẽ không thể xác định được kỳ vọng đầu tư của mình. Hệ quả tất yếu là nhà đầu tư sẽ từ bỏ kỳ vọng cá nhân để chạy theo kỳ vọng của thị trường. Trong giai đoạn 2007 – 2008, TTCK Việt Nam thường có xu hướng tăng vào đầu tuần và giảm vào phiên cuối tuần, hay như giảm điểm trước các đợt nghỉ lễ, nghỉ Tết. Đây chính là biểu hiện của việc đầu tư “chộp giật”, theo số đông của các nhà đầu tư nhỏ lẻ Việt Nam. Có thể thấy rõ sự tương phản khi nhìn vào động thái đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. Theo thống kê của UBCKNN, đến tháng 3/2008 trên thị trường có khoảng 9800 nhà đầu tư nước ngoài tham gia; trong đó có 600 nhà đầu tư tổ chức và khoảng 9200 nhà đầu tư cá nhân. Trong khi đó, với hơn 350.000 tài khoản giao dịch, các nhà đầu tư trong nước chiếm đến hơn 97% số tài khoản trên thị trường. Nếu theo tâm lý chung của thị trường Việt Nam thì với số lượng ít ỏi như vậy, chắc chắn khối ngoại sẽ bị chi phối bởi
diễn biến thị trường. Tuy nhiên sự thực lại chứng minh điều hoàn toàn ngược lại. Trong suốt thời gian 2007 – 2008, có thể thấy là giao dịch của khối ngoại hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi thị trường. Xu hướng đầu tư của khối ngoại là trung và dài hạn nên việc xử lý thông tin cũng hoàn toàn khác so với nhà đầu tư trong nước. Các nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng đa dạng hóa danh mục đầu tư và có kế hoạch đầu tư từng công ty rất cụ thể. Khối ngoại lựa chọn cổ phiếu rất khắt khe dựa trên nhiều thông số phân tích kỹ thuật như báo cáo tài chính, lợi nhuận trên cổ phiếu, chiến lược đầu tư của doanh nghiệp, thành phần hội đồng quản trị, ban kiểm soát... Thậm chí tương lai phát triển của ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động cũng được khối ngoại đem ra phân tích, xem xét. Ngoài ra, họ cũng quan tâm các cơ hội trên thị trường và hệ thống các chính sách vĩ mô. Những điều này khác hẳn so với đa số các nhà đầu tư nhỏ lẻ trong nước.
• Đa số nhà đầu tư cá nhân chưa đủ trình độ và kiến thức để phân tích các nguồn
thông tin chính thức để đầu tư: Điển hình cho thực trạng này là việc các nhà đầu tư sử dụng các báo cáo kiểm toán cho báo cáo tài chính. Tình trạng thông tin bất cân xứng xảy ra vì những người sử dụng báo cáo không đọc hoặc không biết cách đọc các báo cáo kiểm toán, báo cáo tài chính một cách thận trọng. Trên thực tế, có rất nhiều nhà đầu tư chỉ nhìn vào các báo cáo tài chính gốc của công ty niêm yết có dấu “đã kiểm toán” thì vội vàng đầu tư luôn mà không đọc báo cáo kiểm toán. Một công ty được gắn mác “đã kiểm toán” không có nghĩa là BCTC của công ty đó không chứa đựng các gian lận và sai sót trọng yếu. Như trong trường hợp của CTCP Bông Bạch Tuyết, lỗi một phần cũng thuộc về các nhà đầu tư khi họ không đọc kỹ (hoặc không đủ kiến thức để đọc) các báo cáo kiểm toán trong BCTC cả năm 2006 của Công ty để nhận ra các khoản mục nhạy cảm có thể ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của Công ty. Khi báo cáo kiểm toán được cung cấp đầy đủ thì chính những người sử dụng lại không chú trọng, làm mất thông tin mà đáng ra mình nhận được và tránh rủi ro khi đầu tư.