Nguyên lý sóng Elliott là một hình thức của phân tích kỹ thuật mà một số nhà đầu tư sử dụng để phân tích các chu kỳ thị trường tài chính và dự báo các xu hướng thị trường bằng cách xác định các thái cực trong tâm lý nhà đầu tư, các mức cao và thấp trong giá và các yếu tố tập thể.
Ralph Nelson Elliott (1871-1948), một kế toán viên chuyên nghiệp đã phát hiện ra các nguyên lý xã hội cơ bản và phát triển các công cụ phân tích trong những năm 1930. Ông đề xuất rằng các thị trường chứng khoán không hành xử trong một kiểu hỗn loạn mà dao động trong một trật tự nhất định theo những chu kỳ có tính lặp lại, phản ánh những hành động và cảm xúc của con người được gây ra bởi những ảnh hưởng bên ngoài hoặc tâm lý đám đông, tức là giá cả thị trường diễn ra trong những hình mẫu cụ thể.
Elliott cho rằng sự dao động lên hay xuống của tâm lý đám đông luôn luôn cho thấy những mô hình lặp đi lặp lại giống nhau theo các phân đoạn khác nhau, khi phân chia các phân đoạn đó ông đã đặt cho nó cái tên là “các bước sóng” nhờ đó Elliott đã khám phá bản chất phân đoạn của hành động thị trường. Ông đã có thể phân tích các thị trường một cách chuyên sâu hơn, nhận diện những đặc trưng riêng biệt của những mô hình sóng đồng thời đưa ra những dự báo thị trường chi tiết dựa vào những mô hình sóng mà ông nhận diện, mà ngày nay những người thực hành gọi là sóng Elliott, hoặc chỉ đơn giản là sóng.
Sự phân đoạn là những cấu trúc toán học trên một phạm vi thậm chí nhỏ song hoàn toàn tự lặp lại. Những mô hình mà Elliott khám phá được xây dựng theo cùng phương pháp. Chẳng hạn mô hình sóng chủ (impulsive wave) thường đi theo xu hướng chính luôn thể hiện 5 bước sóng trong mô hình của nó. Trong một phạm vi nhỏ hơn thì mỗi một bước sóng chủ trong mô hình sóng chủ đó lại chứa 5 bước sóng nhỏ. Trong mô hình sóng nhỏ này thì nó cũng tự lặp lại kiểu các bước sóng. Đó là hiện tượng sóng trong sóng.
Elliott xuất bản lý thuyết của ông về hành vi thị trường trong cuốn sách “The Wave Principle”- 1938. Lý thuyết của Elliott chịu rất nhiều ảnh hưởng của lý thuyết Dow, đặc biệt chúng có điểm chúng rất lớn ở phần ứng dụng nguyên lý về sóng. Elliott là người từng nghiên cứu rất kỹ về lý thuyết Dow, ông cho rằng nguyên lý sóng của mình là một phần bổ sung rất cần thiết cho lý thuyết Dow.
Theo ông, thị trường được giao dịch trong những chu kỳ lặp đi lặp lại, do những cảm xúc của nhà đầu tư bị ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài hay tâm lý chung của phần lớn nhà đầu tư tại thời điểm đó.
Elliott giải thích đường cong của giá đi lên và xuống do tâm lý của một lượng lớn nhà đầu tư luôn xuất hiện trong các mô hình được lặp đi lặp lại. Và ông gọi các thay đổi lên xuống này là sóng. Elliott tạo ra một hệ thống mà ở đó các nhà giao dịch có thể nhận biết đỉnh hoặc đáy của giá.
Năm 1946, 2 năm trước khi mất, ông đã tổng kết toàn bộ công trình nghiên cứu vĩ đại của mình trong một loạt các bài viết trong tạp chí Financial World năm 1939, và đề cập toàn diện nhất trong tác phẩm lớn cuối cùng – “Nature’s Laws: The Secret of the Universe”. Theo Elliott : "vì con người lệ thuộc vào chuỗi hành động mang tính nhịp điệu, các tính toán phải thực hiện với các hoạt động của mình có thể được dự đoán xa vào tương lai với sự căn chỉnh và độ chắc chắn không thể đạt được cho tới nay" (Lấy từ luận văn của R.N. Elliott, "Các cơ sở của Nguyên lý sóng," Tháng Mười 1940). Tuy nhiên, lý tưởng của Elliott có sẽ sẽ bị lãng quên nếu không có A. Hamilton Bolton – người đã kiên trì theo đuổi việc nghiên cứu Nguyên Lý Sóng của Elliott trong
cuốn sách “Bank Credit Analysis”. Ông đã thực hiện công việc liên tục trong 14 năm từ 1953 đến 1967-năm ông mất.
Vào thập niên 1970, Nguyên lý sóng Elliott đã giành được sự phổ biến nhờ công trình nghiên cứu của Frost và Prechter. Họ đã xuất bản một cuốn sách nổi tiếng về sóng Elliott (một cẩm nang không thể thiếu đối với mọi học viên sóng Elliott). Cuốn sách có tên là “Nguyên lý sóng Elliott, chìa khóa mang lại lợi nhuận trong thị trường chứng khoán”, được xuất bản vào năm 1978. Trong cuốn sách hai ông đã dự báo vào giữa cuộc khủng hoảng trong thập niên 1970 thì sẽ báo hiệu cho thị trường đầu cơ giá lên mạnh mẽ vào thập niên 1980. Không chỉ họ đã dự báo chính xác mà chính Robert R. Prechter cũng dự báo về sự suy sụp của thị trường chứng khoán Mỹ năm 1987 một cách rất chính xác.
Như vậy, sau nhiều năm nghiên cứu, Elliott đã biết được cách vận dụng những mô hình sóng vào thị trường chứng khoán, bên cạnh đó ông cũng kết hợp dự báo theo tỷ lệ Fibonacci. Những điều ông nghiên cứu đã được xuất bản trong vài cuốn sách đã đặt nền móng cho những người như Bolton, Frost và Prechter mà nhờ đó họ đã có những dự báo đem lại lợi nhuận không chỉ trong các thị trường chứng khoán mà tất cả các thị trường khác. Cho tới nay, việc nghiên cứu Lý Thuyết Sóng Elliott đã được đề cao và được rất nhiều người quan tâm, ứng dụng rộng rãi.